Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/07/2022, 08:04 AM

Đi hành hương (Phần 2)

Việc niệm hương lễ Phật coi như lễ phát nguyện của người con Phật trước sự chứng giám của bậc Từ Phụ là pháp thân Như Lai, diễn ra trong bầu không khí cảnh chùa vừa trang nghiêm vừa ngọt ngào ấm cúng.

Phân loại việc hành hương

Sự phân loại việc hành hương thành hai trường hợp thân hành hương và tâm hành hương, hay là hành hương hư giả và hành hương thực sự có giá trị rõ ràng trên nguyên tắc nhưng không phù hợp với sinh hoạt cụ thể trong thực tế. Trường hợp thân hành hương, khách du ngoạn thăm cảnh chùa tuy không có tín tâm như giới Phật tử nhưng cũng có lòng cảm mến cảnh thanh tịnh nơi chùa chiền, vẻ trang nghiêm ở bức tượng Phật. Trường hợp tâm hành hương, giới Phật tử ít ai nhiếp tâm niệm Phật đến mức độ cảm nhận thấy mình đến nhà Như Lai như Con đến nhà Cha, thường cảm thấy ít nhiều sự vui vẻ tập thể cùng các bạn đồng hành trong những lúc vận cảnh chùa hay thọ lộc sau khi lễ Phật, cùng nhau trò chuyện mọi việc thế tục bình thường hàng ngày.

Người thiện học khéo tu ứng dụng lý Tùy Tướng Nhập Tánh, nương theo sự kiện cụ thể thân hành hương mà hội nhập vào thể tánh tâm hành hương. Một trường hợp điển hình cụ thể: Giới Phật tử chí thành nhiếp tâm niệm Phật để chứng ngộ được pháp tánh Như Lai đã TAM BỘ NHẬT BÁI, đi ba bước thì lạy một lạy khi đi đến chùa trong cuộc hành hương. Quãng đường đến chùa đi chân bình thường hết độ mười lăm hai mươi phút, những người con Phật chí hiếu phải mất bốn năm giờ mới hoàn tất.

Người chưa chí thành nhiếp tâm niệm Phật sẽ cảm thấy mệt mỏi, nản lòng không sao hoàn tất được. Người đã nhập tánh thấy hoan hỷ, không chút mệt mỏi sau khi hoàn tất việc tam bộ nhất bái, trong tâm tràn đầy niềm tin nhờ ơn Phật độ. Về mặt hành trì, việc hành hương chia làm ba giai đoạn theo sự diễn biến của thời gian: Từ nhà đến chùa, hành lễ niệm hương tại chùa và từ chùa trở về nhà.

Từ nhà đến chùa

Giai đoạn thứ nhất chú trọng đến HÀNH ở cả hai phần:

Thân hành hương: Hành giả di chuyển từ nơi xuất phát đến nơi lễ Phật cùng với các bạn đồng hành, đem theo lễ vật, lộ phí...

Tâm hành hương: Hành giả tu tại gia tạm xa mọi sự lo toan, phiền não hay hưởng lạc trong thế giới hữu vi hàng ngày, chuẩn bị tâm thức tiến tới thế giới vô vi, coi như sống xuất gia một thời gian ngắn với chư Tăng, chư Phật. Hành giả coi như đang tiến bước trên đường Giải Thoát, tạm rời cuộc sống thế tục tiến sang cuộc sống thanh tịnh.

Hành lễ niệm hương tại chùa

Giai đoạn thứ hai này là phần chính, quy định giá trị nhiều hay ít cuộc hành hương. Nếu không hành lễ niệm hương, việc đi hành hương chỉ là đi du lịch ngắm cảnh chùa. Việc niệm hương lễ Phật coi như lễ phát nguyện của người Con Phật trước sự chứng giám của bậc Từ Phụ là pháp thân Như Lai, diễn ra trong bầu không khí cảnh chùa vừa trang nghiêm vừa ngọt ngào ấm cúng.

Đi hành hương (Phần 1)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Việc hành lễ niệm hương có tác dụng tâm linh nhiều hay ít, nói dễ hiểu hơn là hiệu năng Phật độ người phát nguyện, Người Cha lành thương đứa con biết vâng lời Cha dạy ra sao, điều này tuỳ thuộc vào nguyện lực của người hành lễ. Cha chỉ có dạy, Còn con có làm theo lời Cha thời Con mới nên người hữu dụng.

Tâm Phật là Đại Bi Tâm vô cùng vô tận lúc nào và ở đâu cũng sẵn sàng cứu độ chúng sanh. Tâm hành giả thành kính ngưỡng mộ nguyện vâng lời làm theo đúng lời Phật dạy trong khi hành lễ niệm hương lễ Phật tại chùa. Hai tâm này đều tỏa ra mùi hương thơm, do đó có danh xưng là TẦM HƯƠNG. Khi hai mùi hương này tương giao, hội nhập vào nhau, đó là hiện tượng Phật độ hay nói cách khác đó cũng là người con Phật chứng ngộ đạo pháp vi diệu. Nhờ sự tương ưng tương giao này, tâm hương ở người con Phật được tâm hương ở Đức Phật nuôi dưỡng thêm phần thơm ngát, tỏa rộng bay xa hơn cho đến khi mức độ mùi hương ở hai bên ngang bằng nhau. Đó là lúc người con Phật chứng ngộ Phật quả. Nói nôm na là Cha nuôi dạy con khôn lớn, khi đã trưởng thành con nối nghiệp Cha như tục ngữ có câu Cha nào Con ấy. Đây là tánh Nhân bản và tánh Bình đẳng trong đạo Phật: Phật là chúng sanh đã ngộ, chúng sanh là Phật sẽ ngộ. Cha và Con đều mang chung một huyết thống của tổ tông, một pháp tánh Chân Như.

Phật ban ơn cứu độ là chỉ dạy để hóa độ chúng sanh sống theo Chánh pháp, Phật không đem cho không chúng sanh những thứ người lễ Phật sơ tâm thường cầu xin như tiền tài, danh vọng, quyền thế, địa vị trong xã hội...Những thứ này thường được gọi là PHÚC, chúng sanh muốn có hãy tự kiếm lấy, bỏ công sức xây dựng thì mới đạt tới được.

Người chân tu tỏ lòng biết ơn và báo ơn Phật bằng cách vâng lời làm theo đúng lời Phật dạy, không phải chỉ tụng kinh dâng lễ vật hậu hĩnh hoa trái rồi sì sụp khấn cầu vái lạy và coi làm như thế là xong. Người Con có hiểu đối với Cha cũng vậy, tỏ lòng biết ơn và báo ơn Cha không phải mua món quà đắt tiền tặng Cha nhân dịp sinh nhật Cha là coi như thế là đã trọn đạo làm con. Người Con có hiếu đối với bậc sinh thành phải làm nên danh phận, rạng rỡ tông môn, đẹp mặt Cha Mẹ trong cuộc sống xã hội. Đây mới là hiếu tử thật sự. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm