Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/01/2013, 09:58 AM

Doanh nhân Phật tử Lê Phước Vũ và đời sống Bát Chánh đạo

Với tâm niệm “đã đi phải đến, đã đào đất lên phải trồng cây và ra được trái”, ông quyết tâm làm đến cùng để không phụ lòng tin của mọi người. Ông tâm sự: “Không thể người ta gửi gắm, mình đào lưng chừng rồi bỏ. Sống như vậy là trái với tinh thần bát chánh đạo”.

Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Chủ tịch HĐQT CTCP Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ – Phật tử điều hành doanh nghiệp trở thành một trong những công ty lớn mạnh nhất Việt Nam trong ngành tôn – thép chia sẻ trong chương trình Phật pháp nhiệm màu do chùa Hoằng Pháp tổ chức.

Ông Lê Phước Vũ (sinh năm 1963), pháp danh Hoằng Lược, nguyên quán Quảng Nam hiện sống tại Quận II, TP Hồ Chí Minh. Dù công việc kinh doanh nhiều bộn bề, ông vẫn ăn chay trường và khéo léo áp dụng Phật pháp vào công việc để vừa hoàn thành nhiệm vụ với xã hội, mà vẫn dành thời gian nuôi dưỡng, thăng tiến lộ trình tâm linh của mình. 

Trong bài nói chuyện, ông có đề cập đến ba từ “bát chánh đạo”, phương pháp sống và tu tập của Phật giáo hướng đến sự giác ngộ, cao thượng và hạnh phúc. Để hiểu rõ hơn, mời độc giả CafeBiz lắng nghe chia sẻ của người trong cuộc kinh doanh theo tinh thần phật pháp.

Kẻ “bố thí” chân thật

Đứng mũi chịu sào trước doanh nghiệp quy mô hàng ngàn người, ông Vũ kể có dạo nguyên một tuần ông gần như không ngủ. “Trên cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, mối quan tâm đầu tiên phải là công ăn việc làm, cuộc sống của hàng ngàn nhân viên và đằng sau đó là hàng ngàn gia đình. Nhu cầu cuộc sống phải được nâng lên và đó là điều chính đáng”, ông nói.

 

“Chúng ta không thể nào sống trong tinh thần của Phật pháp khi chúng ta giàu còn mọi người thiếu thốn, không có tiền uống thuốc hoặc không có nhà để ở. Nếu tôi làm Phật sự, cũng đi bố thí mà không bố thí ngay nhân viên Hoa Sen thì tôi thấy bản thân chúng tôi cũng không chân thật. Cho nên trong vai trò đầu tàu, nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao để mọi người làm việc hết mình”, ông cho biết thêm.

Mới đây, ông Vũ vinh dự nằm trong danh sách 50 Người Tiên phong 2012 do báo Vnexpress bình chọn. Điều này chứng tỏ bản thân người đứng đầu Hoa Sen phải tự hoàn thiện mình và từng bước đưa công ty phát triển hơn. Nhưng “rõ ràng với cách điều hành hiện nay tôi nhận thấy bắt đầu có sự không phù hợp. Cũng như một cơ thể đã đến lúc trưởng thành, cái áo bắt đầu chật. Nếu không thay áo mắc, chắc chắn cái áo cũ sẽ rách”, ông nói.

Trăn trở với thực tế trên, ông Vũ liên tục thay đổi, làm mới, đưa công ty lớn lên để làm sao nhà đầu tư quan tâm và hài lòng về Hoa Sen. Năm 2011, khi thành lập một công ty mới hoàn toàn với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, công ty ông Vũ thu hút nhiều người mua cổ phiếu. Thực chất, họ bỏ ra từ vài trăm đến vài tỷ đồng mua để mua lòng tin của ông.

Câu chuyện nhiều nhà đầu tư có hoàn cảnh khó khăn tích lũy được số tiền vài chục đến vài trăm triệu đóng tiền mua cổ phiếu càng khiến ông nhiều đêm trăn trở. “Đây là điều thuộc về lòng tin. Thú thực tôi không muốn tạo nghiệp xấu. Nếu thấy làm được tôi mới nhận tiền của bà con, còn nếu thấy không được thì tôi dừng ở đây, không làm nữa. Cái tâm chúng ta nó lung tung lắm. Nếu làm việc gì đó mà không giữ chánh, thì đó là nhân của một nghiệp báo xấu về sau”.

Hiện tướng... ông ác khi cần

Với tâm niệm “đã đi phải đến, đã đào đất lên phải trồng cây và ra được trái”, ông quyết tâm làm đến cùng để không phụ lòng tin của mọi người. Ông tâm sự: “Không thể người ta gửi gắm, mình đào lưng chừng rồi bỏ. Sống như vậy là trái với tinh thần bát chánh đạo”. 

Ông khẳng định nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ở Hoa Sen, tính trung thực và tính cộng đồng là hai tiêu chí được đặt lên hàng đầu và trở thành nét văn hóa của công ty. “Do hệ quả của thời kỳ bao cấp để lại, ngoài thu nhập chính thống nhiều vị cũng kiếm thêm nhưng riết thành quen nên khi bắt tay xây dựng một văn hóa mới, nhận thức mới cho người lao động cực kỳ khó. Nhưng chúng tôi nhất quyết không có chuyện huê hồng, không chấm mút hành, tiêu, tỏi, mắm. Có lòng trung thực mới có sự tin cậy. Có tin cậy mới xây dựng cuộc sống tốt hơn”, ông chia sẻ.

“Cho nên đôi khi tôi phải hiện tướng ông ác ra là vậy. Đôi lúc tôi gầm dữ lắm. Khi gầm xong, tâm ma chạy mất rồi, còn tâm phật tôi vẫn cười”, ông vui vẻ nói.
 

 

Ông Lê Phước Vũ trong lần thăm và vấn an sức khỏe Hòa thượng Thích Pháp Chiếu, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng.

Hoa Sen cũng chú trọng xây dựng tính cộng đồng thông qua các chính sách quan tâm đến đời sống nhân viên và coi đó là trách nhiệm, bổn phận công ty phải thỏa mãn ngày càng tốt nhất. Sau công ty là cộng đồng ngoài xã hội, qua các hoạt động từ thiện. Ông khẳng định nếu xây dựng được tính trung thực và làm tốt được tinh thần cộng đồng, chắc chắn công ty sẽ phát triển bền vững.

Làm trong ngành thép, có thời điểm từ 6 tháng đến 1 năm giá cả có thể giảm tới 50%, nên một lô hàng nhập hàng chục tỷ đồng nếu để sơ sẩy có thể gây thiệt hại lớn. Ông Vũ kể các văn phòng nước ngoài bán hàng cho Hoa Sen thường nói “làm với ông Vũ chua”. “Khi đàm phán tôi kỹ lắm giống như sàng lúa sàng tới sàng lui, chắc chắn rồi mới mua vì mua phải giữ lời hứa”, ông lý giải.

“Sống trong thế gian, để giữ được bát chánh đạo phải cố gắng bằng mọi giá tốt nhất để không rơi rớt một nghiệp thiện nào”. Đó là điều ông luôn hướng đến và cố làm cho bằng được. 

Theo kinh nghiệm tâm linh của ông, khi ta luôn hướng về Phật pháp, quy y Tam Bảo, muốn thực sự được sự gia hộ của chư Phật,… những mong cầu thanh tịnh và chân thật của bản thân sẽ luôn được cảm ứng.

Diệp Vi (cafebiz.vn)

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm