Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/05/2022, 09:15 AM

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Khi màn đêm tăm tối, lốm đốm vì sao báo hiệu sự sống vẫn còn tiềm ẩn trên không gian vô tận. Ánh thái dương tỏa rạng là do có đêm đen ngự trị.

Khi màn đêm tăm tối, lốm đốm vì sao báo hiệu sự sống vẫn còn tiềm ẩn trên không gian vô tận. Ánh thái dương tỏa rạng là do có đêm đen ngự trị.

Nhân loại mãi trồi hụp trong biển tử sinh do vô minh dẫn dắt. Có vô minh tất phải có ánh sáng trí tuệ; có luân hồi ắt hẳn con đường giải thoát phải có mặt song hành!

Mênh mông biển khổ cũng có lắm lối đi ngược dòng tương thích từng căn cơ khi ngập tràn đau thương trên mỗi gót chân đi qua.

Từ ngàn xưa có bao nhiêu Thánh nhân minh triết rẽ lối dẫn đường, dần dà thời gian đã nhuốm màu tôn giáo, lạc dẫn chúng sinh vào chốn mê cung, xa dần đường giải thoát.

Ấn Độ là một trong những nền văn minh luận triết trên tinh cầu, rồi cũng phôi phai, chôn vùi biết bao học thuyết biện chứng, biến chúng thành đồ cổ, quý hiếm ẩn tàng trong sử liệu. Khổ đau, trầm luân vẫn là trầm luân đau khổ ngự trị trong xã hội nặng mùi thần bí.

Giữa trăm bề nhiêu khê tăm tối, khu rừng già lại mọc hẳn chồi non, cũng thế, bao nhiêu học thuyết tôn giáo ngự trị niềm tin trong xã hội, đè nặng xã hội bởi giai cấp; thay vì đem đến giải thoát cho con người, lại tròng thêm vòng đai oan nghiệt của đa Thần giáo, độc Thần giáo. Cùng tất biến, nguyên tắc sống luôn có lối rẽ khi con đường đi vào bế tắc.

Thế kỷ 17 trước Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được chia ra thành 16 bang chính, 8 bang là Vương quốc và 9 bang còn lại là những thể chế cộng hòa. “Tăng Chi Bộ Kinh” (Anguttara I, 213), trong Luật Tạng (Vinaya, T.2, 146).

Nepal thuộc miền Trung Ấn lúc bấy giờ, giáp Hy Mã Lạp Sơn, Devi Mahamaya là Hoàng hậu của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn), hạ sinh Thái tử tại vườn Lumbini nhằm ngày trăng tròn tháng Tư (Vesak). Hóa sinh vào dòng tộc Gautama với tên Ngài là Siddhartha.

Đóa Vô Ưu rạng nét trên cành dưới ánh quang minh sau một đêm dài tăm tối, mặt trời tuệ giác sớm le lói trên khuôn trăng rạng ngời mang thân hài nhi, giữa trùng điệp vô minh, làm cho Đạo sĩ A Tư Đà phải phủ phục nhỏ lệ tiếc thân thọ mạng của mình không kịp đón nhận một vị Phật tương lai.

Màu nắng vô ưu đón chào đức Phật Đản sinh

Screenshot_18

“Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Vô lượng sinh tử

Ư kim tận hỷ”

Có nghĩa là:

Trên trời, dưới trời

Ta là người duy nhất

Kiếp này là kiếp cuối cùng của Ta

Vì không còn sinh tử nữa.

Là khẩu khí được truyền tụng hay một tuyên ngôn huyền sử xác định nhân cách đủ yếu tố kết thúc mắc xích luân hồi? Giá trị uyên thâm không nằm ở huyền sử hay chính sử, mà xác quyết được thể hiện qua Thánh hạnh một đời như vì sao sáng duy nhất khi màn đêm lùi bước! Nếu là huyền sử vẫn mang một giá trị minh triết, nếu là chính sử vẫn tồn tại một chân lý bất dịch trên đạo lộ giải thoát.

Phải chăng theo giáo sử, đóa Vô Ưu 3.000 năm chỉ một lần nở khi có Thánh nhân xuất hiện? Vô Ưu hay hoa Ưu Đàm chỉ là một biểu tượng của sự thanh khiết, tương xứng với tính chất của một Thánh nhân. Quan trọng một bậc Thánh xuất trần đã vén được màn vô minh, hướng dẫn lộ trình đưa đến giải thoát khỏi vòng tử sinh miên trường. Mùa Hạ năm xưa cận dãy Hy Mã, xuất hiện một vĩ nhân mà hàng ngàn năm qua, đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni vẫn chỉ là vị Phật lịch sử duy nhất được thế nhân tôn kính, xác nhận con đường ngài đi và hướng dẫn nhân loại luôn là chân lý lan tỏa từ bi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Đức Phật 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm