Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/06/2019, 14:39 PM

Dạy nghề, dạy chữ nơi cửa chùa

Chùa Kampongnigrodha (Chùa Hang), ngôi chùa Khmer có tuổi đời gần 4 thế kỷ, không chỉ được biết đến là một cơ sở thờ tự Phật giáo, Chùa Hang còn là điểm dừng chân của những người đam mê sản phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo với xưởng dạy nghề điêu khắc của các nghệ nhân là người Khmer.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Chùa Hang tọa lạc tại huyện Châu Thành, cách trung tâm tỉnh Trà Vinh chưa đến 10 km, cổng chùa được thiết kế như một cái hang khổng lồ nên người dân quen gọi là Chùa Hang. Không gian thoáng đãng, hòa mình với thiên nhiên bởi xung quanh là một rừng cây cổ thụ và đông đảo chim, cò về trú ngụ.

Chùa Kampongnigrodha (Chùa Hang), ngôi chùa Khmer có tuổi đời gần 4 thế kỷ. Ảnh: Internet

Chùa Kampongnigrodha (Chùa Hang), ngôi chùa Khmer có tuổi đời gần 4 thế kỷ. Ảnh: Internet

Xưởng điêu khắc gỗ nằm ẩn phía trong ngôi chùa, kế bên là phòng trưng bày hàng trăm sản phẩm đã được các nghệ nhân của xưởng hoàn chỉnh, tạo dáng. Các tác phẩm mỹ nghệ đủ mọi hình dạng, kích cỡ, nhiều nhất là dòng tác phẩm động vật hoang dã, trong đó đặc biệt là những tạo dáng các tác phẩm gần gũi với đồng bào Khmer Nam Bộ, hình tượng 12 con giáp, tứ linh, các hoa văn trang trí cho chùa Khmer, mô phỏng các sinh hoạt, lao động của đồng bào Khmer, dụng cụ trang trí, hình ảnh rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo, cũng như các kiến trúc của đồng bào Hoa như long lân quy phụng, tượng Quan âm, tượng Phật… Tất cả đều được điêu khắc trên thân nhiều loại cây gỗ qua bàn tay chăm chút của các nghệ nhân và thợ mộc nơi đây.

Bài liên quan

Theo các sư thầy trong chùa kể lại, vào khoảng năm 2002, chùa có mời nghệ nhân Thạch Buôl quê ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đến để hoàn thành một số hạng mục điêu khắc trong khu chánh điện như các hoa văn, họa tiết, trang trí... Nhiều sư thầy trẻ thấy thích thú với nghề điêu khắc gỗ nên nhà chùa đã nhờ nghệ nhân ở lại truyền dạy nghề cho các sư thầy. Từ đó xưởng điêu khắc gỗ hình thành. Ban đầu xưởng có vài sư thầy học, về sau nhiều sư thầy cùng học, có cả các sư thầy ở nhiều chùa khác của Nam Bộ và thanh niên đồng bào Khmer xung quanh cũng đến để học nghề. Năm 2005, sư cả Thạch Suông đứng ra thành lập Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang với hơn 10 thành viên là những vị sư thầy có tay nghề cao, vừa mở rộng việc dạy nghề cho thanh niên Khmer, đồng thời quảng bá, bán sản phẩm để có nguồn kinh phí trang trải cho công tác dạy nghề miễn phí. 17 năm qua, xưởng đã đào tạo được hàng trăm thợ thành thạo nghề điêu khắc gỗ, hàng nghìn tác phẩm điêu khắc đã được hoàn thành từ xưởng điêu khắc gỗ ở Chùa Hang này. Nhiều người sau khi lành nghề đã trở về gia đình mở cơ sở điêu khắc và có cuộc sống ổn định. Trong số đó có những thợ giỏi đã tình nguyện ở lại để truyền nghề cho người đến sau.

Nghệ nhân ưu tú Sơn Sóc (ngồi) đang hướng dẫn các sư chạm trổ

Nghệ nhân ưu tú Sơn Sóc (ngồi) đang hướng dẫn các sư chạm trổ

Bài liên quan

Nghệ nhân ưu tú Sơn Sóc, thuộc thế hệ thợ đầu tiên đến chùa để học nghề, hiện phụ trách xưởng điêu khắc gỗ đồng thời là thầy dạy chính cho các thợ của xưởng chia sẻ, hiện xưởng có gần 20 thợ đang học nghề, trong đó có 6 nhà sư cùng các thanh niên trong vùng. “Tất cả các sản phẩm đều được điêu khắc bằng tay nên đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, khéo léo và kiên nhẫn. Tuy nhiên, đây cũng chính là thách thức hiện nay, khi mà công nghệ máy móc hiện đại ra đời đang ngày càng cạnh tranh với các sản phẩm làm thủ công. Trong khi thợ làm bằng tay thì vài ngày, có khi cả tháng mới hoàn thành được sản phẩm, còn công nghệ máy móc thì ra sản phẩm hàng loạt”, nghệ nhân Sơn Sóc tâm tư. Ông cũng cho hay một trong khó khăn nữa là lượng gỗ khai thác ngày càng thu hẹp, những loại gỗ có tuổi đời lâu năm đang ít dần đi, vì thế có những sản phẩm khó tạo tác vì không tìm được gỗ ưng ý.

Cũng giống như những ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông Khmer khác, Chùa Hang có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Khmer. Chùa không chỉ là nơi tu hành của các vị sư, mà còn là nơi giáo dục đạo đức cho các thanh niên Khmer và bảo tồn tinh hoa văn hóa của dân tộc. Từ bao năm qua, trong chùa luôn duy trì lớp học dạy chữ cho các Tăng Ni, Phật tử. Nghệ thuật điêu khắc gỗ thủ công của các sư trong Chùa Hang không chỉ tạo việc làm mà còn là nét đặc trưng riêng của nhà chùa, qua đây đã duy trì một ngành nghề truyền thống, góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh. 

Nguồn: baovanhoa.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm