Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/03/2021, 13:46 PM

Đại đức từng là Bộ đội Cụ Hồ trồng 100 cây bàng vuông ở chùa

Đứng trên chùa Thiên Ân phóng tầm mắt ra xa ngắm những lồng bè nuôi hải sản, những khối đá màu vàng với đủ hình thù kỳ vĩ, rõ nhất là hình cụ rùa, con tàu và cả cụm đá mọc lên giữa vùng nước xanh…

Thiêng liêng những “sơn tự” giữa mây ngàn

Đi trên con đường từ quốc lộ 1 ra cảng Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tới thôn Sơn Đừng, xã Vạn Thạnh, dường như ai cũng muốn dừng lại ngắm, chụp ảnh một ngôi chùa tọa lạc trên ngọn đồi vươn ra vịnh Vân Phong. Đó là ngôi chùa Thiên Ân mà vị trụ trì từng là bộ đội Cụ Hồ - Đại đức Thích Nguyên Quang. Nhiều năm qua Sư đã lao động cật lực xây dựng nên ngôi chùa tuyệt đẹp.

Đại đức Thích Nguyên Quang (46 tuổi) chia sẻ: “Tôi thật có duyên với biển đảo, bởi nhà tôi ở chung tường rào với huyện đội Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuổi thơ từng ăn cơm cùng bộ đội nhiều hơn ăn ở nhà, học xong phổ thông là mặc ngay áo lính, gần 4 năm trong quân ngũ, được cử đi đào tạo sĩ quan. Nhưng ngay từ nhỏ, tôi đã phát nguyện sẽ đi tu nên ra quân liền xuất gia tu học tại chùa Phước Lộc (Quảng Ngãi), rồi theo học cao đẳng Phật học.

Một lần tôi vào thăm cha tôi ở Bãi Lớn, trên một hòn đảo xa đất liền, thuộc huyện Vạn Ninh. Nơi đó cha tôi đã đến khai khẩn, dưỡng đất để trồng tỏi Lý Sơn từ năm 1992. Rồi tôi được cha giúp 5 ha đất xây ngôi chùa. Do chùa ở xa đất liền hơn 2 giờ tàu chạy nên việc ra lễ chùa của Phật tử gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2013, chính quyền tạo điều kiện cho chùa dời về đây”.

Ngôi chùa được cấp phép xây dựng có diện tích 300 mét vuông, tọa lạc trong khuôn viên 14 ngàn mét vuông đất. Chùa có vị trí tuyệt đẹp ở một nơi như một hòn đảo nhỏ nhô ra biển, ôm trọn 3 mặt nước biển vịnh Vân Phong xanh trong quanh năm.

Nhiều Phật tử đến lễ chùa cho biết: “Nhờ có ngôi chùa này mà người dân địa phương chúng tôi may mắn và không thể nào quên được trận bão lớn khủng khiếp ập vào năm 2017, hầu như cả dân làng về chùa Thiên Ân tá túc tránh bão. Khi bão tan, chúng tôi trở về nhà, nhưng rất nhiều nhà đã bị bão tàn phá”.

Chùa Hồ Thiên: Ngôi cổ tự trên non thiêng Yên Tử

Một Phật tử ngoài 80 tuổi còn kể: Đại đức không chỉ là người toàn tâm tu tập mà còn rất yêu biển đảo quê hương. Hơn 2 năm qua ông đã đưa 100 cây bàng vuông từ Lý Sơn về trồng quanh chùa, nay trên 70 cây lớn lên xanh tốt, có cây đã ra hoa. Ngoài ra trên đảo này còn có cây kơ nia, tuổi của cây này khoảng trên 200 năm.

Những ngày đầu xuân Tân Sửu, rất đông các bạn trẻ tới vãn cảnh chùa, hồ hởi chụp ảnh kỷ niệm, ăn cơm chay… và bày tỏ về niềm vui được tới ngôi chùa Thiên Ân này. Bởi những người làm công quả tại chùa đã thiết kế, tạo nhiều biểu tượng, bài trí cảnh quan thơ mộng nhưng giàu cảm xúc nhân văn như hoa đào, cầu vọng nguyệt… Đặc biệt hơn nữa là cảnh đẹp thiên nhiên trên vịnh Vân Phong.

Dưới đây là toàn cảnh ngôi chùa Thiên Ân và cảnh đẹp xung quanh chùa:

Đại đức Thích Nguyên Quang bên cây bàng vuông. Ảnh: Công Thi

Đại đức Thích Nguyên Quang bên cây bàng vuông. Ảnh: Công Thi

Đá hình đầu rùa.

Đá hình đầu rùa.

Cây kơ kia trên 200 tuổi.

Cây kơ kia trên 200 tuổi.

Tháp chuông.

Tháp chuông.

chua-thien-an 7

chua-thien-an 7

Theo Pháp luật TP.HCM

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm