Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/01/2016, 19:47 PM

Danh sơn Myohyang đất Tổ của dân tộc Hàn Quốc

Núi Myohyang (Diệu Hương-妙香山) nằm ở huyện Hyangsan (Hương Sơn) tỉnh Pyongan Buk (Bình An Bắc), nay thuộc địa phận của Bắc Triều Tiên, cách Bình Nhưỡng khoảng 160 km về phía Tây Bắc, nơi đây là điểm du lịch ấn tượng với những núi đá vôi hình tai mèo, các thác nước rất đẹp đổ xuống sông Chongchon (Thanh Xuyên-清川江).

Bảo tàng hữu nghị quốc tế trưng bày trên 250.000 vật phẩm từ các nước trên thế giới tặng. Đặc biệt là các ngôi cổ tự Pohyon (Phổ Hiền Cổ Tự) được xây dựng từ thế kỷ 11, nghìn năm tuổi từ thời Cao Ly đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Đây là một trong bốn dãy núi nổi tiếng nhất trên bán đảo Hàn Quốc, cùng với núi Geumgang (Kim Cương) ở phía Đông, núi Guwol (Cửu Nguyệt) ở phía Tây và núi Jiri (Trí Dị) ở phía Nam. Dãy núi Myohyang (Diệu Hương) có đỉnh cao nhất là đỉnh Biro (Bì Lô) cao 1909m. núi có chu vi là 128km, trải dài ở cả khu vực Nam và Bắc tỉnh Pyeongan. Trong dãy núi hùng vĩ này có tới trên 10.000 thác nước.
 
Núi Myohyang còn có tên gọi khác là Taebaek (Thái Bạch). Truyền rằng tại hang Dangun (Đàn Quân-檀君) trong dãy núi Taebaek, thần Hwanung (Hoàn Hùng_桓雄) đã gặp cô gái xinh đẹp biến thành người từ gấu Ungnyeo (Hùng Nữ-熊女) và mang thai vua Dangun (Đàn Quân-檀君), ông tổ của dân tộc Hàn quốc. Dân tộc Hàn xemdãy núi Taebaek tức núi Myohyang là Thánh địa của dân tộc. Trong núi này có 360 ngôi tự viện Phật giáo, đây chính là nơi Thiền sư Seosan (Tây Sơn 520-1604) tuyển mộ năm nghìn hàng nghìn tăng sĩ chiến binh hỗ trợ Anh hùng phật tử Li Sunsin (Lý Thuấn Thần), Tổng tư lệnh Hải Quân, để kháng chiến chống quân Nhật Bản xâm lược.  
 
Theo sau cuộc chiến bại của Nhật Bản, Thiền sư Seosan (Tây Sơn) cùng đệ tử là Đại sư Sa myeong (Tứ Minh Đường) đã dẫn đầu một phái đoàn tới Nhật Bản vào năm 1604 và hai thầy trò đã hoàn tất sứ mạng của mình với một bản hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Triều Tiên.

Trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Nhật Bản từ năm 1592 đến năm 1598 (được gọi theo tiếng Hàn Quốc là Imjinwaeran, tức là "biến loạn Nhâm Thìn). Khúc ca Hyangsanyuramga (Hương Sơn du lãm ca) ca ngợi phong cảnh của dãy núi Myohyang. 

Ca khúc mở đầu bằng nội dung giới thiệu tổng quan về dãy núi Myohyang, rồi kể lại hành trình đi từ chùa Bohyeon (Phổ Hiền) lối vào núi Myohyang đến chùa Sangwon (Thượng Viện) ở đỉnh núi vừa thong thả ngâm thơ. Bài hát cũng có đoạn phê phán tầng lớp quan lại ăn hiếp dân thường ở khu vực này, rồi có đoạn tả cảnh hang động Dangun, mô tả dáng vẻ Thiền sư Tây Sơn và đoạn cầu nguyện cho quốc thái dân an. Không biết đến bao giờ người dân Hàn Quốc mới được thoả ước tới ngắm cảnh dãy núi hùng vĩ này. Nhờ có ca khúc Hyangsanyuramga (Hương Sơn du lãm ca) nên mặc dù không tới được núi Hyangsan nhưng người dân Hàn Quốc vẫn có thể phần nào mường tượng được phong cảnh nơi đây. 

Một khúc hát tiêu biểu của tỉnh Pyeongan nay thuộc địa phận của Bắc Triều Tiên mang tên Susimga (Sầu tâm ca-愁心歌). Khúc ca có đoạn:

Sơn tuyền thảo mộc trẻ lại, nhưng thanh xuân héo tàn
Nghĩ mà thấy u sầu ta phải làm sao đây.

Lời ca sầu thảm, nhịp điệu cũng buồn buồn nên khúc hát có tên là “Sầu tâm ca”. Các giai điệu dân ca của vùng Hwanghae và Pyeongan được gọi chung là dân ca vùng Seodo. Đặc trưng của khúc hát Susimga (Sầu tâm ca) là nghe một lần nhớ mãi nên còn được gọi là Susimgatori. 

Truyền rằng người dân vùng Seodo thích những câu hát buồn như vậy là do chính sách phân biệt đối xử của triều đại Joseon (Thế kỷ XIV-XVIII). Dưới thời Joseon người dân sống ở vùng Gwanseo và Gwanbuk tức là ở tỉnh Pyeongan và tỉnh Hamgyeong không được phép làm quan. Đã ở vùng sâu vùng xa gặp đủ loại khó khăn, có dùi mài kinh sử thì cũng không phải ai cũng được làm quan, vậy mà người dân ở đây còn không có nổi cả cơ hội để làm việc lớn. Họ không được đối xử như các dân chúng của các vùng khác trong cùng một quốc gia. Khúc ca Gwansanyungma (Quan sơn nhung mã) hay được các kỹ nữ vùng Pyeongyang hát cũng là một trong số những giai điệu loại này. Khúc ca có đoạn:

Không biết bao giờ bạo loạn phía Bắc mới chấm dứt
Tưới lệ buồn lên hoa diên vĩ cố quốc ơi
Sông núi nơi đâu thấu nổi lòng ta kia chứ.

Những lời ca sầu buồn thê lương này như có sức hút đặc biệt trong tâm khảm của người dân vùng Pyeongan. 

* Khúc ca Hyangsanyuramga (Hương Sơn du lãm ca-향산유람가-香山游览歌) / Park Gi-jong.
* Khúc hát Susimga (Sầu tâm ca-수심가) / Kim Gwang-suk
https://www.youtube.com/watch?v=iDWcZqo2Td4
https://www.youtube.com/watch?v=FBP03LiK5Ag
* Khúc hát Sichang Gwansanyungma (Thi xướng quan sơn nhung mã-관산융마)/ Jo Il-ha
https://www.youtube.com/watch?v=7_HoU9GYaWA
https://www.youtube.com/watch?v=TjD0rV9qgXw

Dưới thời Joseon (1392-1910), Phật giáo đồ và nhân dân trên bán đảo Hàn Quốc đều ca tụng, ngưỡng mộ Thiền sư Hyu-jeong, vị Thiền sư tiêu biểu của Phật giáo bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm, đồng thời là một nhà tư tưởng lớn thể hiện rõ quan điểm Tôn giáo trong những tác phẩm của mình.

Đại sư Hyu-jeong sinh năm 1520, Viên tịch năm 1604, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nhờ có sự giúp đỡ của Ông Yi Sa-jeung Quận trưởng vùng Anju nên năm 12 tuổi, ông đã được vào học ở Sungkyunkwan (Thành Quân Quán-成均館) học phủ tối cao của các vương triều Cao Ly và Triều Tiên tại Triều Tiên. Học phủ này tương đương với Quốc tử giám và Thái Học tại Trung Quốc. Thành Quân Quán dưới thời Cao Ly nay thuộc thành phố Kaesong tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên còn Thành Quân Quán dưới thời vương triều Triều Tiên nay nằm tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc. 

Ba năm sau, vừa tuổi 15, Ngài dự kỳ thi Tiến sĩ nhưng bị trượt. Ngàibèn cùng với một số đồng môn đi du ngoạn, tới vùng Ho Nam, Ngài đảnh lễ Trưởng lão Hòa thượng Sung-in (Sùng Nhân) ở núi Jiri (Trí Dị) cầu xin xuất gia tu hành. 

Ngài cầu pháp y chỉ với Thiền sư Bu-yong nhiều năm, đến năm 32 tuổi, nhà nước mở khoa thi Thiền Giáo lưỡng chủng tăng khoa, Ngài ứng thí và đỗ Đại khoa. 

Năm ông 36 tuổi,Ngài được đề bạt vào vị trí cao nhất trong giới Phật giáo là Phán Thiền tông sự. 

Năm 1589, Ngài tuổi thất tuần 70, do sự kiện phản nghịch của Jeong Yeo-rip (Trịnh Nhữ Lập) Ngài bị bắt giam vào ngục cùng với đệ tử của mình là Samyeong Yu-jeong, nhưng sau đó được phóng thích. 

Năm 1592, trong bảy năm diễn ra “Biến loạn Nhâm Thìn” - cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Nhật Bản, Ngài được vua Seon-jo (Tuyên Tổ) phong chức Bát đạo Thập lục Tông đô Tổng nhiếp, Ngài kêu gọi và lãnh đạo các môn đồ và phật tử trong cả nước chống giặc ngoại xâm, lập nhiều công lớn. 

Suốt đời Ngài gắng liền với Quốc gia dân tộc, Phụng Đạo – Yêu Nước. Hóa duyên ký tất, Ta bà quả mãn, Ngài an nhiên thị tịch tại  núi Myohyang (Diệu Hương). Hưởng thọ 85 tuổi.

Ngài để lại 3 tác phẩm lớn và được truyền bá rộng rãi là Thiền Gia Quy Giám, Nho Gia Quy Giám, Đạo Gia Quy Giám với một tư tưởng lớn là Hội thông Tam giáo. Ngài không chỉ là một Thiền sư yêu nước, đóng góp nhiều công lao trong công cuộc chống ngoại xâm mà còn là một học giả lớn nêu cao tư tưởng kết hợp việc đạo với việc đời, dung hoà các tôn giáo, hướng tới cái đích tận cùng là Chân, Thiện, Mỹ.

Có một thời gian rất dài Ngài tu luyện ở núi Myo Hyang, một ngọn núi được coi là linh thiêng, hùng vĩ, nhiều đỉnh núi cao, thế núi kỳ vĩ, non nước hữu tình. Tên ngọn núi này được dân gian thường gọi là Seosan (núi Tây), bởi thế, dân gian vẫn gọi Thiền sư Hyu-jeong là Seosandaesa (Thiền sư Tây sơn).

Viết về núi Myo Hyang, Kim Sat Kat có bài thơ như sau:

妙香山詩

平生所欲者何求
每擬秒香山一遊
山疊疊千峰萬仞
路層層十步九休

Phiên âm


Diệu Hương sơn thi
Bình sinh sở dục giả hà cầu,
Mỗi nghĩ Diệu Hương sơn nhất du.
Sơn điệp điệp thiên phong vạn nhận,
Lộ tằng tằng thập bộ cửu hưu.

Dịch nghĩa:

Thơ về núi Diệu Hương
Điều ước muốn trong cuộc đời con người là gì?
Là một lần được du ngoạn núi Diệu Hương.
Núi non trùng trùng điệp điệp, muôn vàn đỉnh vươn cao vạn nhận,
Đường đi gập ghềnh hiểm trở, đi mười bước nghỉ đến chín lần.

Núi Diệu Hương được thi vị hóa trong thơ là vậy. Trên thực tế, mạch núi Diệu Hương chạy theo hướng Bắc Tây Bắc xuống Nam Tây Nam, ở phía Nam sông Áp Lục; phía Bắc Bình Nhưỡng, có rất nhiều đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tỳ Lô:1909m, tiếp đến là đỉnh Thất Tinh:1894m, đỉnh Giáng Tiên:1613m…

Trên núi Diệu Hương có chùa Phổ Hiền cổ kính, được dựng vào năm 968, tức năm 19 đời vua Kwangjong triều Koreo. Tây Sơn đại sư (Seosan Daesa) từng nhiều năm tu luyện và chủ trì chùa này.

Núi Diệu Hương linh thiêng hùng vĩ; chùa Phổ Hiền cổ kính rêu phong; Thiền sư Tây Sơn cùng những tư tưởng lớn đã tạo nên một danh lam thánh tích Phật giáo mà “trong cuộc đời con người, mong được một lần tới du ngoạn”.

Vân Tuyền
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm