Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/12/2014, 08:11 AM

Đạo Phật ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng

Thêm một ngôi nhà chính pháp để bà con dân tộc nơi đây, vốn từng yêu mến đạo Phật, thích được về chùa dự lễ, học Phật dựa nương. Cũng là góp phần nâng cao đời sống tâm linh, niềm tự tin nơi tín ngưỡng truyền thống dân tộc...

Được biết, văn hóa Phật giáo, kiến trúc chùa Việt truyền thống ở tỉnh Cao Bằng vốn có từ thời Lý. Trải qua bao biến cố lịch sử, qua những thăng trầm năm tháng, giờ hệ thống chùa ở Cao Bằng dường như chỉ còn lại dấu ấn thời gian…

Hiện, Cao Bằng có 7 ngôi chùa, trong đó Trúc Lâm Phật Tích Bản Giốc chuẩn bị khánh thành, Trúc Lâm Tà Lùng thì mới chính thức động thổ khởi công ngày 01/12/2014 (10/10/Giáp Ngọ) vừa qua.


Chủ Nhật vừa rồi, lần đầu tôi được cùng đoàn báo chí về với Cao Bằng, chuẩn bị tham dự Lễ động thổ khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng, ngôi chùa nơi thị trấn cửa khẩu quốc tế vùng biên.

Buổi tối, sau bữa cơm thân mật cùng UBND tỉnh, bên bàn trà ấm cúng, tranh thủ chuyện trò cùng mọi người, chúng tôi được chị Nhung, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh cho biết: Hệ thống chùa ở Cao Bằng có từ thời Lý, trải qua bao biến cố, chiến tranh, đến năm 1979, hầu hết các ngôi chùa đều bị hư hại, tàn phá nặng, đến độ như chỉ còn “phế tích”. Đến năm 2005, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Cao Bằng đã ra mắt do Hòa thượng Thích Gia Quang làm Trưởng Ban.

Được sự quan tâm của Nhà nước, của lãnh đạo tỉnh, của Giáo hội PGVN, chùa trên địa bàn tỉnh dần được trùng tu, khôi phục lại. Điều này vô cùng có ý nghĩa đối với toàn tỉnh nói chung, cũng như với đời sống tâm linh, tín ngưỡng bà con nói riêng.

Đạo pháp luôn đồng hành cùng dân tộc...

Cao Bằng là tỉnh giáp biên giới, dân cư rải rác, không tập trung, nên đời sống tín ngưỡng đạo Phật cũng nhiều phần “thưa thớt”. Không tính các ngôi chùa khác trong số 7 chùa trên địa bàn tỉnh, riêng chùa Trúc Lâm Phật Tích Bản Giốc và chùa Trúc Lâm Tà Lùng cũng cách nhau rất xa, vài chục km. Lẽ vì vậy, tương tác phật sự giữa các chùa khó mà hiệu quả.

Thêm nữa, đến 94 - 95% dân cư trên địa bàn tỉnh là người dân tộc thiểu số, ngay cả thị trấn Tà Lùng cũng là nơi sinh sống của rất đông đồng bào người Tày, Nùng, H’Mông, Dao…Chùa Trúc Lâm Tà Lùng sẽ được xây dựng trên khu đất rộng dưới chân núi Phia Khoang, cách cửa khẩu Việt - Trung Tà Lùng khoảng một km.



Dù kính ngưỡng đạo Phật, nhưng "một cây khó thể nên non"

Đặc thù mật độ dân cư, cũng phần nào thể hiện “những khoảng cách” về trình độ dân trí và nhận thức, đặc biệt về tín ngưỡng đạo Phật. Cũng theo chị Nhung, nếu như trước kia bà con hay đến chùa lễ Phật, thì kể từ năm 1979 đến nay, bà con ít đến chùa hơn. Rồi đến tận năm 2005, khi Ban Đại diện Phật giáo tỉnh ra mắt, “thói quen” về chùa dự lễ dần quay lại với bà con nơi đây. Nhưng, những gián đoạn lịch sử, song hành cùng những đổi mới thời kinh tế thị trường, việc bà con đi lễ chùa dường như “không theo” đúng lễ nghi, tín ngưỡng Phật giáo truyền thống… vì bà con rất muốn được về chùa dự lễ, học Phật nhưng khoảng cách địa lý đã vô hình tạo rào cản, hình thành “thói quen” mới kém phần tích cực.







Lễ động thổ khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng

Việc khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bà con nơi đây. Thêm một ngôi nhà chính pháp để bà con dân tộc nơi đây, vốn từng yêu mến đạo Phật, thích được về chùa dự lễ, học Phật dựa nương. Cũng là góp phần nâng cao đời sống tâm linh, niềm tự tin nơi tín ngưỡng truyền thống dân tộc, để bà con biết cùng nhau xa lìa những hủ tục mê tín dĩ đoan, biết “nghe theo Tâm” mình cùng sống tốt Đạo, đẹp Đời.

HT.Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Cao Bằng

Sáng ngày 1/12, Lễ động thổ khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng đã thành tựu viên mãn, dưới sự quang lâm chứng minh của đông đảo chư tôn thiền đức, lãnh đạo trung ương, chính quyền các cấp cùng hàng trăm bà con phật tử hân hoan về dự lễ. Phát biểu tại buổi lễ, HT.Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh: Chùa Trúc Lâm Tà Lùng tại cửa khẩu quốc tế Tà Lùng sẽ là một địa chỉ văn hóa tâm linh Phật giáo, góp phần làm cảnh quan nơi đây đẹp hơn, điều kiện phục vụ đời sống tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân địa phương được tốt hơn, ghi thêm một địa chỉ văn hóa tâm linh vào lịch sử, địa lý tự nhiên của tỉnh Cao Bằng, và quan trọng là đóng thêm một mốc giới tâm linh Phật giáo Việt Nam trên vùng biên cương của tổ quốc.



Mong rằng, niềm khát ngưỡng chính pháp của đông đảo bà con phật tử nơi đây sớm hiện thực...

Bên cạnh đó, ông Đàm Văn Eng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cũng chia sẻ thêm: “Đáp lại tâm lòng và ngưỡng vọng của bà con phật tử, nhân dân địa phương cũng như đông đảo du khách thập phương, Lãnh đạo tỉnh, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, đã quyết tâm xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng. Đây sẽ là công trình có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh, về giá trị văn hóa kiến trúc.

Trúc Lâm Tà Lùng được xây dựng, không những tạo ra Phật cảnh cho du khách thập phương về hành hương lễ Phật, mà còn là nơi để nhân dân địa phương cùng nhau tu học, giữ vững nếp sống hướng thiện, giữ gìn phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân tộc anh em. Bên cạnh đó, Trúc Lâm Tà Lùng còn có giá trị kết nối văn hóa tâm linh giữa hai dân tộc Việt - Trung, góp phần tăng cường tình đoàn kết láng giềng, hữu nghị trong khu vực biên giới giữa hai quốc gia".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm