Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/04/2016, 15:20 PM

Cuộc đời chìm đắm nổi trôi

Từ một kẻ chẳng ra gì mà nay vững chắc trong con đường học hành của mình. Nhờ có ánh sáng của đấng từ phụ mà Quyên sống có ích, được phật tử tin yêu. 2 con của Quyên đã trưởng thành, đều đã có nghề nghiệp ổn định. Quyên giờ không còn phải lo buôn rau nữa mà chỉ lo tụng kinh lễ Phật và làm phật sự cho tốt thôi.

Cuộc đời chìm đắm nổi trôi 
Nếu không gặp Phật biết đời về đâu.

Vâng thưa quý bạn, đây là lời nói thiết tha của người thiếu phụ, nửa đời hương phấn. Cô ấy sinh ra và lớn lên ở một vùng sơn cước, trong gia đình nghèo, có 7 người con. Cô ấy tên Quyên. Quyên chỉ được học hết lớp 7, rời ghế nhà trường khi trong lòng còn ôm đầy ước mơ. Tuy không xinh lắm nhưng Quyên có duyên nên chẳng bao lâu lưới tình đã bủa vây Quyên với đầy lời thơ mộng. Nhưng tình yêu có được là bao nhiêu. Thế rồi Quyên đã (sớm con muộn chồng) tuổi xuân vụt qua như ánh chớp, làm mẹ, nuôi con trong tủi nhục. Cha mẹ, an hem, bạn bè đều nhìn Quyên ái ngại – làm gì để nuôi con khi hai bàn tay trắng. Sáng cho con vào thúng gánh ra chợ cùng vài gọng mía, mấy quả chuối xanh làm đồ chơi cho con. Trời đã không thương còn làm rét căm căm, đôi vai gầy với chiếc áo len cũ rích, vá chằng vá đụp, không đủ chống trả cái đói cái rét. Quyên lật đật lầm lũi làm thuê kiếm tiền, để dành được hai trăm nghìn đồng, Quyên buôn rau. Cứ thế sáng đi sớm, tối về muộn, có hôm đi từ 2h sáng bởi nhà không có đồng hồ nên nhầm trời đã sáng. Vất vả vậy mà ăn không no. Có hôm Cò bảo mẹ: “Mẹ ơi còn thèm ăn bánh rán lắm!” Nghe con nói mà Quyên đau thắt ruột gan: “Hôm nào tết, có tiền mừng tuổi mẹ mua cho 2 anh em anh nha!”
Ảnh minh họa
Thời gian cứ lặng lẽ trôi, một hôm có người bảo Quyên, Quyên đi quy Phật đi, Phật sẽ độ cho đỡ khổ. Nghe đỡ khổ là Quyên xin đi quy ngay, nhưng vì chùa xa lắm, ít có cơ hội gặp thầy hay là báo đài mà hiểu biết về giáo lý cả, nên cũng gọi là quy nhưng có biết hành trì gì đâu. Nơi Quyên ở có cả dân tộc Tày, phật tử có ít mà họ cũng chẳng hiểu gì về Phật pháp cả, hàng tháng chỉ đến cửa điện của tư nhân xì xụp vái lạy, xin tài, xin lộc. Quyên cũng đi theo họ. Lúc đó Quyên chưa hiểu giáo lý và cũng chẳng biết phát nguyện là gì. Có người bảo Quyên phải phát nguyện xin Bồ Tát gia hộ cho con có gặp bạn đồng tu, dẫn dắt trong tu tập. Nghe vậy Quyên cũng đến trước ban Phật, xin, xin mãi mà không thấy gì. Cho đến năm 2013, có một vị cư sĩ ở dưới xuôi lên, Quyên đã gặp được nhân duyên. Hôm ấy đạp tràng của Quyên đang tụng kinh làm lễ ở một nhà Phật tử, Thắng đến nghe. Dự lễ một chút, Thắng xin phép lên chia sẻ với mọi người. Ai cũng phấn khởi vì được nghe người thật chia sẻ Phật pháp. Thắng ra về để lại số điện thoại để ai có việc gì, Thắng sẵn sàng giúp đỡ. Một hôm, có một nhà phật tử có người bố bị ốm nặng rồi mời Thắng lên khai thị cho bố, Quyên và 5 người nữa đi cùng. Vào đến nhà họ, người con trai lớn trong nhà nói ầm ĩ: “Không thi thiếc gì hết. Khai mà bố tao khỏi hay đỡ đau, tao làm ngay. Bởi anh này theo đạo khác nên không muốn nghe. Thấy họ ghê gớm nên mọi người tính về. Nhưng Thắng nói bây giờ mới cần A Di Đà Phật. Bằng tấm lòng chân thành và sự hiểu biết về giáo lý nên Thắng đã thuyết phục cho họ hiểu. Người nhà họ đồng ý đi mượn hình Phật về, kê bàn làm lễ. Sau khi khai thị xong, ra về, người nhà còn nhờ Thắng khi nào ông cụ mất thì nhớ lên giúp gia đình.

Qua việc này Quyên đã thấy được sự vi diệu của Phật pháp. Thắng đã nhận lời thỉnh cầu của Quyên, giúp Quyên biết phương pháp hành trì, cung cấp kinh, thường xuyên liên hệ điện thoại để trả lời những câu hỏi mà Quyên đọc sách chưa hiểu. Dần dần, Quyên đã mạnh rạn học và hành. Đạo tràng toàn người già, có những lần 12h đêm, bà hội trưởng báo có Phật tử mất, Quyên cũng cầm đèn pin đi trợ duyên, chưa kể những lần mưa gió, đói rét. Có một năm, vào mùa hè mà có 5 người mất liền nhau, cứ xong một đám là lại có điện báo. Hàng xóm còn nói đùa rằng cô đắt hàng ghê. Sau 5 đám đó, Quyên chảy máu mắt, không đi làm nữa. Nản chí rồi, nhưng cứ nửa đêm lại văng vẳng bên tai như có ai nhắc “nhiệm vụ của con còn dài lắm, đây mới chỉ là mở đầu đạo hữu ơi”. Đi làm phật sự thì mệt lắm mà có được họ thương đâu, người thì eo sèo, Quyên vẫn phải cố gắng vì đã phát nguyện. Có lần Quyên ốm lắm, tính nhờ bác sĩ can thiệp, Quyên thầm xin Bồ Tát gia hộ cho con không phải mổ, cho con gặp thầy gặp thuốc để con khỏi, con làm phật sự khi có người cần. 

Sau khi đọc kinh Dược sư, Quyên thấm thía lắm. Quyên tập trung trì trú Đại Bi và đã linh ứng, đã giúp Quyên làm được rất nhiều việc phật sự, gây được lòng tin với mọi người…

Ở đạo tràng có một phật tử 93 tuổi, cụ Quy y đã lâu, lại là người có công xây dựng ngôi Tam Bảo vì nơi Quyên ở chưa có chùa đúng nghĩa như những nơi khác, chỉ có 25m2 làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho phật tử. Quyên và phật tử khao khát có ngôi chùa làng lắm nên cứ gọi đấy là chùa. Đến khi cụ cận tử nghiệp rồi mà trăn trở mãi chưa đi được. Quyên và đạo tràng tới thăm, Quyên mạnh dạn đề nghị nhà họ làm lễ hóa giải oan gia trái chủ cho cụ để cụ đi cho mát mẻ. Cô con dâu cả là người đi đạo nên chẳng biết gì. Quyên giải thích cho cô nghe việc làm hóa giải, cô nghe thuận tình, làm theo sự hướng dẫn của hội, lập ban tam cấp, treo hình Phật trang nghiêm, nghi lễ đơn giản, thanh tịnh. Buổi lễ diễn ra thật thuận duyên. Cuối buổi lễ hướng dẫn cụ niệm 10 câu A Di Đà Phật, tuy mệt xong cụ vẫn niệm được. Lễ xong, cụ từ từ ngủ đến hôm sau thì gia đình báo là cụ đã đi rồi. Đạo tràng đến giúp gia đình làm lễ theo đúng nghi thức Phật giáo, tụng kinh đủ thất thất lai tuần.

Hàng ngày Quyên trì kinh A Di Đà và chú Đại Bi mà bây giờ, qua các việc xảy ra, Quyên mới đúng như kinh dạy: Nhất tâm, phải nhất tâm mới có sự linh ứng.

Gần đây, có người ở trong bản ra nhà Quyên, bà có đứa cháu mới sinh, khóc quấy nhiều quá nên nhờ Quyên vào nhà làm lễ cho cháu ăn mày cửa Phật cho nó ngoan để gia đình bớt lo. Quyên cũng mừng vì có cơ hội để đưa Phật pháp vào lòng người địa phương nơi đây những cũng lo không biết làm xong bé có ngoan không. Người kinh thì Quyên giúp mãi rồi nên tự tin, nhưng với người dân tộc thì đây là lần đầu. Quyên lên chùa xin Bồ Tát gia hộ cho vì đây là cách hóa độ chúng sinh, giúp họ được thì sẽ kéo được thêm người tin Phật. Quyên vào bản, nhìn thấy con cái họ vui vẻ, có nghĩa là đã đồng lòng. Nhờ ơn Phật độ mà cháu bé ngoan dần. Từ đó đến nay, cứ ngày Rằm, mồng Một là gia đình lại lên chùa thắp hương lễ Phật. Việc phật sự thì nhiều lắm có bao giờ hết đâu, chỉ có mệt thì nghỉ thôi.

Có lần người bạn kể cho Quyên nghe về hoàn cảnh của gia đình bà bạn của người đó. Khi đến nhà, Quyên và bạn nhìn nhau ái ngại bởi con của bà kia đang bị xích hai chân, cậu bị ảnh hưởng của chất độc, nếu không xích lại thì sẽ hay phá phách. Nhìn hai mẹ con họ mà thấy xót xa. Sau khi trò chuyện, quyên giải thích cho chị ấy nghe rằng đây cũng là nghiệp chướng nhà chị, chị rang vượt qua, đừng chửi cháu tội lắm, cứ từ từ nói cháu sẽ nghe ra. Quyên cầm cốc nước lên làm phép sái tịnh. Quyên thầm khấn Bồ Tát xin ban cho phép nhiệm màu vi diệu để giúp cháu được như đứa trẻ bình thường. Như có phép nhiệm mầu, Quyên thấy toàn thân nóng ran, cả căn nhà như sáng lên. Cả buổi lễ, cháu bé ngồi im tủm tỉm cười. Sau một thời gian gặp lại, bà chủ nhà có nói lại với Quyên và từ hôm đó cháu ngoan lắm, không phá phách nữa.

Đạo hữu ơi! Niềm tin và tình người học đạo làm Quyên vui lắm, vì những điều mình học, tự học, tự hành đã mang lại niềm vui cho người. Kinh Phật là người thầy vĩ đại dẫn bước cho Quyên làm việc phật sự. Là con Phật phải biết hy sinh thời  gian và kinh tế, như làm dâu trăm họ mà cũng không tránh khỏ bị chê bai trách móc. Đạo hữu ơi, cứ cho đi sau rồi được nhận. 

Nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của xã Quyên còn nhỏ lắm, nhưng với sự khát khao, Quyên tin rằng một ngày gần đây, xã Quyên sẽ có ngôi chùa đúng nghĩa. Tuy rằng đạo tràng Quyên còn ít vốn xong hằng năm vào dịp 27/7 đạo tràng vẫn tổ chức lễ cầu siêu tri ân anh hung liệt sĩ và cuối năm thì mua gạo, mua chăn tặng gia đình khó khăn.

Chữ tu đừng nghĩ xa xôi
Đừng mò đáy biển đừng chòi hư không
Chữ tu vốn ở trong lòng
Trong tâm trong ý trong vòng tư duy
Chữ tu bất khả tư nghì
Thao thao diễn nói vậy thì còn xa…

Quyên không biết lấy gì đền đáp công ơn của Phật cùng Thắng đã giúp Quyên giám bỏ đi cái tự ti của bản thân mà lao vào học Phật. Từ một kẻ chẳng ra gì mà nay vững chắc trong con đường học hành của mình. Nhờ có ánh sáng của đấng từ phụ mà Quyên sống có ích, được phật tử tin yêu. 2 con của Quyên đã trưởng thành, đều đã có nghề nghiệp ổn định. Quyên giờ không còn phải lo buôn rau nữa mà chỉ lo tụng kinh lễ Phật và làm phật sự cho tốt thôi.

Nếu có duyên, kính mời Đạo hữu về quê của Quyên một lần thăm đạo tràng. Đạo tràng còn nghèo lắm nhưng ấm áp tình người. 

Đỗ Thị Quyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm