Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/08/2014, 17:10 PM

Đắc Lắc: TT.Thích Chân Quang thuyết giảng "Hãy ngắm nhìn một người có lòng biết ơn"

Sáng ngày 26/07/2014, TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã đến tham dự Đại lễ cầu siêu tưởng niệm và tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ của huyện Cưm’gar đồng thời thuyết giảng tại chùa Hoa Nghiêm.

Đáp lại lời thỉnh cầu của ĐĐ.Thích Minh Đăng - Trưởng BTS GHPGVN huyện Cưm’gar, trụ trì chùa Hoa Nghiêm (thị trấn Quảng Phú, huyện Cưm'gar, tỉnh Đắc Lắc), cùng các phật tử địa phương, sáng ngày 26/07/2014, TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã đến tham dự Đại lễ cầu siêu tưởng niệm và tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ của huyện do BTS Phật giáo huyện Cưm’gar tổ chức.

Nhân dịp này, Thượng tọa cũng đã thuyết giảng tại chùa Hoa Nghiêm với sự tham dự của trên 500 phật tử từ khắp nơi trong địa bàn huyện và các vùng lân cận, đặc biệt có nhiều phật tử là người dân tộc thiểu số đồng tham dự.
 
 
 
Mặc dù chiều hôm ấy, ngoài trời mưa như trút nước nhưng các phật tử vẫn đến chùa nghe TT.Thích Chân Quang thuyết Pháp. Hình ảnh Chúng thanh niên phật tử Phật Quang thuộc đạo tràng Phật Đắc cầm dù, áo mưa chạy ra bên ngoài để tiếp rước đưa các phật tử vào Giảng đường trông thật cảm động. Và cảm động hơn nữa là các phật tử người dân tộc phải đi rất xa bằng xe máy cày từ buôn làng đến chùa Hoa Nghiêm để được nghe thuyết Pháp và khi trở về nhà thì trời sắp khuya, đường rừng độc đạo, đất vữa ra nhão nhoẹt, trơn trợt do cơn mưa ban chiều rỉ rả đến tối chưa dứt. 

Mở đầu chương trình thuyết giảng là những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do do đội văn nghệ của chùa biểu diễn. Không khí của đêm diễn đã làm ấm lòng bao người ngồi trong Giảng đường dù mưa vẫn rơi đều ngoài sân chùa. 
 
Đúng 19h00”, chương trình thuyết Pháp bắt đầu. Với nội dung bài Pháp thoại HÃY NGẮM NHÌN MỘT NGƯỜI CÓ LÒNG BIẾT ƠN, Thượng tọa Giảng sư đã giúp cho người phật tử tại gia dễ dàng nắm bắt những triết lý sống, có thể ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày thêm được nhiều lợi lạc.
 
 
Mở đầu, nhân buổi Lễ cầu siêu tưởng niệm và tri ân các Anh hùng liệt sĩ, Thượng tọa đã tản mạn về cái cõi sau khi chết, qua đó nhắc nhở các phật tử nhớ cúng thí thực cho các vong linh ăn. Theo nhân quả, khi chúng ta giúp cho các vong linh không bị đói thì một mai mình chết tự nhiên được no đủ. Ta không có con mắt nhìn vào cõi âm để biết người chết khổ như thế nào. Phật nói:  “Sinh – lão – bệnh – tử đều là khổ”, đúng vậy! Chết rồi ta sẽ thấy cái chết rất khổ, không hề sung sướng, trừ người lên cõi Trời. Hiểu điều này, chúng ta phải lo tu, làm rất nhiều điều phước tức là ta đang xây cái nhà trong cõi chết để chuẩn bị còn có nơi mà mình sẽ đi tới, tránh lâm vào tình trạng lang thang, đói khổ.

Để diễn đạt vào thẳng nội dung chính của bài Pháp thoại, Thượng tọa đưa ra khái niệm: “Người có lòng biết ơn là người khi mà chịu sự giúp đỡ của ai đó thì trong lòng luôn ghi nhớ và mong có một ngày báo đáp. Tuy nhiên, khi giúp đỡ người khác thì chính bản thân họ lại không kể công, thậm chí là không mong có sự báo đáp lại cho mình”.
 
 
 
Chứng kiến hơn 100 người tham gia Lễ cầu siêu tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Cưm’gar, Thượng tọa làm phép so sánh với số lượng người sống ở đây và khẳng định: “Trong xã hội này, người có lòng biết ơn rất ít và rất quý, vì lòng biết ơn là một đạo đức cao đẹp, khó có trong tâm hồn chúng ta. Đa phần chúng ta đều vô ơn. Chỉ có những người rất đạo đức mới biết ơn những người giúp đỡ mình”.

Vậy người nhớ ơn được cái gì? Người vô ơn trong tương lai bị quả báo đau khổ nào? Câu trả lời: Người có lòng biết ơn trong tương lai không được phước báo gì. Vậy hỏi, nếu thế tại sao phải tu đạo đức biết ơn? Đồng thời người vô ơn sau này mắc quả báo gì? Không mắc quả báo gì hết, cứ vậy mà sống. Chỗ này là chỗ vi tế, rất khó hiểu nhưng Thượng tọa đã phân tích lý giải rành mạch và khuyến tấn chúng ta phải tu hạnh biết ơn, vì nó mở ra ở những phước khác vô tận, còn bản thân nó không có quả báo gì cả. 

Theo Thượng tọa, người không có lòng nhớ ơn là người không có đạo đức, đây là một tâm hồn bạc bẽo, tầm thường, cạn cợt và dễ trở thành người ác độc. Còn lòng biết ơn là một tâm hồn đẹp và chỉ cần có lòng nhớ ơn thì mọi đạo đức đều có và tạo thành vô số phước báo khác. Tựu trung lại, lòng biết ơn là một nghĩa cử rất sâu xa và chỉ người có trí tuệ cao siêu thì mới nhìn ra. Chỉ những tâm hồn cùng đạo đức bậc cao thì mới hiểu được.

Con người chỉ nhìn thấy những đạo đức dễ thấy nhưng rất khó để thấy được đạo đức của lòng biết ơn. Lòng biết ơn là dấu hiệu của một tâm hồn cao thượng, một trí tuệ bậc nhất. Lòng biết ơn rất đẹp và được Thượng tọa ví như ánh trăng vằng vặc khuất sau ngọn núi, như cơn mưa lúc chiều tà, như đóa hoa thoang thoảng hương trong rừng xa. Nó đẹp, sâu xa, vĩ đại vô cùng dù chúng ta không nhìn thấy được. Tuy nhiên, ngắm nhìn người có lòng biết ơn thì ta sẽ thấy rất nhiều điều xung quanh họ. Theo Thượng tọa liệt kê, chúng ta ít nhất sẽ thấy được 3 điều:

Thứ nhất, ngắm nhìn người có lòng biết ơn chúng ta sẽ thấy lòng họ đẹp như thế nào, vì người có lòng biết ơn là người có tâm hồn rất đẹp. Vẻ đẹp này rất khó nhìn thấy vì chúng ta khó thấy người có lòng biết ơn. 

Thứ hai, ngắm nhìn người có lòng biết ơn để thấy cuộc đời họ rất đẹp. Tất cả những điều họ làm, họ thấy đều đẹp. Đẹp từ cách sống, cách nói năng, cư xử. Họ sống không có điều gì sai với chánh pháp, sống lúc nào cũng yêu thương, nhã nhặn, tử tế.
 
Thứ ba, ngắm nhìn người có lòng biết ơn để thấy nơi người đó có cả ông bà, cha mẹ, tổ tiên, những người xung quanh họ, thấy cả quê hương, đất nước trong nụ cười, trong ánh mắt, trang trái tim và trong cả hình hài của họ. Ngược lại, khi nhìn một người vô ơn, ta không thấy họ có gì hết ngoài ăn, chơi, kiếm tiền hưởng thụ, sự hơn thua, ganh tị, ích kỉ, tầm thường. 

Theo Luật Nhân Quả, người vô ơn trong tương lai không bị quả báo gì hết và người biết ơn trong tương lai cũng không được phước báo gì cả. Do đó, lòng biết ơn ít được nhắc tới. Tuy nhiên, nó lại là cánh cửa mở ra những phước khác vô tận dù bản thân nó không có nhân quả gì cả. 

Mỗi con người được sinh ra trên đười này đều chịu ơn của rất nhiều người, trước hết là cha mẹ. Vì vậy, khi làm được một việc tốt giúp ai đó thì đừng kể công, vì chính bản thân chúng ta đều đang chịu ơn của những người khác. Những người giúp ta họ không kể công, thậm chí họ còn giấu mặt giống như các liệt sĩ. Họ hy sinh cho Tổ quốc một lần nữa được sinh ra, được trường tồn, công lao của họ là vô hạn nhưng tên họ lại chỉ là một tầm bia không tên.

Lòng biết ơn giúp họ sống đẹp hơn qua từng ngày. Lòng biết ơn không có quả báo gì nhưng nếu không có nó thì ta không phải là con người, không phải là một bậc Thánh mà chỉ là một người có tâm hồn rách nát, đầy khiếm khuyết. Chỉ khi nào tâm hồn ta có lòng biết ơn thì trái tim ta mới là viên ngọc sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời này. Cho nên mỗi người chúng ta hãy trau dồi đạo đức biết ơn.

Đế có lòng biết ơn, Thượng tọa chỉ dạy rằng: “Hãy sống hy sinh, phụng sự, tử tế cho mọi người quanh ta. Nếu làm được điều gì tốt đẹp trên cuộc đời này, ta đừng kể công. Người biết ơn, đền ơn, phụng sự, không bao giờ kể công làm cho thế giới này đẹp lên, cuộc sống cứ thế sinh sôi, nẩy nở. Còn làm việc tốt mà kể công thì làm cho điều thiện trên cuộc đời này tàn lụi, thui chột, hủy diệt và sự sống cũng biến mất luôn. Ngoài ra, ta phải biết mở lòng yêu thương mọi chúng sinh trên thế giới này”. 

Hướng tới ngày tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ 27/07, bài Pháp thoại của Thượng tọa càng trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn bao giờ hết. Nó kịp thời thức tỉnh những nét đẹp trong tâm hồn còn đang ngủ quên của mỗi con người, để họ có thể trở thành những con người đẹp hơn cả từ nội tâm và cách sống.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm