Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đi sâu vào tìm hiểu để tránh những hiểu lầm không nên

Thời gian qua, khi đạo Phật nhập thế độ sinh bằng những cách thức khác nhau, khiến nhiều người có cái nhìn lệch lạc về giá trị thiết thực của Phật giáo. Bởi vì họ chưa thực sự tìm hiểu bản chất thực sự của Phật giáo.

 >>Kiến thức

Hai câu thơ của Hòa thượng Mãn Giác:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của tổ tông”.

Đã lột tả nét đẹp đời sống tín ngưỡng, tâm linh, văn hóa độc đáo của bao thế hệ người Việt. Phật giáo  đã bén rễ và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần dân tộc như cá với nước trong suốt hơn 2500 năm lịch sử. Đó là quãng thời gian chín muồi để tư tưởng từ bi, bác ái, nhân văn… và hệ thống triết lý, học thuyết uyên thâm về cuộc đời của Phật giáo thấm nhuần, hòa quyện với nét đẹp văn hóa của người Việt Nam trong đó đáng kể nhất là tín ngưỡng dân gian.

Vì lý do đó mà hiện nay nhiều chùa chiền Phật giáo , chủ yếu là miền Bắc vẫn thờ tượng Tứ Pháp gồm Pháp Vân (nữ thần mây), Pháp Vũ (nữ thần mưa), Pháp Lôi (nữ thần sấm), Pháp Điễn (nữ thần chớp). Ở một vài chùa khác, chúng ta lại thấy có điện thờ Mẫu hoặc còn tôn trí cả tượng của các vị Thiên hoàng Ngọc đế, Thập điện Diêm vương…

Bên cạnh đó, có gia đình Phật tử lại vẫn đốt tiền vàng mã, áo quần cho người quá cố hoặc tin vào sự tồn tại của vong linh…

Hiện nay nhiều chùa chiền Phật giáo , chủ yếu là miền Bắc vẫn thờ tượng Tứ Pháp gồm Pháp Vân (nữ thần mây), Pháp Vũ (nữ thần mưa), Pháp Lôi (nữ thần sấm), Pháp Điễn (nữ thần chớp).

Hiện nay nhiều chùa chiền Phật giáo , chủ yếu là miền Bắc vẫn thờ tượng Tứ Pháp gồm Pháp Vân (nữ thần mây), Pháp Vũ (nữ thần mưa), Pháp Lôi (nữ thần sấm), Pháp Điễn (nữ thần chớp).

Bài liên quan

Dựa vào đặc điểm văn hóa này mà những kẻ xấu hoặc một số đối tượng thuộc tôn giáo khác đã tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, nhất là nhắm vào người Phật tử khiến họ hoang mang tinh thần, lung lạc niềm tin vào Chánh pháp và Đức Phật. Hiện nay, còn xuất hiện kẻ xấu tuyên truyền Phật giáo  là tôn giáo bi quan yếm thế hay Đức Phật là một người bình thường không phải là Đấng tối cao nên Phật pháp cũng chẳng có gì cao siêu để con người học tập…

Trong những trường hợp này, để đối phó với các thế lực xấu và bảo vệ bản thân, bảo vệ chánh kiến và vững vàng tu học trên con đường tâm linh đã chọn, người Phật tử và đông đảo quần chúng nhân dân cần phải có trí tuệ để phân biệt đâu là tín ngưỡng dân gian, đâu là đạo Phật; và Phật giáo có hẳn là một tôn giáo như một số kẻ đã tuyên truyền hòng chia rẽ đoàn kết nội bộ người Phật tử, làm quần chúng giao động hay không?

Khi lần lượt bóc tách từng yếu tố tín ngưỡng dân gian cũng như tách bạch dấu ấn của hệ thống tư tưởng tôn giáo khác ra khỏi Phật giáo, người Phật tử mới thấy rõ nét nhất bản chất nhân văn cao quý của Phật giáo.

Lòng tưởng nhớ, tri ân người đã khuất là nét đẹp đạo đức truyền thống trong tín ngưỡng sùng bái con người của nhân dân ta…

Lòng tưởng nhớ, tri ân người đã khuất là nét đẹp đạo đức truyền thống trong tín ngưỡng sùng bái con người của nhân dân ta…

Bài liên quan

Hiện nay một số chùa tại Việt Nam vẫn thờ các vị thần hoặc thánh trong tín ngưỡng dân gian bản địa từ thuở văn minh lúa nước hoặc ngay cả các vị thánh của Trung Quốc như Khổng Tử (Nho giáo), Thái Thượng Lão Quân (Đạo giáo) – kết quả quá trình dung hợp Tam giáo đồng nguyên…

Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với văn minh nông nghiệp lúa nước nên xuất hiện tín ngưỡng thờ thần, sùng bái thiên nhiên. Bên cạnh đó, lòng tưởng nhớ, tri ân người đã khuất là nét đẹp đạo đức truyền thống trong tín ngưỡng sùng bái con người của nhân dân ta…

Cũng bởi thế mà có tập quán mỗi dịp Tết đến, con cháu quây quần bên mâm cơm cúng gia tiên, thắp nén nhang kính mời các vị tổ tông, ông bà về đón những ngày xuân đầu năm ấm áp, vui vẻ cùng cháu con; sau 3 ngày Tết sum họp, đại gia đình lại đốt tiền vàng, áo quần bằng giấy để các vị hưởng nơi chín suối…

dam-gio-ta-la-gi01
Bài liên quan

Ở đây, chúng ta cần nhìn nhận tín ngưỡng ở góc độ đạo đức – văn hóa truyền thống; mang tính giáo dục sâu sắc đối với thế hệ con cháu của cha ông ta về cội nguồn, tổ tiên, công cha, nghĩa mẹ…

Khi đặt dấu ấn và xây dựng nền móng trên đất nước Việt Nam, Phật giáo đã có quá trình dung hòa khéo léo, nhờ đó bám rễ sâu dày vào đời sống tinh thần của dân tộc.

Tuy vậy, là người Phật tử, chúng ta không để nhầm lẫn tín ngưỡng dân gian với đạo Phật, bởi Đức Phật lấy con người làm trung tâm nhưng với mục đích tìm rõ căn nguyên khổ đau, nghiệm ra phương cách giải thoát Tứ diệu đế, Bát thánh đạo… bằng chính sức mạnh nội tại của con người mà không nhờ vào tha lực hoặc một đấng tối cao nào.

Do đó, người con của Phật phải lấy ngọn đuốc Chánh pháp soi rọi con đường tu tập chuyển hóa, vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và rèn luyện bản lĩnh vững vàng trên con đường tu học đã chọn.

Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ hơn 2500 năm. Trong quá trình phát triển có những bước thăng trầm nhất định, nhưng Phật giáo đã luôn khẳng định vị trí thiêng liêng trong lòng dân tộc. Đặc biệt, vào thời nhà Trần, Phật giáo phát triển hưng thịnh với mốc son sáng chói, góp phần quan trọng vào công cuộc trị nước và an dân của các vị vua.

Đức Phật ra đời và dạy chúng ta bốn chân lý cao thượng là Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế nhưng Đức Phật không tu hành giùm ta, không giác ngộ giùm ta, không giải thoát giùm ta mà chỉ đơn giản là chỉ ra con đường chân chính để chúng ta tự vận dụng tu tập và chuyển hóa.

Đức Phật ra đời và dạy chúng ta bốn chân lý cao thượng là Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế nhưng Đức Phật không tu hành giùm ta, không giác ngộ giùm ta, không giải thoát giùm ta mà chỉ đơn giản là chỉ ra con đường chân chính để chúng ta tự vận dụng tu tập và chuyển hóa.

Bài liên quan

Phật giáo cũng chưa từng tỳ vết dấu giày của giặc ngoại xâm trên đất nước ta như một số tôn giáo khác. Nói như thế để khẳng định giá trị lịch sử và giá trị chân lý của Phật giáo từ xa xưa để một lần nữa giúp người Phật tử cũng như quần chúng nhân dân thêm vững tin, không lung lạc trước lời lẽ xuyên tạc của kẻ xấu.

Đức Phật ra đời và dạy chúng ta bốn chân lý cao thượng là Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế nhưng Đức Phật không tu hành giùm ta, không giác ngộ giùm ta, không giải thoát giùm ta mà chỉ đơn giản là chỉ ra con đường chân chính để chúng ta tự vận dụng tu tập và chuyển hóa.

Vì lý do trên mà các Phật tử thờ cúng Đức Phật để tỏ lòng kính trọng như học trò đối với người thầy chứ không phải như các tôn giáo khác là thờ cúng vị thần linh, chúa trời, sức mạnh siêu nhiên là các thế lực được cho là quyết định vận mạng của con người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm