Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/04/2013, 13:55 PM

Đại lễ Phật đản tại Nhật Bản

Lễ Phật Đản ngày 8 tháng 4 dương lịch ở Nhật còn có tên gọi là HANA-MATSURI (Hana: hoa; Matsuri: lễ) nghĩa là NGÀY LỄ HOA (Flower Festival), vì gặp lúc mùa hoa anh đào đang nở rộ khắp toàn nước Nhật. Ngày “Lễ Hoa” này cũng để đánh dấu kỷ niệm ngày đức Phật giáng sanh theo truyền thống Phật Giáo Nhật.

Nhật Bản là một trong những quốc gia Á Châu theo Phật Giáo. Theo biên niên sử (Nihonji) của Nhật, người ta biết rằng Phật Giáo được truyền vào Nhật Bản từ Đại Hàn (Korea) vào ngày 13 tháng 10 năm 552 tây lịch. Trải qua nhiều thế kỷ, Phật Giáo ngày nay đã trở thành một tôn giáo lớn nhất tại Nhật gồm có tất cả mười ba tông và 165 giáo phái.

Tại Nhật Bản ngày lễ Phật Đản cũng được các chùa khắp nơi trong nước cử hành hằng năm vào ngày 7 hay 8 tháng 4 dương lịch chứ họ không tổ chức vào ngày mùng 8 hay Rằm tháng 4 âm lịch như hầu hết các quốc gia Á châu khác. Dân chúng Nhật thường tổ chức các ngày quốc lễ và lễ tôn giáo theo dương lịch, không dùng âm lịch như người Trung Hoa hay Việt Nam chúng ta.

Ở Nhật bản, đại lễ Phật Đản được tổ chức ngày 8 tháng 4 dương lịch

Lễ Phật Đản ngày 8 tháng 4 dương lịch ở Nhật còn có tên gọi là HANA-MATSURI (Hana: hoa; Matsuri: lễ) nghĩa là NGÀY LỄ HOA (Flower Festival), vì gặp lúc mùa hoa anh đào đang nở rộ khắp toàn nước Nhật. Ngày “Lễ Hoa” này cũng để đánh dấu kỷ niệm ngày đức Phật giáng sanh theo truyền thống Phật Giáo Nhật.

Theo sử liệu cho biết, lễ Phật Đản đã được tổ chức lần đầu tiên tại Nhật vào năm 606 tây lịch ở chùa Genko (Nguyên Hưởng) tỉnh Yamato (Đại Hoà) dưới triều đại nữ hoàng Suiko (Thôi Cổ: 592-628).

Bên cạnh voi trắng là một ngôi tháp nhỏ hình tứ giác cao khoảng hai thước, bề ngang mỗi bên rộng gần một thước tây, bốn phía cột trụ thẳng lên đến toàn mái đều kết hoa, tiếng Nhật gọi là Hana-Mido (ngôi tháp bằng hoa).

 Voi trắng

Bên trong ngôi tháp người ta tôn trí đặt một pho tượng Phật nhỏ sơ sanh để nhắc lại sự tích ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa (đức Phật) đản sanh dưới gốc cây Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành Ca Tỳ La vệ (Kapilavastu) thuộc Ấn Độ (nay là xứ Nepal). Vừa ra đời đức Phật bước đi bảy bước liền có bảy đóa hoa sen nở ôm chân Ngài. Bấy giờ, đức Phật với tay phải chỉ lên trời và tay trái chỉ xuống đất, Ngài tuyên bố rằng: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời chỉ có Ta (Chân ngã hay Phật Tánh) là cao quý hơn cả”.

Tượng Phật nhỏ sơ sanh này bằng đồng đen, cao khoảng hơn mười lăm phân tây, đặt ở giữa một cái bát lớn chứa đầy nước trà ngọt (sweet tea) với chiếc gáo nhỏ có cán dài bằng gổ. Nước trà ngọt (tiếng Nhật gọi là ama-cha) dùng để tắm Phật không phải như loại trà tàu ta thường dùng mà nó được chế tạo bằng thứ lá cây tử dương hoa (Hydrangea Hortensis) phần nhiều thấy trồng ở các miền núi. Dân chúng hái những lá này đem hấp và phơi khô rồi sau đó chế biến chúng thành loại trà thiêng liêng để dùng trong các buổi lễ Phật Giáo. Thời gian đường chưa được nhập cảng vào Nhật Bản, người ta dùng loại trà ngọt này để làm ra đường.

 Bức tượng này thường bằng đồng đen, đặt trong một bát nước chứa đầy trà ngọt và một chiếc gáo gỗ. Trong suốt ngày lễ Phật đản, Phật từ sẽ múc trà ngọt bằng gáo và tắm cho tượng Phật.

Sử liệu chép rằng xưa kia các chùa Nhật thường dùng nước hoa để tắm Phật trong ngày lễ Phật Đản như chúng ta thấy một số nước Phật Giáo Á châu còn dùng ngày nay, và bắt đầu từ triều đại Edo (Giang Hộ: 1603-1867) về sau, nước trà ngọt mới được dùng thay nước hoa để làm lễ tắm Phật tại Nhật.

Đoàn người diễn hành khởi đầu từ cổng tam quan (Kamirani-mon) trước chùa, ngang qua các đường phố có nhiều cửa hàng bán kỹ niệm vật và Phật cụ (chuông mõ, chuỗi tràng, tượng Phật...). Cuối cùng, đám rước tiến vào bên trong, dừng lại trước chánh điện chùa Quan Âm để sau đó chính thức cử hành lễ Phật Đản. Đặc biệt tham dự cuộc diễn hành, ngoài đông đảo nam nữ Phật tử lớn tuổi đủ mọi thành phần, còn có khoảng hơn ba trăm trẻ em mẫu giáo dễ thương xinh xắn trong đồng phục của trường, hoặc y phục Kimono cổ truyền với nhiều màu sắc rực rỡ. Các em tay cầm hoa, vừa đi vừa hát những bài ca Phật Giáo.

 Tương truyền, khi đức Phật vừa sinh ra, đã có các long thần trên trời phun nước tắm rửa cho ngài.

Ngoài hai chùa Hộ Quốc và Quan Âm tại Đông Kinh (Tokyo), ngày lễ Phật Đản còn được nhiều chùa khắp nơi trên toàn nước Nhật cử hành một cách trang nghiêm trọng thể. Đặc biệt tại chùa của Hiếu Đạo Giáo Đoàn (Kodo-Kyodan) thành lập năm 1936 chuyên kính lễ, trì tụng Kinh Pháp Hoa ở quận Kanagawa, tỉnh Yokohama (cách Tokyo hơn nửa giờ xe lửa), hằng năm đại lễ Phật Đản thường được tổ chức liên tiếp trong ba ngày 6, 7 và 8 tháng 4 dương lịch.

Chương trình gồm có ngày thứ nhất với hơn ba trăm xe hoa diễn hành qua nhiều đường phố chính của thị trấn Yokohama, trong đó chiếc xe hoa dẫn đầu có tôn trí tượng Phật Thích Ca sơ sinh.

Ngày thứ hai, một chương trình văn nghệ đặc biệt, với sự đóng góp trình diễn của nhiều nam nữ nghệ sĩ tên tuổi được tổ chức tại quảng trường trên đồi Hiếu Đạo Sơn (Kodo-San), số khán giả tham dự có năm lên tới hơn hai chục ngàn người.

Sang ngày thứ ba (mồng 8 tháng 4) là ngày chính kỷ niệm đức Phật giáng sinh, lễ Phật Đản được cử hành tại chánh điện của chùa vào đúng một giờ trưa, dưới sự chứng minh chủ lễ của vị Hòa Thượng trụ trì và cũng là chủ tịch của Hiếu Đạo Giáo Đoàn. Tiếp theo là lễ tắm Phật cử hành trên một cái bục cao thiết lập trước chánh điện trong khuôn viên chùa với sự giúp lễ của khoảng một trăm nam nữ Phật tử trong y phục nhiều màu sắc rực rỡ.

 Loại trà này làm từ lá cây tử dương hoa, trồng ở miền núi. Trước đó, người Nhật còn dùng cả nước hoa để tắm tượng Phật. Nước trà ngọt sau khi tắm phật xong được mang về nhà để cầu nguyện cho gia đình sự an lành.

Hằng năm tổng số người đến tham dự đại lễ Phật Đản tổ chức trong ba ngày tại chùa của Hiếu Đạo Giáo Đoàn (Kodo-Kyodan) ước chừng có đến một trăm ngàn người.

Nhật Bản ngày nay không những là một cường quốc văn minh tiến bộ đứng hàng đầu các nước Á Châu về mọi lãnh vực xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật mà còn là một quốc gia Phật Giáo với nhiều tông phái, phát triển mạnh mẽ về tổ chức và rất dồi dào phong phú trong mọi sinh hoạt văn hoá như chúng ta thấy qua tổ chức ngày lễ Phật Đản của họ nói trên.
 

Tin: Hòa thượng Thích Trí Trơn/Ảnh: Xzone
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Xem thêm