Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đã đến lúc Phật giáo Việt Nam cần có sự thống nhất về Pháp phục

Được biết  Giáo hội đã và đang hoàn thiện và thống nhất bản Kinh Nhật Tụng; từng bước thống nhất các bản dịch Kinh Phật, và đến bao giờ vấn đề Pháp phục sẽ được lưu tâm?

Tôi viết bài này vì khi tham gia một số chương trình liên quan đến Phật giáo, quan sát thấy trang phục mà các quý thầy, quý cô mặc rất khác nhau, khác nhau cả về kiểu cách, màu sắc,… Có quý thầy thậm chí mặc Pháp phục Phật giáo Đài Loan, Trung Quốc,...

Vấn đề này tôi suy nghĩ từ lâu, nhưng vốn chỉ là cư sỹ nên sợ rằng không ai nghe, và có thể nhiều người cho rằng mình có vấn đề. Tuy nhiên tôi thiết nghĩ, Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử 4.000 năm và đạo Phật đã vào Việt Nam đến 2.000 năm nay. Theo các sử liệu lịch sử Phật giáo, đạo Phật đến đất Việt trước cả Trung Quốc; Ngài Khương Tăng Hội là một trong những vị thầy lớn, một người Việt có công mang Phật giáo truyền sang Đông Ngô, Trung Quốc...

Giáo hội Phật giáo Việt Nam có tới 9 hệ phái khác nhau, có Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Bắc truyền, có hệ phái Khất sỹ,  có các môn phái: Mật tông, Tịnh độ, Thiền,… Tuy Việt nam chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa khác nhau, từ nhiều tôn giáo khác nhau nhưng Đạo Phật vẫn là tôn giáo chủ đạo. Rõ ràng vấn đề Pháp phục cần được đặt ra. Nếu chúng ta không sớm giải quyết vấn đề này, tôi e rằng không xa nữa, mỗi tỉnh thành có Pháp phục riêng, thậm chí mỗi ngôi chùa sẽ có một Pháp phục riêng và Pháp phục sẽ trăm hoa đua nở.

 Một kiểu Y phục tùy hứng

Là người có may mắn tham dự Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII tôi được biết  Giáo hội đã và đang hoàn thiện và thống nhất bản Kinh Nhật Tụng; từng bước thống nhất các bản dịch Kinh Phật, và đến bao giờ vấn đề Pháp phục sẽ được lưu tâm?

Hy vọng và tin tưởng đến một ngày không xa, chúng ta sẽ có Pháp phục thống nhất trên cả nước. 


Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng (Công ty sách Thái Hà) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Phật pháp và cuộc sống 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Phật pháp và cuộc sống 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Phật pháp và cuộc sống 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật pháp và cuộc sống 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Xem thêm