Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/06/2017, 08:49 AM

Đi nhiễu 10 vòng Thánh địa Phật giáo Borobudur, Indonesia

Vào đầu thế kỷ thứ 8, Vương quốc Medang (Sanjaya-gọi theo tên vương triều cai trị) ảnh hưởng Ấn Độ giáo và tín ngưỡng thờ thần Shiva, là một nhà nước từng tồn tại ở Trung Java, sau đó là ở Đông Java và Bali từ khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 10. Đây là nhà nước theo đạo Phật và đạo Hindu. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử của Indonesia thì nhà nước này tên là Medang và Mataram là kinh đô đầu tiên và lâu nhất của nó.

Một hoàng thân gốc Campuchia được Vương triều Sanjaya bảo hộ, sau đó ông quay về Campuchia vào năm 802 và đăng quang ngôi vị Quốc vương, lấy hiệu là Jayarvarman II (Trị vì: 802-850) và được công nhận rộng rãi như là người sáng lập ra Vương quốc Khmer. Chính đức Quốc vương Jayarvarman II đã đem dự án Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur Indonesia về Vương quốc Khmer đầu tiên, bởi người ta tìm thấy tại Vương quốc Campuchia tồn tại một cơ sở tự viện Phật giáo được xây bằng gạch hình tháp tương tợ mô hình của Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur.

Vì vậy mà các nhà khảo cổ cho rằng phần nền của Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur do hoàng triều Sanjaya khởi công để xây dựng một ngôi đền Ấn giáo, nhưng bỏ dở. Ngoài ra các công trình khảo cổ khác cũng được phát hiện gần Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur, một số di tích thuộc hoàng triều Sanjaya vào thời đó. Vì vậy người ta càng tin hơn là ngôi đền lúc khởi công rất có thể là một kiến trúc Ấn Độ giáo.

Việc xây dựng Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur đã hoàn thành vào năm 850, nhưng vẫn bảo trì và sửa đổi cho hoàn thiện hơn.

Một bức tranh của vị Trung tá Hà Lan G.B. Hooijer (1848-1934), Hiệp sĩ Dòng quân đội Wiliam, người mô tả những cuộc hành hương tại Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur Indonesia. 
 
Đầu thế kỷ 13, những người dân thương mại Á Rập theo đường hàng hải đưa Hồi giáo vào Indonesia, Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur trở nên hoang tàn. Vài thế kỷ sau đó, đất nước vạn đảo Indonesia hầu như hoàn toàn bị Hồi giáo hóa. Hồi giáo bành trướng như vũ bão là do các vị giáo sĩ Á Rập rất tích cực, các vị vua địa phương theo Hồi giáo dùng áp lực chính trị để huấn dụ dân chúng cải đạo. Thế kỷ 15, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo người Bồ Đào Nha xâm nhập vào Indonesia, người dân lại càng trở nên nhiệt tình hơn với Hồi giáo, đây là những phản ứng tự nhiên trước hình ảnh của một tín ngưỡng mới.

Sau người Bồ Đào Nha là người Anh và người Hòa Lan xâm nhập vào Indonesia. Là một chính khách Anh, Thiếu úy Thống đốc của British Java (1811-1815) và Thống đốc Bencoolen (1817-1822), nổi tiếng với sự thành lập Singapore, vị toàn quyền người Anh trên đảo Java, Sir Stamford Raffles (1781- 1826) khi đi kinh lý trong vùng, dân chúng nơi đây chỉ cho ông di tích hoang tàn của Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur. Ông Stamford Raffles biết ngay đó là một kỳ quan khác thường và nhờ một chuyên gia người Hòa Lan là Cornelius đo đạc và vẽ địa hình hình.

Vào cuối thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, người dân Hòa Lan công khai phá cây rừng, trùng tu Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur dưới sự điều khiển của ông Theodore van Erp từ năm 1907 đến năm 1911.

Sau đệ nhị thế chiến, Indonesia ý thức được tầm quan trọng của Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur, và mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến khảo sát, đồng thời yêu cầu Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) giúp sức để trùng tu kỳ quan Phật giáo Mật tông này.

Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hợp Quốc đưa ra nhằm giúp Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn đổ nát và lãng quên. Tiếp đến là một chương trình trùng tu quy mô hơn với thời gian dài từ 1973 đến 1982 do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã góp sức hồi phục Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur. Tổng kinh phí cho việc trùng tu lên đến 17 triệu USD thời bấy giờ, hai phần ba số tiền này do quốc gia vạn đảo Indonesia đóng góp.

Agus Aris Munandar, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Indonesia nói trong một hành lang Borobudur: “Tôi đã ngạc nhiên, đó là phù hợp với hành trình từ phàm phu đến Phật quả phải trải qua Thập địa Bồ tát.

Diễu hành 10 vòng xung quanh Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur Indonesia luôn được thực hiện bởi những du khách thập phương hành hương chiêm bái, họ nghiêm túc trong việc bước vào giai đoạn của cuộc sống trong lý tưởng Bồ tát đạo. Ở giai đoạn mà mọi người thoát khỏi sự mâu thuẫn bởi tương đối của tất cả các mối quan hệ trần tục và hệ quả trong việc luân hồi sinh tử.

Hơn nghìn năm trước, những vị hành hương chiêm bái Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur Indonesia, họ mặc áo cà sa màu hoại sắc. Từng bước chân an lạc, nhẹ gót lên từng nấc thang của cửa Đông. Sau khi đạt cấp độ đầu tiên, họ chuyển sang bên trái. Vị tăng sĩ hướng dẫn du khách thập phương hành hương từng bước nhẹ nhàng thanh thoát vào chiêm bái Thánh địa Phật giáo Mandala Borobudur”.

Vân Tuyền (Nguồn: Nederlandse Krijgsmacht)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm