Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/09/2017, 13:03 PM

Đại tượng Phật nhập Niết bàn tại Bago Myanmar

Người ta cho rằng bức tượng này được tạo dựng năm 994, trong thời trị vì của vua Môn Migadepa. Bức tượng này bị mất năm 1757 khi Pegu bị cướp bóc và vào thời kỳ Anh quốc cai trị Miến Điện năm 1880, Shwethalyaung Buddha đã được tìm thấy lại và được phục hồi năm 1881, nên được dân chúng Myanmar sùng kính nhất! Chỉ tiếc ở phần thiết kế xây dựng các kỹ sư hoặc kiến trúc sư đã không tinh xảo trong việc sử dụng khá nhiều cột, vị trí bức tượng Phật nằm nên du khách khó có những bức ảnh ăn ý và đẹp nhất!

Đã từng có một triều đại của người Mon ở Pegu, thời vua Rajadhirat (trị vì: 1383 - 1421). Pegu có chiến tranh liên miên với Ava. Giữa thế kỷ 15, nữ vương Baña Thau (tiếng Myanmar: Shin Saw Bu; 1453-1472) đã truyền ngôi cho một vị tăng sĩ tên là Dhammazedi (trị vì: 1471-1492) và vị tăng sĩ này đã đưa Pegu trở thành một trung tâm thương mại và trung tâm của Phật giáo Theravada.
 
Những cải cách tôn giáo của vua Rajadhirat sau này lan rộng khắp đất nước. Vua Rajadhirat duy trì quan hệ hữu nghị với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo DGE Hall: “Vua Rajadhirat là một vị minh quân phật tử dùng Phật giáo trong việc quốc sách an dân tuyệt vời, sâu sắc trong việc thanh lọc tôn giáo, mang ánh sáng chính tín, chính kiến soi sáng xã hội nhân gian. Dưới nền văn minh của minh quân phật tử Rajadhirat phát triển mạnh, điều kiện đất nước Mon nổi bật với sự rối loạn và tàn khốc đặc trưng của vương quốc Ava”.

Từ xa xưa, Phật giáo là quốc đạo ở Myanmar, thành phố Bago (Pegu) đã từng là trung tâm chính trị, dĩ nhiên việc giáo dục đào tạo nhân tài Phật giáo, cơ sở tự viện Phật giáo, tượng Phật, tháp Phật... được phát triển mạnh để phục vụ nhu cầu phụng đạo yêu nước - tốt đạo đẹp đời.
 
Shwethalyaung Buddha là bức tượng đức Phật nhập Niết bàn ở phía tây của thành phố Bago (Pegu), Myanmar. Bức tượng này có chiều dài 55m (180 foot) và cao 16m (52 foot). Chiều rộng của khuôn mặt là 22,5 feet (6,9m). Khía cạnh chiều dài của cổ họng là 7,5 feet (2,3m). Chiều dài của thân trên là 47,5 feet (14,5m). Chiều dài tai là 15 feet (4,6m). Chiều dài của lông mày là 7,5 feet (2,3m). Chiều rộng của miệng là 7,5 feet (2,3m). Chiều rộng của mỗi mắt là 3,5 feet (1,1m). Cầu mũi là 7,5 feet (2,3m). Chiều dài của đế chân là 25,5 feet (7,8m). Kích thước của lòng bàn tay theo chiều dọc là 22 feet (6,7m). Chiều cao của ngón chân cái là 6 feet (1,8m). Pho tượng lớn thứ 2 thế giới, sau bức tượng nằm dài 74m ở Dawei (Tavoy). 
 
Người ta cho rằng bức tượng này được tạo dựng năm 994, trong thời trị vì của vua Môn Migadepa. Bức tượng này bị mất năm 1757 khi Pegu bị cướp bóc và vào thời kỳ Anh quốc cai trị Miến Điện năm 1880, Shwethalyaung Buddha đã được tìm thấy lại và được phục hồi năm 1881, nên được dân chúng Myanmar sùng kính nhất! Chỉ tiếc ở phần thiết kế xây dựng các kỹ sư hoặc kiến trúc sư đã không tinh xảo trong việc sử dụng khá nhiều cột, vị trí bức tượng Phật nằm nên du khách khó có những bức ảnh ăn ý và đẹp nhất!
 
 
Phía sau của bệ thờ pho tượng đức Phật nhập Niết bàn (Shwethalyaung Buddha), vách sau được khắc phù điêu, minh họa câu chuyện về nguồn gốc kiến tạo pho tượng đức Phật nhập Niết bàn.
 
Kỷ niệm chuyến vân du Myanmar tháng 09/2017!

Vân Tuyền 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ảnh 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Phượng vàng nở rộ khoe sắc dịp Tết tại Linh Ẩn tự, Lâm Đồng

Ảnh 16:00 27/01/2024

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km, chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn Tự) tọa lạc ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp đến với phố núi.

Xem thêm