Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 31/07/2022, 10:25 AM

Đi hành hương (Phần 4)

Chiều đi từ nhà đến chùa là tiến trình tịnh hóa tự thân, tự giác tự độ. Chiều trở lại từ chùa về nhà là tiến trình phát tâm bồ-đề hành trì Bồ-tát đạo, giác tha độ tha. Đi đến nơi về đến chốn cả hai chiều là Giải thoát viên mãn, Giải thoát tự thân và Giải thoát tha nhân.

Đi hành hương có lộ trình hai chiều từ nhà đến chùa và tự chùa trở lại nhà. Đây là pháp hữu vi hiện thực, thân tướng tức xác phàm của hành giả đảm nhận. Đây cũng là pháp vô vi siêu thực, tâm thế gian chuyển hóa thành tâm Phật tức pháp tánh Như Lai. Chiều đi từ nhà đến chùa là tiến trình tịnh hóa tự thân, tự giác tự độ. Chiều trở lại từ chùa về nhà là tiến trình phát tâm bồ-đề hành trì Bồ-tát đạo, giác tha độ tha. Đi đến nơi về đến chốn cả hai chiều là Giải thoát viên mãn, Giải thoát tự thân và Giải thoát tha nhân.

Dọc theo con đường Giải thoát ở cả hai chiều, người con Phật xuất gia cũng như tại gia cần xác định đạo vị của mình hiện đang trụ ở pháp giới nào ? Người, Trời, Thanh văn hay Duyên giác ở chiều đi xuất thế ? Bồ-tát bậc nào ở chiều trở lại nhập thế ? Có xác định được đạo vị, mỗi bước chân trên tiến trình Giải thoát mới vững vàng chắc chắn, không rơi vào tình trạng chập choạng vấp té, mê lầm lạc vào Vọng tưởng tà kiến, biến thành đệ tử của ma đạo lúc nào không hay. Có xác định được đạo vị tức mức độ đạo quả đã thực chứng, người khéo tu mới hoan hỷ an lạc trong việc cất bước không ngừng trên con đường Giải thoát.

Đi hành hương (Phần 3)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Luôn luôn không ngừng tiến trên con đường Giải thoát, người khéo tu luôn luôn soi tỏ từng bước đi của tự thân. Sau đây là hai bài thi kệ có nội dung ghi lại cảm nhận của hành giả mới sơ ngộ pháp giới Chân Như:

Phút Giây Tỉnh Thức

Đến chùa đi tìm Phật

Chỉ thấy tượng ngồi im,

Tiếng mõ kêu Cốc ! Cốc !

Nghe vang động cửa Thiền.

Niệm cầu xin gặp Phật

Trong pháp giới vô biên,

Chợt thấy mình không thật

Bấy lâu mộng triền miên !

Bỗng dưng bừng mở mắt

Thấy Phật đang dịu hiền

Nhìn mình ! Tâm tràn ngập

Niềm hoan hỷ an nhiên !

Đi Chùa Hoài Cảm

Boong ! Boong ! Nghe đổ tự bên tê,

Trời rạng mây tan khắp mọi bề.

Tỉnh mộng mới hay là có mộng,

Đương mê cứ tưởng quyết không mê !

Trăm năm quán cảnh còn vướng mắc,

Một niệm sanh tâm đã nguyện thề.

Tự thấy lòng mình vang vọng mãi

Hồi chuông như dục sớm quay về! 

Về nhà hay về chùa ? Hàm ý tu nhập thế hay tu xuất thế ? Về nơi nào cũng là hội nhập vào pháp giới Chân Như, có được tri kiến Như Lai. (1)

Chú thích: 

1. Tri kiến Như Lai: Cũng gọi là Tri kiến Phật. Đây là nói tắt, nói đầy đủ là Kiến (mắt), Văn (tai), Giác (mũi, lưỡi, thân), Tri (ý, tâm). Tri kiến của Phật và của phàm phu đều do sáu căn mà ra, ở phàm phu thì vọng động, ở Phật thì thuần tịnh bất động.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm