Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đám tang và sự đời

Đám tang cụ khá linh đình, nhạc tây, nhạc ta ỉnh ỏi nối tiếp nhau sau các đợt tụng kinh siêu thoát. Xe du lịch của bạn bè lũ con đậu kín con đường to rộng. Đám tang làm heo, bò, gà vịt liên tục. Bàn nhậu này kéo theo bàn nhậu khác rôm rả. Chúng nó mướn cả đoàn ca nhạc và làm xiếc đến phục vụ suốt đêm. Nghe đâu cái quan tài để cụ nằm trị giá gần trăm triệu đồng. Chúng còn mua đất trong nghĩa trang tư nhân cao cấp để cụ an nghỉ.

Cạnh nhà tôi có một đám tang. Người quá cố là một cụ già gần 80 tuổi. Nghe nói cụ ông mất đã ba mươi năm, con thì đông nhưng hiếm khi thấy chúng về thăm hỏi mẹ mình, đổi lại sự chăm sóc trách nhiệm làm con chung ấy là thuê một người giúp việc ở chung với cụ lo chuyện cơm nước, ốm đau.

Có lần cụ ốm nặng, người giúp việc chạy đôn chạy đáo nhắn tin, gọi điện lên Sài Gòn, rồi chỉ thấy mỗi thằng con út lái xe bốn bánh về thăm với lũ khũ bánh mứt, trái cây, sữa ngoại nhập. Nó nói mấy người kia bận chuyện kinh doanh nên không về, chỉ gửi về khá nhiều tiền, quà cho mẹ với lời nhắn: “…mẹ thông cảm chúng con bận quá, mẹ có thèm gì thì ăn nấy, đừng tiếc tiền…”. Cụ buồn lắm. Gần đất xa trời như cụ thì có ham muốn ăn uống gì nữa đâu, cụ chỉ mong gặp mặt con cháu nhiều hơn giữa không gian luôn quạnh quẽ đến nao lòng.
                         Ảnh chỉ mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết (Nguồn: Internet)
Nhiều lúc rảnh rỗi, cụ chống gậy sang nhà tôi tâm sự, cụ sợ nhất là lúc đêm về, nỗi cô đơn trống vắng tình thương gia đình làm cụ không sao ngủ được. Vậy là thức trắng để nhớ chồng, nhớ con, nhớ cháu, nhớ cái thuở hàn vi nhưng hạnh phúc làm sao bởi mỗi ngày bên mâm cơm đạm bạc luôn có đủ mặt các thành viên trong gia đình.

Giờ đây tám đứa con đều thành đạt, nên người từ sự tảo tần, gian khổ của đôi vợ chồng quê chân chất một chữ bẻ đôi không biết nhưng luôn chăm sóc, lo toan, chở che nâng niu lũ con mình. Lạy trời. Đứa nào cũng học giỏi, đứa là bác sĩ, đứa kỹ sư… có đủ cả. Vậy mà giờ đây cụ cô đơn trong căn nhà ba tầng sang trọng to nhất khu phố này. Nhà cao và rộng, chúng nó xây để về ngủ khi đến lệ giỗ ba chúng, mỗi năm cụ chỉ có được một ngày hạnh phúc vì gặp đầy đủ các con cháu, hôm sau thì vắng tanh, chỉ còn cụ và người giúp việc. Đến Tết chúng cũng ít khi có mặt đầy đủ vì phải đi ngoại giao chúc Tết, tiếp khách lu bù. Đêm giao thừa nào cụ cũng khóc và thức đến sáng.

Đám tang cụ khá linh đình, nhạc tây, nhạc ta ỉnh ỏi nối tiếp nhau sau các đợt tụng kinh siêu thoát. Xe du lịch của bạn bè lũ con đậu kín con đường to rộng. Đám tang làm heo, bò, gà vịt liên tục. Bàn nhậu này kéo theo bàn nhậu khác rôm rả. Chúng nó mướn cả đoàn ca nhạc và làm xiếc đến phục vụ suốt đêm. Nghe đâu cái quan tài để cụ nằm trị giá gần trăm triệu đồng. Chúng còn mua đất trong nghĩa trang tư nhân cao cấp để cụ an nghỉ.

Tuyệt nhiên không thấy một giọt nước mắt nào tại đám tang. Có lẽ lũ con đã thấy lòng nhẹ nhõm vì từ nay không sợ người đời cho là bất hiếu nữa, từ nay khỏi phải điện thoại thăm nom, hay phải phóng xe hàng trăm cây số về thăm mẹ khi trái gió trở trời.

Còn tôi cứ thấy ngậm ngùi cho cụ, một người mẹ chỉ biết hy sinh và ra đi trong sự cô đơn đau xót vô chừng.

Tam Anh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm