Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 31/12/2014, 18:47 PM

Để truyền thông Phật giáo thực sự là mũi nhọn

Ngày 28/12/2014 vừa qua, Ban TTTT T.Ư GHPGVN đã có buổi họp trực tuyền giữa hai đầu Bắc - Nam, tổng kết công tác phật sự năm 2014 và đề ra phương hường hoạt động năm 2015.

Bản báo cáo dài 8 trang A4, không quá dài nhưng vừa đủ nêu lên những thành tựu lẫn khiếm khuyết, báo cáo đã  nhận định rất sát những vấn đề nổi cộm dư luận quan tâm.

Từ góc khuất của khán phòng ở đầu cầu phía Nam, người viết rất chăm chú vào từng chi tiêt bản báo cáo đặt ra mà trong đó, từng khía cạnh  đã được bóc trần, nhất là  mảng đấu tranh với tiêu cực trong nội bộ Phật giáo được trình bày cụ thể trong phần mục “xử lý thông tin”.

Qua đó cho thấy lãnh vực này rất còn thiếu những ngòi bút thiện chí, mạnh dạn đứng ra đóng góp sở kiến của mình trước công luận nhằm tư vấn cho Giáo hội các cấp có phương hướng xử lý vụ việc. Ban TTTT T.Ư trong đó có trang phatgiao.org.vn, đã làm đúng chức năng lãnh đạo và hướng dẫn của mình trong vấn đề nhạy cảm này, thể hiện là chỗ dựa vững chắc cho các Ủy viên Ban đang dấn thân vào lĩnh vực truyền thông từng ngày, từng giờ.


Đã có nhiều ý kiến chỉ ra rằng  phương diện truyền thông Phật giáo chúng ta không phải yếu và thiếu; dư thừa là đằng khác, nhất là  các website Phật giáo, nhưng để có một chủ trương chung, đường hướng chung thì hầu như rất mơ hồ, nếu không muốn cho là chưa có. Mỗi chùa, tự viện, đạo tràng hay cá nhân đều có thể mở  trang web, điều này sẽ ích lợi cho việc bảo vệ chủ trương hoặc đường lối tu học của mỗi chùa, tự viện, cá nhân mà trang web đó  đóng vai trò "thông tin". Hoàn toàn không có bóng dáng của việc phổ quát và  lợi ích cho cộng đồng. Thế nên đã có manh nha trường hợp xảy ra hiện tượng chống đối, bài bác lẫn nhau.

Có câu chuyện được phát ngôn bởi một vị tu sỉ khá tự tin cho dù giữa lúc ấy  đang trong vòng một  nghi án, đại ý rằng: blog của tôi có hằng nhiều người đọc, cho nên những gì đưa lên đấy cũng tức là tuyên truyền có lợi cho đạo pháp! Đây là vấn đề cần phải ngăn chặn, truyền thông Phật giáo có công luận riêng, có đường lối, chủ trương và chính sách rõ ràng, không cần phải đi bằng bằng ngõ hẹp của ngộ nhận.

Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy một vấn đề tiêu cực, hay xâm hại đến thanh danh Phật giáo, tăng sĩ.v…v…các trang web ít khi dám mạnh dạn đi đầu. Nếu có thì chỉ là đi theo sau sự kiện một khi đã được giài quyết xong, có kết quả. Thật ra điều này cũng dễ hiểu rằng đã hoạt động trong phạm vi cục bộ thì những vấn đề khác không liên quan đến mình, chùa mình, đạo tràng mình thì làm ngơ là điều tiên quyết.   

Đơn cử, việc di dời Tượng đài phật tử Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành Tp.HCM để nhường không gian cho dự án thi công tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên. Ngay từ đầu là  một khoảng lặng yên ả như chẵng có gì liên quan đến Phật giáo, có chăng chỉ là một  bài báo  kêu gọi người dân đến chụp ảnh  cho kịp trước khi  bị di dời.

Nhưng sau khi xuất hiện bài “Di dời Tượng Đài Quách Thị Trang, cất vào lịch sử hay khép lại lịch sử?” đã được đón nhận và hưởng ứng, để sau đó qua những  góp ý chân chân thành đã được lắng nghe. Kết quả là Nhà nước tạm thời  di dời về Công viên Lý Tự Trọng, sau khi xây dựng xong  công trình sẽ tái di dời về chỗ cũ, tức công trường Quách Thị Trang hiện hữu.

Từ khi có kết quả khả quan như vậy các web Phật giáo mới bắt đầu tham gia đưa tin! Trong khi tác giả bài báo tiên phong chỉ đứng nơi một góc khiêm nhường nhỏ bé mỉm cười với thành tựu mà mình vừa làm cho Phật pháp qua ngòi bút. 

Tương tự, vụ việc Đại đức Thích Giác Nhàn ở Đức Trọng, Lâm Đồng cũng  không khác. Tất cả các phương tiện truyền thông Phật giáo rất e dè, đứng sang một bên  để nhìn bài viết  “Vụ tu sĩ Thích Giác Nhàn - Sự tận cùng của con dốc biến tướng” cô đơn, lẻ loi đi giữa phong ba trù dập liên tiếp, thậm chí có trang web được nhiều người đọc sau khi đăng được vài ngày đã phải vội vàng tháo xuống.

Một hai trang web kiên trì, dũng cảm còn giữ bài viết ấy trên mạng. Khi sự việc đựợc giải quyết, sư Giác Nhàn đã bị kỷ luật thì hầu như trang web Phật giáo mới đưa tin! 

Khi chúng ta rút ra được  bài học từ vụ việc truyền thông qua câu danh ngôn “Thế giới khổ đau không phải do kẻ thủ ác gây ra mà là do chính những người lương thiện lặng im”. Còn Phật ngôn chúng ta thì hằng hà sa số  nói về các  sự việc tương tự có lẽ đáng nghe và đáng nhớ hơn nhiều!
                       
Trong  báo cáo tổng kết , Ban TTTTT nhận định các sự kiện nổi công  rất đáng quan tâm, trong đó còn có vấn nạn chùa Thanh Lương ở Phú Yên. Nếu đem so sánh giữa hai sự kiện sẽ thấy hai vế đối lập nhau.

Điều thú vị là ĐĐ.Thích Quảng Ngộ ở chùa Thanh Lương và ĐĐ.Thích Giác Nhàn ở Tịnh thất Quan Âm đều là  những vị tăng trẻ, cùng là tăng sinh học chung khóa II Trường TCPH Lâm Đồng. Nhưng một bên thì âm thầm gầy dựng đạo tràng tu học, củng cố và xây dựng mới ngôi già lam miền biển cho bà con ngư dân phật tử quê mình có nơi an tựa Phật pháp, rất được lòng  người dân khắp nơi. Một bên sai phạm đã được xử lý và giải quyết.

Vấn nạn chùa Thanh Lương, có thể ngày mai đây truyền thông sẽ còn phải cực nhọc để từng bước lấy lại niềm an lạc cho ĐĐ.Thích Quảng Ngộ và bà con phật tử làng biển nghèo được bình yên tu học. 

Hai vấn đề hai thái cực khác nhau nhưng giới hoạt động công tác truyền thông và thông tin chúng ta vẫn không nhầm lẫn và không bị ràng buộc bởi bất kỳ áp lực nào để bào vệ Phật  pháp và tuân thủ pháp luật hiện hành.

Khi đọc bản báo cáo tổng kết của Ban TTTT T.Ư, các thành viên, nhất là các Ủy viên  luôn có tinh thần dấn thân, sẽ rất vui khi việc làm của mình đã được ghi nhận  đúng mực, sẽ không còn thấy lẻ loi  trên bước đường phụng sự Phật pháp qua ngòi bút “không tà đầu” của mình.

Nhìn ngược lại những gam màu tối tiêu cực trong công tác truyền thông, chúng ta chưa đủ mạnh để tuyên chiến với những thủ đoạn từ bên ngoài thọc ngòi bút lấm lem hầu làm nhơ danh Phật giáo Việt Nam.

Dương Kinh Thành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm