Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/05/2014, 11:12 AM

Cuộc sống cùng cực của cô bé tật nguyền, thiểu năng trí tuệ bị mẹ bỏ rơi

Giữa cái nắng như đổ lửa tháng 5, chúng tôi về thôn An Ngoại, xã Tiên Hiệp, Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và được nghe câu chuyện xúc động, buồn rơi nước mắt về bé gái Nguyễn Thị Vinh thiểu năng trí tuệ, tàn tật, rách rưới bị người mẹ bỏ rơi đang sống vật vờ với bà ngoại bệnh tật và ông ngoại bị thần kinh.

Men theo con đường đất đá gập ghềnh, khói bụi quanh khu núi Đọi, chúng tôi có mặt tại nhà em Vinh, khi em đang tập viết trên nền nhà ẩm thấp, nóng bức và nồng nặc mùi khói bếp. Nhìn các đầu ngón tay bị cụt đang cố gắng viết tên mình cùng với những giọt mồ hôi trên trán khiến chúng tôi cảm động rơi nước mắt. 

Thấy có khách đến, cô Lê Thị Bé (63 tuổi) bà ngoại em Vinh đang nằm trên giường bệnh, gượng dậy nói giọng mệt mỏi: “Mấy hôm nay bệnh thoái hóa cột sống và bệnh rối loạn tiền đình lại hành hạ tôi, tôi không đi làm được nên gia đình phải ăn muối trắng anh ạ!”. Quay sang nhìn cháu Vinh đang viết trên nền nhà, cô Bé khóc sụt sùi: “Khổ lắm anh ơi! Cháu bệnh thiểu năng trí tuệ bẩm sinh, tật nguyền, mẹ lại bỏ nhà đi biệt tích 9 năm nay, thương cháu mà không làm gì được. Cứ thế này cháu nó chết mất”. Nói đến đây cô Bé òa khóc trong sự tuyệt vọng. Những giọt nước mắt vàng đục lăn trên khuôn mặt khắc khổ như một sự minh chứng cho cái nghèo, sự khốn khổ đến cùng cực, sự bất hạnh và bệnh tật bủa vây. Trong câu chuyện đẫm nước mắt và xáo trộn bởi tiếng khóc nấc nghẹn của cô Bé, chúng tôi mới thấu hiểu được nỗi khổ cùng cực của người bà bất lực nhìn đứa cháu tàn tật, tội nghiệp đang héo mòn chết dần từng ngày và tương lai mù mịt.

Năm 1981 chú Cao Văn Nhân – ông ngoại cháu Vinh hăng hái lên đường làm nghĩa vụ quân sự, đơn vị chú Nhân đóng quân tại huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng), năm 1984 trong khi làm nhiệm vụ canh gác, chú bị sét đánh, sau lần sét đánh đó, chú bị bệnh thần kinh và được đơn vị cho về phục viên sau đó vai tháng. Thương hoàn cảnh khốn khó và bệnh tật của chú Nhân, cô Bé đã đến với chú và một lễ cưới của người phụ nữ lỡ thì với một người lính bị bệnh thần kinh được diễn ra trong sự thương xót của bà con chòm xóm. Rồi niềm vui của đôi vợ chồng nghèo khó ấy đến vào năm 1988, 1989, 1992 và 1996 khi lần lượt các con của cô chú chào đời mang theo bao niềm vui, hi vọng và tương lai tươi sáng. Ngặt nỗi, do chịu ảnh hưởng bệnh tật của bố, nên 4 người con của cô chú ai cũng ngẩn ngơ và điên dại. 

 
Khát khao được đi học của cháu gái bệnh tật, thiểu năng trí tuệ và mồ côi khiến cho bà ngoại như thắt từng khúc ruột.

Chị Cao Thị Hòa (sinh 1988) là người con gái lớn nhất, biết mình bị bệnh thần kinh, nên không có ai đến tìm hiểu. Năm 2005 chị đi “xin” được cháu Nguyễn Thị Vinh. Lúc chào đời cháu Vinh chỉ nặng 1,1 kg, toàn thân tím tái, sốt co giật, hai cánh tay co chặt không duỗi ra được, 6/10 đầu ngón bị cụt và dính chặt vào nhau. Xấu hổ và mặc cảm với bản thân, khi cháu Vinh vừa tròn 3 tháng tuổi, chị Hòa cùng 3 người em bỏ đi biệt tích.

Nỗi đau của người mẹ mất con và thương đứa cháu tật nguyền khiến cô Bé như chết đi sống lại, nhiều lần cô tìm đến cái chết để giải thoát thân phận khốn khổ nhưng tiếng khóc thơ dại của cháu Vinh đã níu cô thoát khỏi cái chết. Thương cháu bị bệnh tật hành hạ ngày đêm và người chồng bị bệnh thần kinh. Hơn 100m2 đất hương hỏa tổ tiên cô mang bán, chỉ để lại 20m2 làm căn lều ở và bếp để sinh sống. Không đủ tiền, cô đi vay nặng lãi. 5 năm theo đuổi để chữa bệnh cho chồng cho cháu, nhưng bệnh tình hai ông cháu không khỏi. Tiền hết kinh tế kiệt quệ khiến cho gia đình cô lâm vào con đường khốn khó. Cái nghèo khốn khó và tình thương chồng, thương cháu mồ côi lại giúp cô vực dậy tinh thần để lao động. 
 Những lúc em không trở bệnh, em Vinh giúp bà nấu cơm, hái rau ở vườn.
5 năm nay, mọi người dân nghèo ở An Ngoại đã quen với cảnh thức khuya, dậy sớm, về muộn của cô Bé và quen với cảnh, cõng cháu, dắt chồng đi cấp cứu ở các bệnh viện. Cuộc sống cùng cực như vậy nhưng chưa bao giờ khiến cô đánh mất niềm tin. Ngoài vài sào ruộng khoán, thấy ở đâu có người thuê làm, cô lặn lội tới nơi xin bằng được, dù ngày công có thể được vài chục nghìn đồng. Nhưng chính vài chục nghìn ấy lại nuôi sống 3 miệng ăn nghèo khó. Số ruộng khoán kia không đủ tiền chữa bệnh một tháng cho chồng và cháu, chưa kể đến khoản nợ gần 400 triệu đồng tiền chữa bệnh trước đó. Lao động kiệt sức, cái ăn không có và thường xuyên bị chồng đánh đập mỗi khi lên cơn bệnh khiến cho cô Bé bị bệnh đau xương khớp, thoái hóa cột sống và rối loạn tiền đình gần 3 năm nay.

Dù biết cháu bị bệnh thiểu năng trí tuệ, lại bị tật nguyền, nhưng thấy bạn bè cùng trang lứa được cách sách tới trường lại khiến cho cô như thắt từng khúc ruột. Nuốt nước mắt đắng cay, cô đi vay mượn tiền bạc, xin với nhà trường cho Vinh được đi học, với mong muốn được biết đến cái chữ cho đỡ khổ và thua thiệt.

Cô Trần Thị Dịu – Giáo viên chủ nhiệm nói giọng buồn rầu: “ Ở trường này, chưa có trường hợp nào lại khổ tâm như em Vinh. Nhận thức không có, không viết được. Nhưng để em ở nhà thì lại thiệt thòi, nên chủ yếu cho em dự thính là chính, đồng thời tạo cho em được hòa đồng cùng với các bạn học sinh trong lớp, trong trường”.

Vừa nắn các ngón tay bị cụt của em Vinh, cụ Lưu Thị Múc (90 tuổi) hàng xóm nói giọng xót xa: “ Khổ thân cháu tôi, tí tuổi đầu đã chịu nhiều khổ hạnh, không biết say này khi ông bà ngoại về với tiên tổ, cháu sẽ sống ra sao?”.
 Đôi tay tật nguyền vẫn cố gắng viết lên niềm tin hàng ngày.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Toàn – Trưởng thôn An Ngoại chia sẻ: “ Anh thấy rồi đấy, mảnh đất An Ngoại này ngoài đá ra thì chẳng có gì nữa. Nghĩ đến hoàn cảnh cháu Vinh và vợ chồng cô Bé chúng tôi xót xa lắm. Nhưng biết làm sao được, khi địa phương, nhân dân ở đây ai cũng nghèo và khốn khó. Nghĩ và bất lực”.

Chẳng biết vì sao nữa, nhưng nghe xong câu chuyện dài đẫm nước mắt về hoàn cảnh của em Vinh và gia đình cô Bé khiến cho chúng tôi không cầm được nước mắt. Phải chăng, cuộc đời không phải là bằng phẳng, mong gì được đó. Phải chăng cuộc đời là một xâu chuỗi bất hạnh dành cho những số phận không gặp may? Nếu ai đó đã từng nghe nhà văn nhà văn Nga Macxim Gorki phải thốt lên: “Cuộc đời là bể khổ”, thì mới thấu hiểu được những số phận của em Vinh, cô Bé. Khi chúng tôi thực hiện bài viết này cũng là lúc em Vinh đang phải giành giật sự sống hàng ngày với hàng trăm thứ bệnh. Cô Bé đang nằm liệt giường vì sự kiệt quệ về kinh tế, bệnh tật bủa vây.

Chỉ mong sao sự buồn tủi, xót thương, nỗi khổ cùng cực và bệnh tật của em Vinh và vợ chồng cô Bé sẽ vơi bớt đi phần nào. Không chí ít cũng giúp cho em Vinh được làm phẫu thuật để các ngón tay của em lành lặn để Vinh thắp lên niềm tin được cắp sách tới trường. 

Mọi sự giúp đỡ em Vinh xin gửi về: Lê Thị Bé (bà ngoại), Đội 2, thôn An Ngoại, xã Tiên Hiệp, Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Số điện thoại: 01664305931

Đức Tùy
Đông Xuyên – Ninh Giang – Hải Dương

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bến Tre: Học sinh mắc bệnh hiểm nghèo cần được giúp đỡ

Ủng hộ 08:53 05/11/2018

Con đường từ trung tâm xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) về nhà em Từ Văn Quốc, 15 tuổi (ngụ ấp 7, người dân địa phương quen gọi là ấp Cồn Cao) rất gian nan, xung quanh chỉ là đồng nước và cây mắm, cây bần.


Bạc Liêu: Bệnh nhân Lê Thanh Huyền rất cần được trợ giúp

Ủng hộ 09:00 01/10/2018

Từ nguồn http://phatgiao.org.vn/song-dep/201807/Bac-Lieu-Mot-thanh-nien-bi-tai-nan-trong-luc-lao-dong-that-thuong-tam-31226/, chúng tôi vượt hơn 80km để đến tận nhà bệnh nhân sau khi được xuất viện, ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết: Hiện tại, gia đình anh Huyền vẫn còn thiếu hơn 14 triệu đồng tiền viện phí, bệnh viện cho về nhà vì vết thương tạm ổn. Song những ngày qua, anh bắt đầu đau nhức lại vì đã hết thuốc.

Thương quá! Thảo ơi…

Ủng hộ 10:47 21/09/2018

Chia sẻ mong ước cùng chúng tôi, Thảo rất lạc quan: “Con mong được lắp ghép chân tay giả để không làm khổ mọi người xung quanh. Lớn lên con sẽ học bác sỹ để chăm sóc người bệnh khó khăn, bất hạnh như con”.

Sóc Trăng: Một gia đình cần trợ giúp hoàn thiện nhà ở

Ủng hộ 16:06 12/03/2018

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Xem thêm