Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/05/2015, 08:40 AM

Đi chùa lễ Phật ở đảo Lý Sơn...

Cư dân ở vùng Bình Sơn và Sơn Tịnh đã ra đây khai khẩn, lập nghiệp khoảng 400 năm trước. Khi cư dân Việt ra đây, các ngôi chùa cũng được lập nên, cả thảy 5 ngôi chùa.

Từ cảng Sa Kỳ, đi tàu cao tốc hơn một giờ, chúng tôi đã có mặt ở Lý Sơn. Anh Trương Văn Tiễn đón chúng tôi từ cầu cảng về nhà hàng - nhà nghỉ Hoa Biển của anh. Trên con đường ven ven đảo về nơi nghỉ, mặc cho tiếng sóng ầm ào, anh tranh thủ “tua-gai” cho chúng tôi... 

Rửa tay và lau cho khô xong, anh trịnh trọng đứng lên ghế cao thắp nén hương lên ban thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, rồi mới giới thiệu cho tôi những sản vật của đảo Lý Sơn. Trong gian hàng như showroom của mình, anh giới thiệu nào là tỏi cô đơn, những con ốc biển, những bình rượu ngâm... Đoạn, anh bắt máy nghe điện thoại..., rồi quay sang nói với tôi “Hôm nay nếu không có khách thì đã ở chùa rồi. Thầy gọi, mai có “khóa tu một ngày...”. Thì ra, anh là “đệ tử ruột” của thầy ở chùa Vĩnh Ân (thôn Tây, xã An Vĩnh). Anh Tiễn cho biết, ở đây có chùa Đục và chùa Hang... đẹp lắm.
 
Lang thang trên đảo, tôi nhận ra, người dân đảo rất quan tâm đến đời sống tâm linh, dinh thờ, miếu mạo có ở khắp nơi. Hôm sau tôi đến chùa Vĩnh Ân, lại thấy người dân ở đây cũng rất tín tâm với Phật pháp, và anh Tiễn là trường hợp “tinh tấn điển hình”. Có lẽ, trước sóng biển, người ta tìm thấy sự bình an (như tên các xã đảo đều bắt đầu bằng từ An) từ Phật đạo trong tâm hồn.

Men theo chân ngọn núi Thới Lới sừng sững cao 20m, một bên biển với những rặng phi lao rì rào đùa vui với sóng, con đường đến chùa Hang thật hiểm trở. Rặng dứa dại um tùm phía trước, con đường nhỏ như đâm ra ngoài biển, rồi len theo những bậc thang đi xuống gần mép sóng... Một không gian rộng lớn mở ra khoáng đạt và đẹp mê hồn, lô xô sóng biển với nước trong văn vắt lăn trên cát trắng mịn, trên những phiến đá... Ngôi chùa Hang, nằm trong hang núi Thới Lới, với tượng Quán Thế Âm như dõi mắt nhìn ra từng lớp sóng, nơi có những con thuyền nhấp nhô - một thắng cảnh hiếm có... 
 
Chùa Hang, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, bên trên vách đá ghi “Thiên Khổng thạch tự”(chùa do đá trời sinh ra), nằm bên dưới vách núi Thới Lới, thuộc thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện Lý Sơn. Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi: “phía Đông đảo có động, trong động có chùa rộng mấy gian, có giường đá, kỷ đá, hai bên có giếng nước trong ngọt, xung quanh cây cối tốt tươi, khi có giặc biển thì dân thường ẩn nấp ở đây”. Chùa Hang có nguồn gốc là ngôi đền của người Chămpa, thờ các vị thần Bà la môn, sau này người Việt đến khai phá vùng đất Lý Sơn vào đầu thế kỷ 17, chùa thành nơi tu tiên và sau này thành nơi thờ Phật. 

Chùa Hang có chiều sâu 24m, bề rộng 20m, chiều cao 3,2m, diện tích 480m2, trong chùa có nhiều ban thờ bằng bệ đá, dùng để thờ 3 ngôi Phật (A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni và Di Lặc), quan Thánh, thập nhị Diêm Vương, các vị tổ họ Trần có công lập chùa Hang, và 7 vị tiền hiền làng An Hải... 

Nếu như bên  ngoài trời nắng nóng, thì khi bước vào bên trong chùa, cảm giác mát lạnh, tĩnh lặng, dù ngoài kia ồn ào sóng biển, nhưng tâm hồm cảm thấy thanh tịnh đến lạ. Cụ An, người chấp tác coi chùa cho biết, dòng họ Trần từ mấy trăm năm nay được coi chùa cho biết, chùa còn cho tên “chùa không sư”, nên cụ là người hướng dẫn cho các Phật tử tu tập ở đây.

Rời chùa Hang, tác phẩm điêu khắc đá tuyệt vời mà thiên nhiên đã ưu ái trao tặng, chúng tôi đến chùa Đục. Nếu như chùa Hang, chúng tôi đi cầu thang xuống, thì lên chùa Đục thì phải “mỏi chân” leo cầu thang lên. Chùa Đục vốn là cái hang bỏ không, nằm ở lưng chừng núi Giếng Tiền sau đó sư Giác Tuấn về ẩn tu thiền (sau thầy đi đâu không rõ), rồi mới thành ngôi chùa độc đáo ngày nay. 
 
Ấn tượng nhất ở chùa Đục, dưới đỉnh Liêm Tự - mỏm núi cao nhất Lý Sơn, là tôn tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 27m, nhìn ra hướng biển. Đã từ lâu, người dân ở đây luôn nghĩ, hang ở núi Giếng Tiền là nơi thường trực ở của Bồ Tát để cứu độ cho những cư dân Lý Sơn khi đi đánh cá, cũng như đi cai quản đảo Hoàng Sa, khi được vua giao. Thế rồi, một phật tử ở Úc châu, cùng nhân dân đóng góp đã thỏa lòng mong ước bấy lâu. Thắp hương làm lễ xong, chúng tôi leo lên đỉnh Liêm Tự- vị trí cao nhất Lý Sơn, phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh đảo Lý Sơn như con thuyền đi trước biển xanh bao la, mới thấy đất nước mình thật đẹp! Tự nhiên, những động loạn trong tâm như những con sóng ầm ào ngoài kia, những hỉ, nộ... của cuộc sống đời thường như tan biến, để tâm hồn thanh tịnh, để nguyện cầu mẹ Quán Âm gia hộ cho nước non này. 

Đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré), gồm 3 đảo: đảo Lớn (có 2 xã An Vĩnh, An Hải), đảo Bé (xã An Bình) và hòn Mù Cu, cách đất liền 15 hải lý. Huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn 10 km2, hơn 20 ngàn dân nhưng có đến 50 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 4 di tích cấp quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh. Thiên nhiên đã tôn tạo đảo Lý Sơn hình thành những sản phẩm du lịch hoang sơ, mang vẻ đẹp vừa bí ẩn vừa độc đáo. 

Hà Quang Đức
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm