Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/04/2022, 08:29 AM

Điều kiện để có Tâm từ (Phần 1)

Chỉ khi nào tâm có đủ năng lượng ôm trọn tất cả mọi sinh vật sống, ôm trọn đau khổ của con người, thương yêu “người dưng” như thể những người thân yêu của mình thì tâm đó mới có thể gọi là tâm từ vô lượng.

Chỉ khi nào tâm có đủ năng lượng ôm trọn tất cả mọi sinh vật sống, ôm trọn đau khổ của con người, thương yêu “người dưng” như thể những người thân yêu của mình thì tâm đó mới có thể gọi là tâm từ vô lượng.

Trong bài kinh Tâm từ được ghi lại trong Kinh Tập I.8, phần đầu của bài kinh này nói đến những điều kiện cần thiết để một người có thể thực hành tâm từ - tâm thương yêu rộng lớn, không giới hạn, không phân biệt, không điều kiện - đối với tất cả để tạo nên hiệu ứng tích cực nhất. Chúng ta cần trang bị cho mình những phẩm chất này nếu muốn phát triển tâm thương yêu của mình ngày càng rộng lớn để có thể trải tình thương cao quý ấy đến nhiều người, thậm chí nhiều loài sinh vật trên thế gian này. Đây là một phương pháp luyện kỹ năng yêu thương của người thực hành theo lời Phật dạy.

Đức Phật kể đến 15 phẩm chất cần có khi muốn thực hành tâm từ một cách hiệu quả:

Phải là người có năng lực

Năng lực ở đây chỉ cho khả năng yêu thương, một yếu tố vô cùng quan trọng để có thể thực hành tâm từ. Nếu không có năng lực, chúng ta sẽ rơi vào hoàn cảnh mà người ta quen gọi là “lực bất tòng tâm”. Do vậy “lực” trở thành yếu tố quyết định kết quả và hiệu quả công việc. Chẳng hạn một người vô đạo đức không thể có hành động và lời nói đạo đức đối với người khác được, bởi vì không ai có thể cho cái mà bản thân họ không có.

Biết kích hoạt nguồn yêu thương và phát triển tiềm năng thành khả năng thật sự đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì, bền chí, mới có thể hành động từ con tim có sức dung chứa lớn mà không phân biệt gì cả.

Biết kích hoạt nguồn yêu thương và phát triển tiềm năng thành khả năng thật sự đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì, bền chí, mới có thể hành động từ con tim có sức dung chứa lớn mà không phân biệt gì cả.

Như giọt sương đêm, chỉ có thể thấm đẫm đầu ngọn cỏ khi nó có thể tự ướp đẫm bản thân mình, tình thương yêu rộng lớn cũng như thế. Bản thân người ấy phải chan chứa tình thương lớn, mới có thể đem cho người khác. Họ cũng không thể khuyến khích, kêu gọi người khác sống đạo đức, vì chất liệu đạo đức không có nơi bản thân họ, thì lấy gì làm cơ sở để lời nói của họ có trọng lượng mà kêu gọi ? Cũng giống như một người vô sản không thể giúp người khác khi ngặt nghèo vì người ấy không sở hữu tài sản nào, thậm chí không thể tự lo cho bản thân, thì tính gì đến việc giúp người khác.

Năng lực thương yêu là tài sản bên trong, không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, là nguồn năng lượng liên hệ đến tiềm năng của mỗi một cá nhân. Biết kích hoạt nguồn yêu thương và phát triển tiềm năng thành khả năng thật sự đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì, bền chí, mới có thể hành động từ con tim có sức dung chứa lớn mà không phân biệt gì cả. Chỉ khi nào tâm có đủ năng lượng ôm trọn tất cả mọi sinh vật sống, ôm trọn đau khổ của người, thương yêu “người dưng” như thể người thương yêu của mình thì tâm đó mới có thể gọi là tâm từ vô lượng.

Phải là người cương trực

Cương trực là biểu hiện của người chân thật. Bản chất của sự thật là thẳng thắn, do vậy, con đường thẳng vốn là con đường ngắn nhất để đưa người lữ hành về đích dành cho người chân thật, vì những người này luôn trân trọng và yêu quý sự thật. Sự thật thì chỉ có một, đơn giản và thuần khiết, nên chỉ cần thong dong bước trên con đường thẳng, rộng rãi, quang đãng chứ không mạo hiểm tìm “những chốn đoạn trường mà đi”.

Tình thương yêu vô điều kiện của tâm từ nằm tận đáy con tim, chỉ có thể đi ra ngoài cơ thể ta và chạm vào trái tim người khác bằng con đường của chân thật.

Tình thương yêu vô điều kiện của tâm từ nằm tận đáy con tim, chỉ có thể đi ra ngoài cơ thể ta và chạm vào trái tim người khác bằng con đường của chân thật.

Những người có lòng thương yêu thật sự, lòng thương yêu không vụ lợi là người thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy và làm đúng như đã nghĩ và nói. Họ là những thỏi vàng ròng không pha tạp ở đời. Chỉ có người giả dối, xảo quyệt mới chọn đi trên nẻo đường ngoằn ngoèo, zích zắc nhằm dẫn người khác vào mê hồn trận để tung hỏa mù đánh lạc hướng, che đậy những việc làm đen tối, dơ bẩn. Người khéo che đậy tâm ý xấu xa dưới lớp hành động có vẻ như nhân đạo với thủ thuật đầy tiểu xảo không thể nào tiếp cận lòng thương yêu chân thật vốn nằm sâu trong đáy lòng họ.

Tình thương yêu vô điều kiện của tâm từ nằm tận đáy con tim, chỉ có thể đi ra ngoài cơ thể ta và chạm vào trái tim người khác bằng con đường của chân thật. Nếu con đường đi khúc khuỷu gập ghềnh thì năng lượng tâm từ ấy bị mắc kẹt trong các ngõ ngách, bị bào mòn trên đường đi và không đủ lực để chạm đến trái tim người khác. Đây là một thực tế mà chỉ những ai có kinh nghiệm về phương diện này mới có thể hiểu và chấp nhận được.

Với đường đi thẳng trong tâm, người ấy mới có thể lưu dẫn tình thương yêu từ trái tim đến trái tim. Con người ta cần tình thương, sự thông cảm, chia sẻ vì đây là một thuộc tính tâm lý của con người, song những gì ta có thể cho là tình thương yêu thật sự xuất phát từ trái tim cương trực mà thôi. Một trái tim thiếu thẳng thắn, vòng vo là trái tim có dị tật và ta không thể mong gì ở người có trái tim như thế. Do vậy, sự thẳng thắn là điều kiện cho một trái tim để có thể cho đi tình thương yêu lành và mạnh.

Chân thật tuyệt đối

Chân thật tuyệt đối là một phẩm chất tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể làm được. Có khi ta ngỡ mình là người chân thật, nhưng chỉ có thể trong một thời gian dài và trải qua nhiều tình huống thử thách để có dịp kiểm chứng ta có chân thật không và chân thật đến mức nào. Người chân thật tạo nên sự tin cậy và tin tưởng sâu sắc để chúng ta yên tâm trong giao tiếp. Với người chân thật, ta nghĩ ngay đến người ấy như là nơi ta có thể cần đến mỗi khi gặp rắc rối trong cuộc sống và sẵn sàng mở lòng chia sẻ những tâm sự ngổn ngang rối bời trong lòng. Nếu gặp phải một người không chân thật, thì không ai dám đến để chia sẻ hay xin lời khuyên, lời tư vấn khi gặp phải những khó khăn, thử thách cả.

Người chân thật tuyệt đối là mẫu người sống có nguyên tắc, có lòng tự trọng và can đảm, có hiểu biết sâu rộng để có thể vững vàng giữ tâm trong sáng, chân thật của mình mà không bị lung lay trước những thử thách, lôi kéo từ các duyên bên ngoài. Chỉ những người chân thật mới biết cách thương thật lòng, thương vô tư, thương không tính toán, không mục đích vị kỷ cho mình và chúng ta có thể yên tâm nghĩ đến họ khi cần đến sự giúp đỡ tại một thời điểm nào đó, khi bước chân mình vì một lý do nào đó trở nên chệch choạng không còn vững chãi trong cuộc đời này.

Phải là người nhu hòa

Nhu hòa là tính cách hòa đồng, dễ thương, dễ gần của một con người. Người nhu hòa không cứng cỏi, ương bướng, mà là người dễ dàng lắng nghe người khác với sự tôn trọng. Lắng nghe là một nghệ thuật sống của người nhu hòa. Một khi có người biết lắng nghe nỗi khổ niềm đau của ta với lòng cảm thông, thương cảm, ta sẽ không ngại mở lòng, cho bao nhiêu nặng nề chất chứa trong tâm có dịp tuôn ra. Chỉ cần được lắng nghe, ta cũng cảm thấy hạnh phúc, lòng nhẹ đi nhiều khi những bế tắc được khai thông. Chính trong sự lắng nghe, tâm thương yêu rộng lớn được chuyển đến đối tượng đang chia sẻ nỗi khổ niềm đau có tác dụng xoa dịu nỗi đau này.

Ai cũng muốn tiếp cận người nhu hòa vì từ trường tâm linh nhẹ nhàng, thanh thoát của người ấy như làn gió mát cảm hóa ta. Do vậy, những người có tính nhu hòa sẽ có nhiều cơ hội để giúp người để giúp người và thể hiện lòng thương yêu của mình một cách hiệu quả. Nhu hòa vì thế trở thành một trong những điều kiện cần thiết để thực hành tâm từ. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm