Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/11/2013, 12:49 PM

Đầu tháng 12/2013, khánh thành Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại An Kỳ Sinh - Yên Tử

Dự kiến từ ngày 01 - 03/12/2013, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày nhập Niết bàn và khánh thành tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông - tại khu di tích danh thắng Yên Tử, Quảng Ninh

Dự án dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - Đệ nhất Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử được triển khai từ tháng 11/2009, do BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư với tổng vốn 75 tỷ đồng, huy động từ nguồn xã hội hóa. Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh), Ý Yên (Nam Định), cao 15m với trọng lượng 138 tấn được đặt tại núi Yên Tử.

 Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nguyên khối

Công trình được dựng trên khu đất rộng 2.200m², cao hơn 920m so với mực nước biển, bao gồm các hạng mục như: khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập kết và các hạng mục khác.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại non thiêng Yên Tử được đánh giá là công trình kỷ lục. Đây là công trình lần đầu tiên đúc trên vị trí núi đá cao, hiểm trở, không có địa bàn thi công, mưa, mây, ẩm ướt quanh năm…, Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc liền khối bằng đồng nhập khẩu từ Australia.

Tượng đúc liền khối ngồi trên bệ được làm bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc cao hơn 3m, đài sen hơn 2m, thân tượng đồng cao 9,9m, tượng có tổng trọng lượng 138 tấn. 

 Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – quyền Phó Chủ tịch TT HĐTS kiêm Tổng thư ký HĐTS GHPGVN 

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – quyền Phó Chủ tịch TT HĐTS kiêm Tổng thư ký HĐTS GHPGVN chia sẻ: “Mục đích và ý nghĩa việc khánh thành tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhằm tưởng nhớ công lao và sự nghiệp vĩ đại của đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông – vị Hoàng đế anh minh, anh hùng giải phóng dân tộc, đây là nhà văn hóa tư tưởng lớn, nhà tu hành chân chính, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. 

Vai trò của đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông được đánh giá cao trọng sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp Đại đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, sự nghiệp tu hành và tư tưởng vĩ đại của Thiền phái Trúc Lâm đã ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Do vậy, Tăng, Ni, phật tử phải có trách nhiệm tôn vinh, duy trì và bảo tồn các giá trị lịch sử đó nhằm phát huy tinh thần nhập thế, tinh thần yêu nước của Phật giáo Việt Nam”.

 TT.Thích Thanh Quyết – Ủy viên TT HĐTS GHPGVN – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh

Giá trị công trình tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được TT.Thích Thanh Quyết – Ủy viên TT HĐTS GHPGVN – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cho biết:  “Đây là một công trình lớn nhất từ trước đến nay được nhà nước quan tâm và phê duyệt dự án xây dựng bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nguyên khối.

Việc đúc tượng nhằm tôn vinh công lao và  những đóng góp to lớn của đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thể hiện tư tưởng nhập thế của Phật Hoàng  Trần Nhân Tông là “Đạo pháp luôn đồng hành cùng dân tộc”. Qua đó khẳng định Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của người Việt Nam  là sự kết hợp trên tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc Đại Việt, kế thừa truyền thống tốt đẹp hộ quốc, an dân làm tốt đời đẹp đạo, góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa và lòng tự hào của dân tộc.

Giới thiệu chùm ảnh chư Tôn đức  tham quan tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Yên Tử:

 Chư Tôn đức làm lê dâng hương tại tháp Yên tử
 Công trình tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đang được hoàn thiện 
 
 Chính diện tượng Phật
 
 
 
 
 
 Phối cảnh tổng thể 

Tin, ảnh: Cẩm Vân

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm