Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Tuyên Quang lần thứ II

Nhân dịp Tiết Thanh minh, sáng ngày 09/03/Đinh Dậu (05/04/2017) trong không khí thiêng liêng nhằm tri ân, thành kính các bậc thầy Tổ. Tăng, ni, phật tử trong tỉnh đã vân tập về Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang (đường Tân Trào, Tp.Tuyên Quang) tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Tuyên Quang lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc, được ví là hình ảnh thu nhỏ của vùng văn hoá Việt Bắc. Có tổng diện diện tích tự nhiên là 586.800 ha, dân số gần 80 vạn người, với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, có 6 huyện và 1 thành phố.

Trong những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang là Thủ đô Kháng chiến, có căn cứ địa cách mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. Nơi đồng bào cả nước "trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đóng góp phần quan trọng, to lớn vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, và đã lập nhiều chiến công vang dội trên chiến trường, đập tan các cuộc tấn công lên Việt Bắc của giặc Pháp.

Tuyên Quang có một bề dày giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số với một kho tàng dân ca, dân vũ hết sức phong phú, đặc sắc như làn điệu then, cọi, quan làng (dân tộc Tày), páo dung (dân tộc Dao), sình ca (dân tộc Cao Lan), soọng cô (dân tộc Sán Dìu)... Bên cạnh đó là những lễ hội dân gian mang nhiều sắc thái văn hóa đặc trưng và đa dạng, với phần 'lễ' trang trọng và phần 'hội' đậm đà truyền thống như: Lễ hội Lồng tồng (dân tộc Tày); lễ Cầu mùa, lễ Cấp sắc (dân tộc Dao); lễ hội Nhảy lửa (dân tộc Pà Thẻn)...

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có gần 40 ngôi chùa (cả phế tích) với gần 20 vị tăng ni, và hơn 15.000 tín đồ phật tử, trong đó nhiều ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lý - Trần, như chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, chùa được xây dựng vào cuối mùa xuân của năm Đinh Hợi, niên hiệu Long Phù Nguyên Hóa thời Lý Nhân Tông năm 1107; chùa Phật Lâm được xây dựng khoảng từ thế kỷ X - XIV thời Lý - Trần; chùa Phúc Lâm Tự được xây dựng từ thế kỷ XIII - XIV thời nhà Trần;.v.v... Ngoài ra hàng loạt ngôi chùa nổi tiếng khác trên địa bàn tỉnh được xây dựng như chùa An Vinh, chùa Hang, chùa Linh Thông, chùa Phổ Linh...

Nhân dịp Tiết Thanh minh, sáng ngày 09/03/Đinh Dậu (05/04/2017) trong không khí thiêng liêng nhằm tri ân, thành kính các bậc thầy Tổ. Tăng, ni, phật tử đã vân tập về Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang (đường Tân Trào, Tp.Tuyên Quang) tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Tuyên Quang lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022.

Về tham dự và chỉ đạo Đại hội có HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS; HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS; cùng Chư tôn đức cấp cao HĐTS GHPGVN; Chư tôn đức BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang; đại diện chính quyền và tăng, ni, phật tử trong toàn tỉnh về tham dự.
 
Đây là dịp để cùng nhau tổng kết, đánh giá những thành quả công tác phật sự nhiệm kỳ 2012-2017, đồng thời bàn thảo, hoạch định chương trình hoạt động phật sự và bầu BTS cho nhiệm kỳ 2017-2022.

Trong nhiệm kỳ 2012-2017, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang đã cùng tăng, ni, phật tử khắc phục khó khăn, hợp sức với nhân dân địa phương tiếp nối truyền thống Từ bi – Trí tuệ của Phật giáo. Phát huy chính tín đem giáo lý đạo Phật truyền bá vào quần chúng nhân dân, tổ chức những ngày lễ trang nghiêm, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. 

Tăng, ni, phật tử tỉnh Tuyên Quang luôn nêu cao tinh thần phụng sự đạo pháp, phụng sự dân tộc, hướng tới đời sống an vui hạnh phúc tại nhân gian, mỗi tăng, ni, phật tử luôn là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân, cùng hướng tới xây dựng quê hương Việt Nam ngày một phát triển theo phương châm Đạo pháp – Dân tộc, Phật giáo đồng hành cùng dân tộc.
Toàn cảnh Đại hội
Nhiều nơi, Giáo hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã uyển chuyển kết hợp với phong tục địa phương thực hiện an sinh xã hội, lễ hội, làm từ thiện, tiếp sức mùa thi, dâng hương, viếng mộ liệt sĩ, cầu siêu cho linh hồn những người hy sinh vì Tổ quốc. Trong gia đình, nhiều người lấy điều răn trong kinh Phật để truyền dạy thế hệ trẻ về lối sống, điều đó đã nói lên sự nỗ lực của BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban.

Nhìn chung, các hoạt động phật sự của Phật giáo tỉnh Tuyên Quang trong nhiệm kỳ 2012-2017 đã đạt được nhiều thành tựu trải dài trên các hoạt động như: Tăng sự, hoằng pháp, hướng dẫn phật tử, nghi lễ, văn hóa, từ thiện,… có những phật sự đã trở thành dấu ấn lớn. Đạt được những thành tựu đó chính là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của T.Ư GHPGVN, trực tiếp là Hòa thượng Thích Gia Quang, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền. Bên cạnh đó là sự đoàn kết tăng, ni, phật tử đã vận dụng một cách linh hoạt có hiệu quả đem Phật giáo và truyền thống ngàn đời hòa quyện với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc”, “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” BTS Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành công tác phật sự của mình. Đây là thành quả mà tăng, ni, phật tử cúng dường lên chư Phật, thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa, và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" nhân dịp Tiết Thanh minh.

Bên cạnh đó, còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch hoằng pháp cho tăng ni, phật tử; công tác hướng dẫn phật tử vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều hạn chế; số lượng tăng, ni còn ít; và do địa hình miền núi, trình độ văn hóa, kinh tế còn khiêm tốn, có đông dân tộc cùng sinh sống nên việc truyền bá chính pháp Phật giáo càng gặp nhiều khó khăn.

Sau khi BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2012-2017 tuyên bố mãn nhiệm, Đại hội đã nhất trí suy cử 27 thành viên vào BTS và bầu Hòa thượng Thích Gia Quang làm Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ II (2017 – 2022).
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2017-2022
Tại Đại hội, BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang đã có phiên họp giao ban đầu tiên của nhiệm kỳ 2017-2022, để triển khai công tác phật sự. BTS nhiệm kỳ mới thể hiện một tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm xây dựng Phật giáo tỉnh Tuyên Quang ngày một phát triển.
Phiên họp đầu tiên của BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2017-2022
Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang phát biểu "...Tăng, ni, phật tử tỉnh Tuyên Quang với tinh thần cầu thị, qua Đại hội này quyết tâm xây dựng Phật giáo tỉnh nhà ngày càng phát triển, mạnh dạn nhìn vào thực tế, nhận xét, đánh giá đúng những ưu khuyết và những hạn chế, tồn đọng trở ngại trong thời gian qua để rút kinh nghiệm tạo cơ sở nhận thức đúng đắn sớm ổn định về mặt tổ chức làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện các chương trình hoạt động phật sự ích đạo, lợi đời của Phật giáo Tuyên Quang nhiệm kỳ 2017-2022,.... Trên tình thần hoan hỷ cùng nhau xây dựng đạo pháp giữa lòng dân tộc, thắt chặt tình đoàn kết chùng sức đồng lòng xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày thêm phát triển."

Bà Triệu Thị Lún, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Tuyên Quang phát biểu “… ghi nhận, biểu dương những thành tích của BTS, đồng bào phật tử đã đóng góp cho sự phát triển của tỉnh nhà trong nhiệm kỳ qua, và mong muốn BTS tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tham gia tích cực các hoạt động nhằm ích đạo, lợi đời, đồng hành chung sức xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp, văn minh, với niềm tin sâu sắc thắm đậm tình nghĩa đạo, đời trong nhiệm kỳ tới BTS sẽ hoàn thành tốt mọi công tác phật sự đã đề ra.”


HT.Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS thay mặt Giáo hội đến dự và được Giáo hội phân công chỉ đạo Đại hội, đã có đánh giá “... về những thành tựu và hoàn thành xuất sắc các hoạt động phật sự mà BTS đã đề ra, đồng thời chỉ đạo 05 điều: 1. BTS thực hiện đúng hiến chương, nội quy của BTS cấp tỉnh mà T.Ư Giáo hội bàn hành, đoàn kết hòa hợp trong tình thần lục hòa; 2. Phát huy cao tinh thần tác như lai sứ hành như lại sự, hoằng dương chính pháp, phát huy chính tín đưa đạo Phật tới vùng sâu vùng xa; 3. Đào tạo tăng tài, mở rộng vòng tay đón nhận nhưng vị tăng, ni trẻ về làm phật sự; 4. Phát huy tinh thần hộ quốc an dân, Phật giáo đồng hành cùng dân tộc; 5. Có kế hoạch phục hồi các phế tích, và mỗi huyện có ít nhất một chùa tạo điều kiện cho phật tử sinh hoạt."


Tại Đại hội, Phật tử Nguyễn Thị Liên mong muốn “... trong nhiệm kỳ 2017-2022 BTS cần quan tâm tới những chùa chưa có sư, thì bổ nhiệm và chính quyền bàn giao lại chùa cho BTS Phật giáo tỉnh quản lý để các hoạt động phật sự được đi vào nề nếp đúng với chính pháp của đạo Phật, và lồng ghép các hoạt động giảng pháp vào các lễ lớn để phật tử hiểu được lợi ích của Phật giáo.”
  Trao đổi với bác Ân, phật tử thuần thành tại huyện Sơn Dương cũng có mong muốn “BTS Phật giáo tỉnh Tuyên Quang quan tâm cải tạo chùa cảnh, tạo điều kiện để các phật tử có môi trường sinh hoạt, và các thầy luân phiên nhau tổ chức giảng pháp cho các phật tử hiểu hơn về Phật giáo, và tích cực tham gia tặng quà, thăm hỏi gia đình có hoàn cảnh khó khăn, qua đó để gieo duyên tới các phật tử mới và làm cho họ thích đến chùa,…”
Với ý chí nhất tâm phục vụ đạo pháp, phục vụ dân tộc ngày một tốt hơn, theo phương châm Đạo Pháp - Dân tộc, tăng, ni, phật tử tỉnh Tuyên Quang phát huy truyền thống yêu nước gắn bó với dân tộc của Phật giáo Việt Nam, tăng cường đoàn kết hòa hợp, nỗ lực đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng văn minh giàu đẹp, xứng đáng với quê hương giàu truyền thống cách mạng.

Tâm Đạt

Thành tựu phật sự trong nhiệm kỳ 2012-2017

- Toàn tỉnh có gần 40 ngôi chùa (cả phế tích), có nhiều chùa được xếp hạng di tích lịch sử.

- Gần 20 vị tăng, ni trụ trì và hơn 15.000 tín đồ phật tử, số lượng phật tử tìm hiểu Phật giáo ngày một tăng.

- Từ năm 2013 đến nay tổ chức các khóa An cư Kiết hạ đều đặn và thành công tốt đẹp tại chùa An Vinh (trụ sở BTS), chùa Hương Nghiêm (chùa Hang).

- Tổ chức lễ giỗ Tổ hàng năm tại chùa An Vinh, qua đó gieo duyên quy y Tam bảo cho trên 500 phật từ mỗi năm.

- Các chùa thường xuyên tổ chức thuyết giảng vào ngày 14, 15, 30 mùng 1 hàng tháng.

- Tổ chức các khóa tu tập bát quan trai, khóa tu một ngày an lạc vào các ngày thứ 7 Chủ nhật, ngày mùng 8, 14, 23, 30 hàng tháng thu hút đông đảo phật tử tham gia tu tập.

- Thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt Phật giáo phù hợp với đặc thù lứa tuổi.

- Tổ chức các lớp sinh hoạt và tu tập mùa hè cho thanh thiếu niên phật tử.

- Đã quy y cho gần 20.000 phật tử trên toàn tỉnh, số lượng phật tử có xu hướng ngày càng tăng.

- Tổ chức Đại lễ Phật đản hàng năm với chương trình hoạt động phong phú như văn nghệ Phật giáo, thả hoa đăng, thắp nến tri ân, cầu nguyện hòa bình, thuyết pháp,…

- Tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu trên tinh thần tri ân, báo ân….

- Nhiều chùa được trùng tu tôn tạo như chùa An Vinh, chùa Hang, chùa Đại Bi, chùa Đồng Yên, chùa Minh Cầm, chùa Phổ Linh,…

- Thực hiện thông báo hướng dẫn tín đồ phật tử không rải tiền, vàng mã,… trên đường đưa tang.

- Dưới sự hướng dẫn của tăng, ni trụ trì các cơ sở tự viện, tình hình sinh hoạt đạo tràng, hội phật tử dần dần đi vào nề nếp góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội, và đẩy lùi mê tín dị đoan.

- Thường xuyên trao quà cho các học sinh nghèo vượt khó, trao quà dịp Tết Trung thu, trao quà cho đồng bào bị thiên tai lũ lụt…

- Tổ chức chương trình áo ấm cho em, tiếp sức mùa thi, nồi cháo tình thương,…

- Tổ chức 3 lớp học tiếng Anh miễn phí tại chùa An Vinh vào thứ 6, 7, chủ nhật hàng tuần, với sự tham gia khoảng 100 cháu/buổi.

- Hàng năm trước tết âm lịch đều trao 1.500 suất quà cho người nghèo, mỗi suất 500 nghìn đồng.

- Phát động phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân tín đồ phật tử.

- Vận động tăng, ni, phật tử hưởng ứng đóng góp xây dựng tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Huế gia cố các cánh sen chuẩn bị Phật đản PL.2568

Tin tức 12:10 24/04/2024

Mùa Phật đản PL.2568 sắp trở về, thời gian qua tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (phường An Tây, thành phố Huế); Tăng Ni sinh Học viện đã thi công cắt dán các cánh sen hồng trên khung sườn có sẵn để chuẩn bị cho việc lắp ráp, hạ thủy và gia cố 7 hoa sen giữa dòng Hương.

Nghỉ lễ 30/4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Tin tức 20:12 23/04/2024

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè, và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay.

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Tin tức 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Khôi phục ngôi chùa còn lưu chuông vàng từ thời vua Tự Đức

Tin tức 17:50 22/04/2024

Trải qua bao thăng trầm biến cố, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại chuông vàng nặng khoảng 25kg do vua Tự Đức ban và các bộ kinh Phật, Thập vị A-la-hán...

Xem thêm