Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/02/2013, 09:49 AM

Đến chùa Kh’mer chiêm bái tranh Phật

Những người dù tu hành hay không tu, còn trẻ hay đã già, thậm chí là du khách tham quan chưa từng tụng kinh, niệm Phật, chưa từng tìm hiểu về Phật... cũng chỉ cần vào chùa xem tranh là có thể hiểu được phần nào những giá trị của đạo Phật

Chùa Kh’mer Nam bộ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hoá - xã hội của cộng đồng. Đặc biệt hơn nữa là tính giáo dục và các hoạt động giáo dục nhân văn sâu sắc, tạo nên bản sắc văn hóa bình dị và hướng thiện đặc trưng của cộng đồng người Kh’mer Nam bộ.

Những bức họa mang hình ảnh đức Phật trong các ngôi chùa của đồng bào Kh’mer Nam Bộ

Với những mô típ kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Kh’mer, những mặt tường ngoài đắp nổi, tượng tròn hoặc chạm khắc, thể hiện các hình tượng Rea-hu (Hổ phù), Tiên nữ, chim thần (Kâyno), Chằn (Yeak)… được trang trí nhiều màu sắc rực rỡ. Một điểm vô cùng đặc biệt trong các ngôi chùa Kh’mer là những bức bích họa vẽ kín các mặt tường gian chính điện. Nội dung chủ yếu của những bức tranh này là kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc mới sinh cho đến khi tu thành đạo hạnh. Vì những bức tranh bị hỏng nên hiện nay hầu như các tranh đều được lấy mẫu từ Ấn Độ, những nhân vật trong tranh thường phảng phất gương mặt của người Ấn. Trên trần của chính điện cũng thường được vẽ kín với nội dung cảnh giao đấu giữa các Tiên nữ và Chằn, cảnh Tiên làm lễ, cảnh dâng hoa... hay khi Đức Phật vừa mới đắc đạo thì Ma Vương đem binh tới chống phá, đòi Phật phải minh chứng. Đức Phật chỉ tay xuống, lấy đất làm chứng cho mình. Thần đất chấp thuận, hiện hình lên, buông tóc tuôn thành dòng nước cuốn trôi lực lượng tà ma.

Những bức bích họa trên tường mang tư tưởng đạo Phật sâu sắc được tạo tác bằng những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian Kh’mer mà hầu hết họ được truyền nghề từ trong thời gian tu học tại chùa. Thế nhưng trong quá trình tạo tác nên những bức tranh này, người nghệ nhân không chỉ rập khuôn, tuân thủ theo các mẫu cổ điển mà còn thổi vào tranh nguồn cảm hứng vô tận, phản ánh nhân sinh quan của từng lớp tư duy, nhận thức của người nghệ sĩ. 

Những người dù tu hành hay không tu, còn trẻ hay đã già, thậm chí là du khách tham quan chưa từng tụng kinh, niệm Phật, chưa từng tìm hiểu về Phật... cũng chỉ cần vào chùa xem tranh là có thể hiểu được phần nào những giá trị của đạo Phật. Các nghệ nhân dân gian đã tạo tác nên tranh chính là những nhà sư, những người dân sinh sống trong cộng đồng tại địa phương. Họ rất hiểu và thấm nhuần những tư tưởng Phật từ khi còn rất nhỏ, đồng thời họ cũng hiểu rõ về văn hóa địa phương, vì vậy mà những tư tưởng của Phật trong tranh bích họa chùa Kh’mer rất dễ hiểu, dễ cảm thụ và dễ dàng hòa nhập vào đời sống cộng đồng, thậm chí với cả những người không biết chữ. Chính những bức bích họa này đã âm thầm góp phần giáo dục nên một lối sống thanh sạch, hướng thiện đẫm tư tưởng Phật giáo sâu sắc. 

Mỗi bức bích họa tuy đơn giản như vậy nhưng bao hàm trong nó là một câu chuyện về đức Phật, về những khó khăn, gian khổ và sự hy sinh trong cuộc đời tu hành, đắc đạo của đức Phật. Người nào hiểu được điều này sẽ có thể biết rõ giá trị của sự rèn luyện và học hỏi để nâng cao trí tuệ, thể chất, tôn trọng truyền thống và lịch sử, đặc biệt là đạo hiếu và truyền thống gia đình. Đây chính là những giá trị mang tính giáo dục và nhân văn sâu sắc, được thể hiện trong bích họa ở các ngôi chùa Kh’mer Nam bộ.

Tác giả: Vũ Thanh/Nguồn: www.anninhthudo.vn
Tiêu đề do phatgiao.org.vn đặt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm