Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/04/2015, 11:30 AM

Đỉnh, có nhiều đỉnh...

Tâm lý học đề cập và bàn sâu trong nhiều tài liệu về nhu cầu khẳng định bản thân, thể hiện cái tôi của con người, theo cách riêng qui định bởi năng lực hoàn cảnh sống, giáo dục và cả môi trường xã hội…

Điều này không khó hiểu lắm, thuận theo tự nhiên: vạn vật sinh tồn đều muốn vươn lên dưới ánh mặt trời, chứng minh sự tồn tại của mình là hữu lý và có giá trị, nếu không muốn nói là giá trị cao, và đấy là chính đáng, bình thường.

Tâm lý học cũng đề cập đến “đỉnh”, mốc cao mà khả năng con người có thể đạt đến để khẳng định giá trị: vận động viên nhảy cao đạt “đỉnh” 1.80m, học sinh đạt giải cao kỳ thi toán quốc tế, nông dân canh tác đạt năng suất lúa/ha ở mức cao kỷ lục, người đẹp đăng quang hoa hậu v.v…
 
Cuộc đời nhờ khát vọng đạt đỉnh cao mà trở nên đáng sống hơn, có ý nghĩa hơn. Có những hoàn cảnh, chính xác là nghịch cảnh, người trong cuộc gần như đốt cháy mình để lên được vì phải vượt qua vô vàn gian khó từ cơm áo đến sức khỏe, theo Phật học là gặp đủ nghịch duyên, như: Trần Minh ngày trước- nhân vật trong vở cải lương “Bên cầu dệt lụa”- Trạng nguyên khố chuối, như nhân vật thành danh không tay không chân đã sang Việt Nam thuyết giảng về nghị lực sống.. Họ, những con người có hoàn cảnh không thuận lợi, gặp nghịch duyên song đã làm được, lên được những đỉnh người thuận lợi, hoàn cảnh suôn sẻ hơn nhiều đã không làm được.

Ngày nay, báo chí và các tổ chức xã hội miệt mài vận động giúp các mảnh đời gian khó đeo đuổi sách đèn, giúp cho họ lên được đỉnh là việc nhân văn, cao cả được xã hội nhiệt thành hưởng ứng.

Nhưng “đỉnh” cũng như mọi sự trên đời, được hiểu khác nhau. Rất nhiều người không chứng tỏ bản lĩnh, giá trị bản thân, sự tồn tại hữu lý của mình bằng những đỉnh cao trong học vấn và cống hiến, thành tích trong thể thao, nghệ thuật hay hoạt động kinh tế.. mà là “đỉnh” trong giang hồ: kỷ lục ăn chơi đập phá, số má trong xã hội đen, số lần vào tù ra trại, những chốn ăn chơi sành điệu đã từng đến, số hình xăm hay vết chém trên thân thể….

Nếu đấy gọi là đỉnh, thì là một chệch chuẩn, đỉnh theo một ngữ nghĩa khác hẳn, và không thể nói rằng đấy là tốt, mà ngược lại, người ta sợ chứ không phục và không thể học tập. Qui luật hoạt động tâm lý giải thích như thế nào? Không được cái này thì “được” cái kia? Tôi không thua anh, tôi hơn anh, bất chấp “bàn thắng” được ghi không được công nhận.

Sự nhận thức lệch lạc về đỉnh có lẽ cần nắn chỉnh ngay từ gia đình, nhà trường, xã hội để làm sao vạn vật giải quyết được nhu cầu chính đáng vươn lên dưới ánh mặt trời, con người tìm được giá trị bản thân qua những đỉnh danh chính ngôn thuận.

Và như trong một trò chơi truyền hình, người dẫn chương trình thường xướng lên đại loại như: “đỉnh, có nhiều đỉnh!”.

Công Nguyễn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm