Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/04/2022, 14:10 PM

Điều kiện để có Tâm từ (Phần 4)

Tình thương yêu, nếu có, khi qua các thủ thuật tiểu xảo đầy toan tính, thì trở thành cái na-ná-tình-thương; gần-giống-tình-thương chứ không phải là tình thương đích thực và chẳng thể đem lại lợi ích gì cho người nhận nó.

Thận trọng khôn ngoan

Thận trọng, khôn ngoan là sự cân nhắc, nhìn thấu vấn đề với sự soi rọi của trí tuệ trước khi hành động, đang khi hành động và sau khi hành động. Thực hành tâm từ mà không có trí tuệ thì rất nguy hiểm, lại không có lợi ích cho người thực hành cũng như người nhận, trái lại đem đến phiền toái không đáng có.

Thận trọng khôn ngoan là biết những gì cần làm là thích hợp nhất đối với một đối tượng nào đó tại một thời điểm nhất định nào đó. Với một người đói lả, lòng yêu thương thiết thực nhất là cho họ cái gì đó để ăn cho đỡ đói. Với người đang có tâm trạng nặng nề, đau khổ thì dành thời gian lắng nghe với tâm cảm thông là điều cần thiết. Nghe thì có vẻ dễ nhưng không phải lúc nào ta cũng hợp lý trong cách hành xử của mình trong quá trình thể hiện tâm từ.

Thận trọng khôn ngoan là biết rõ những điều kiện tốt nhất để nuôi dưỡng tâm thương yêu của mình, đồng thời những việc làm thiết thực phát khởi từ tâm thương yêu ấy đem lại hiệu quả tích cực cho người, giúp ta và người sống bình an hơn, thanh thản hơn và hạnh phúc nhiều hơn. Thiện chí thôi chưa đủ để tâm từ đem lại kết quả tốt, mà cần lắm một sự nhìn nhận thấu suốt vấn đề của người nhìn xa trông rộng.

Tình thương yêu rộng lớn không thể dung chứa trong một con người đầy dính mắc vị kỷ...

Tình thương yêu rộng lớn không thể dung chứa trong một con người đầy dính mắc vị kỷ...

Chỉ lỗi giúp người khác là một thiện chí; nhưng điều này sẽ không đưa lại kết quả, ngược lại có thể phá vỡ mối quan hệ giữa người và người nếu ta chỉ lỗi không đúng lúc, không đúng nơi và tệ hơn nữa là không đúng đối tượng. Nếu sai lầm xảy ra trong quá trình thực thi tâm từ vì thiếu sự thận trọng khôn ngoan, thay vì giúp người, ta vô tình hại người, hại mình và điều ta làm trở nên vô nghĩa khi chọc cho người giận, còn ta thì không thể nào vui nổi. Do đó, thận trọng khôn ngoan, chín chắn trước khi hành động là điều kiện để có thể thực hành kỹ năng thương yêu và giúp người vậy.

Nhã nhặn, khiêm cung

Người khiếm nhã, không lịch sự trong giao tiếp khiến cho người khác rất ngại gần. Người thô tháo trong lời nói và hành động là do tâm còn nhiều “tạp chất” của các tâm lý tiêu cực. Do đó, chúng ta cần phải lọc kỹ lưỡng mới có thể nhã nhặn trong lời nói, nhu nhuyễn, linh hoạt và khiêm cung trong hành xử. Khi tâm còn nhiều tạp chất, các “tế bào” tình thương rộng lớn không thể kết dính với nhau thành một khối nhu nhuyến, nó giòn và dễ bể nát, nên nó không có sức mạnh nào cả để có thể lưu xuất trong con người chúng ta và vì thế không thể nào chia sẻ với người khác được.

Tình thương yêu rộng lớn không giới hạn, không phân biệt này chỉ có thể “sống” trong môi trường trong lành và tĩnh lặng của tâm thức mà thôi. Do vậy, khi tâm được lọc và lặng yên nhờ vào sự chánh niệm, những hành vi cử chỉ như nhã nhặn, khiêm cung liền có mặt và đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Con người sẽ cảm thấy gần gũi nhau hơn, dễ dàng mở lòng và mở lời hơn khi đến với người có cách hành xử nhã nhặn, khiêm cung dễ thương như vậy.

Khi năng lượng tình yêu thương không bị hao mòn của đường đi gập ghềnh của lời nói thô ráp, xù xì, cách cư xử ngông nghênh, hống hách thì nó có sức mạnh lớn, đủ cảm hóa người khác. Nhờ đó, chúng ta có thể đạt được mục đích vừa nuôi dưỡng lòng từ của mình, vừa giúp người một cách thực tế, nhất là không chuốc lấy sự rắc rối, khó khăn nào.

Không nịnh bợ kết thân vì lợi dưỡng

Đây là cách sống chân chánh, hiển nhiên nếu chúng ta có những phẩm chất đạo đức đã nêu ra ở trên. Một khi dễ dàng chấp nhận những gì mình có, hài lòng với nhu cầu cuộc sống đạm bạc, đơn giản, không tích chứa tài sản của tiền, không đắm vào các khoái lạc giác quan mà tìm cầu các món ăn vật uống, sống một đời nhẹ nhàng như chim sải cánh giữa không trung thì không có lý do gì để nịnh hót, bợ đỡ ai một cách ti tiện cả. Bợ đỡ, lấy lòng, kết thân với người với tâm lợi dụng đều là những nhánh nhóc của cùng một cái cây mọc trên góc tham.

Vì tham lợi dưỡng, thích danh hão mà ăn mày lời khen của người khác để rồi dễ dàng trở thành nạn nhân hoặc biến người khác trở thành nạn nhân khi không dám đối diện chấp nhận sự thật. Tự mình tô trét một bộ mặt hoàn hảo để lấy lòng người, hầu thỏa mãn nhu cầu không chính đáng và không cao thượng của mình. Che đậy bản chất xấu ác bằng những hành vi nịnh bợ, xum xuê, ton hót chẳng khác nào kim loại sét gỉ nhúng mạ một lớp vàng, không thể nào tồn tại lâu dài được.

Tình thương yêu rộng lớn không thể dung chứa trong một con người đầy dính mắc vị kỷ như vậy, vì một khi tâm dính mắc, nó có một lực ma sát lớn trì kéo làm cho tình thương yêu ấy giảm đi năng lượng đáng kể. Nịnh hót và bợ đỡ là tâm không ngay thẳng, trong khi đó tình thương yêu cao thượng chỉ có thể đi thẳng từ con tim nối liền con tim, chứ qua đường zích zắc chữ chi thì nó không thể phát huy tác dụng.

Do vậy, để có thể bảo toàn và nuôi dưỡng năng lượng tâm từ, cái “bình” chứa nó là tâm thức phải sạch sẽ, không có góc cạnh và đường lưu xuất là đường thẳng của sự chân thật, của tâm thuần khiết, trong sáng. Tình thương yêu, nếu có, khi qua các thủ thuật tiểu xảo đầy toan tính, thì trở thành cái na-ná-tình-thương; gần-giống-tình-thương chứ không phải là tình thương đích thực và chẳng thể đem lại lợi ích gì cho người nhận nó.

Không tạo lỗi lầm để người có trí chê cười

Người có trí là người sáng suốt và có đời sống đạo đức gương mẫu, giàu tâm từ và rất chính xác trong đánh giá, nhận định vấn đề. Người trí hiểu được đâu là đúng, đâu là sai theo chân lý mà không theo cảm tính riêng.

Nói cách khác, người có trí là người biết đặt cảm tính cá nhân đằng sau chân lý và lợi ích của mọi người. Do đó, ý kiến của người có trí đáng được trân trọng, có thể xem là mực thước để đánh giá hành động thiện, ác của chúng ta như trong kinh Đức Phật từng nhắc nhở Kalama y cứ để làm cơ sở cho niềm tin (Tăng chi bộ kinh, chương III, kinh số 65).

Khi tâm còn nhiều tạp chất, các “tế bào” tình thương rộng lớn không thể kết dính với nhau thành một khối nhu nhuyến, nó giòn và dễ bể nát, nên nó không có sức mạnh nào cả để có thể lưu xuất trong con người chúng ta và vì thế không thể nào chia sẻ với người khác được.

Khi tâm còn nhiều tạp chất, các “tế bào” tình thương rộng lớn không thể kết dính với nhau thành một khối nhu nhuyến, nó giòn và dễ bể nát, nên nó không có sức mạnh nào cả để có thể lưu xuất trong con người chúng ta và vì thế không thể nào chia sẻ với người khác được.

Để tránh những lỗi lầm, chúng ta cần chánh niệm, trong mỗi ý tưởng, lời nói và việc làm, không nên xem thường những lỗi lầm nhỏ mà cho là không quan trọng. Tất cả những cái lớn đều được kết thành từ những cái nhỏ, lỗi lầm cũng như vậy.

Trong cuộc sống, thật không sai nếu xem vai trò của chánh niệm như một người bạn thân tốt bụng, một người vệ sĩ trung thành, một người gác cổng tận tụy, một người hướng dẫn du lịch tài giỏi giúp chúng ta tránh lỗi lầm và định hướng tốt trong cuộc sống. Lấy chuẩn là cuộc sống gương mẫu của những người có trí để soi mình và luôn ý thức trong từng chi tiết nhỏ nhất là cách tránh lỗi lầm hiệu quả nhất. Không lỗi lầm thì mới có được tâm thanh thản, an tịnh để từ đó, tình thương yêu rộng lớn có thể lưu xuất và trải rộng đến mọi người.

Tóm lại, những tính cách tốt đẹp vừa nêu là điều kiện cần thiết để thực hành tâm từ trong đạo Phật. Gọi những thuộc tính tâm lý tích cực này là “điều kiện”, đơn giản vì thiếu chúng tâm từ không có cơ hội để thực hiện, hoặc nếu có, thì cũng không thể đưa đến kết quả mỹ mãn. Để thành tựu được những tính cách trên, chúng ta cần phải có sự chú tâm, chánh niệm thường xuyên, giữ tâm định tĩnh. Chánh niệm và định tĩnh không chỉ giúp thành tựu các điều kiện trên, mà còn là những yếu tố hỗ trợ không thể thiếu để kỹ năng thương yêu cao thượng được thực hành và đem lại kết quả tốt đẹp cho người.

Khi đầy đủ các phẩm hạnh cao quý này rồi, chúng ta dấn thân vào cuộc sống, tích cực “làm gì đó” để chia sẻ, làm nhẹ đi gánh nặng khổ đau mà nhiều người đang chịu đựng. Thực hành tâm từ là thể hiện tâm thương yêu qua hành động thương yêu và lời nói thương yêu, chứ không phải ngồi lim dim trên bồ đoàn khởi tâm tưởng “cầu mong mọi người trong thành phố này thân không bệnh tật, tâm không phiền não, tránh mọi rủi ro, tai nạn, ngày ngày an vui hạnh phúc”.

Cầu mong như vậy chưa đủ, và chỉ dừng lại ở cầu mong là đi ngược lại tinh thần Phật dạy. Khởi tâm từ trong lúc ngồi thiền là cần thiết để làm động lực, xác định xu hướng hành động, nuôi dưỡng tâm thiện làm để làm điểm xuất phát cho quá trình chế xuất, lưu xuất nguồn thương yêu qua hành động và lời nói đem lại niềm an vui hạnh phúc cho người. Đây mới là trọn vẹn thực hành tâm từ vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm