Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/07/2013, 09:02 AM

Độc đáo “lược sử” chùa Viên Minh nơi đức Pháp chủ - Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì

Trung tuần tháng 7, như một cơ duyên, con được về thăm chùa Viên Minh nhân dân nơi đây thường gọi là chùa Ráng. 

Ngôi chùa nằm ở vùng chiêm trũng đồng bằng Bắc Bộ, cũng như bao mái chùa ở miền Bắc, chùa Viên Minh bên cạnh nét kiến trúc đặc trưng, còn có những dấu ấn riêng, đáng chú ý là chùa có cả "lược sử" bằng thơ.

Xin được chép lại để cùng bạn đọc vãn cảnh chùa theo những câu thơ...



Lược sử chùa Viên Minh
(Quang Lãng - Phú Xuyên - Hà Nội)

Cảnh Viên Minh bầu trời Quang Lãng
Cây Bồ đề giữa cánh đồng quê
Hiện thân tỏa bóng Từ bi
Tinh thần văn hóa còn ghi cổ truyền.
Bên Quang Lãng một bên Mai Xá
Hai bên cùng hướng hóa tôn thờ
Thỏa lòng khao khát ước mơ
Quy y có chốn bến bờ hướng phương.

Thời sáng lập không tường tận lắm
Bia trùng tu vắn tắt ghi qua
Chùa xưa soi bóng Hồng Hà (sông Hồng)
Sắc - Không e lấp phong ba trôi chìm
Hai dân mới đồng tâm hiệp lực
Chuyển Chùa vào thiết lập nơi đây
Một lần cũ đổi mới thay
Nguyễn triều Thành Thái đương cai Nhâm Dần (1902)
Tổ Nguyên Uẩn sơn môn Đa Bảo
Bậc hưng công lãnh đạo chủ trương
Lập đây một chốn đạo trường
Viên Minh Pháp Hội bóng vang hãy còn.

Hội Tăng ni sơn môn pháp phái
Kết hạ và diễn giải kinh văn
Chính tay Người viết nhiều năm
Chùa này còn có bảo tàng ván in.
Luận Khởi Tín khuyên răng chính tín
Lục Trúc Song phát hiện sai lầm
Hai văn của Tổ Quy Sơn
Dạy xuất gia phải luyện rèn thân tâm.
Kinh lời Đức Thế Tôn di chúc
Bốn hai chương giáo dục Tăng đồ
Đều do Nguyên Uẩn Tổ sưu
Giải tường nghĩa lý từng từ, từng chương.
Bộ cao nhất Vô lường nghĩa lý (Kinh Vô Lượng Nghĩa)
Bảo tàng đây còn để ván in
Năm Canh Tý trồi sen chớm nở (1900)
Là năm đầu Người ở chùa này.
Nhâm Dần chùa chuyển vào đây (1902)
Giảng đường nhà khách dựng xây đồng thời.
Tòa Cửu Long Đinh Mùi sáng tạo (1907)
Đúc chuông to năm Mậu Thân thành (1908)
Vườn Kỳ dải giống cây xanh
Cột giường như đợi trưởng thành sau đây
Trên bốn ơn cao dày nghĩ báo
Lấy nhiệt thành phụng Đạo quên thân
Trăng tròn tháng Chạp Giáp Dần (1914)
Tổ sư Nguyên Uẩn từ trần siêu sinh.
Việc hoằng pháp công trình bề bộn
Trao thiền sư Quảng Tốn kế thừa
Kinh văn giảng tụng từng giờ
Hữu vi phúc quả lại lo tiến hành.

Nền chùa trước bất bình hai cấp
Đã năm xưa lụt ngập láng vào
Năm Mậu Ngọ cùng tôn cao (1918)
Thay giường đổi cột phần nào kém hư.
Nhiều lần lại trùng tu Nhà Tổ
Giáp Tý và qua đó Bình Dần (1924-1926)
Tượng chùa đổi mới hoàn toàn
Vào năm Đinh Mão tạc sơn hoàn thành (1927)
Khắc Hoành - Biển - Đối - Liên - Chúc Vịnh
Công đức và điển tích từng ngôi
Đỡ trần mai luyện son tươi
Bát âm nhạc cụ trên mây tạc hình
Tòa chính điện công trình là thế
Cửu Phật đài rạng vẻ Viên Minh
Phù dung chim đỗ trên cành
Nhấp nhô Rồng - Cá nghe kinh sớm chiều.

Vận dụng tạc bạo lèo cửa võng
Bức Tây Du truyền tụng khác thường
Nêu lên tà - chính đôi đường
Ngộ Không toàn thắng diệt đường yêu ma.
Phướn Bảo cái vốn là gấm vóc
Gỗ tạc sơn hai bức thiều châu
Hài lòng thiện tín mong cầu
Hằng tâm hằng sản góp vào mà lên.
Còn bao việc phúc duyên chưa mãn
Cuộc chiến tranh chống Pháp nổ ra (1946)
Nối noi sự nghiệp giác tha
Bình dân học vụ đứng ra lập trường
Bọn giặc Pháp là phường ác quỷ
Đây gần đồn luôn bị chúng qua
Vây lùng, cướp phá đốt nhà
Ô-buy (đại bác) chúng nã trước đà tấn công
Sập hầm Thầy tớ lưu vong
Cảnh chùa xơ xác, lạnh lùng hoang xa.
Tất cả hãy giành cho kháng chiến
Trận cuối cùng đồn Điện Biên tan (1954)
Thế là ơn Đảng muôn vàn
Từ đây miền Bắc chuyển sang hòa bình
Tất cả lại công trình khôi phục
Tín ngưỡng trong hạnh phúc tự do.

Thế rồi hiệp lực Thầy trò
Chung tay sửa lại cảnh chùa ngày nay (1963…)
Giác - thể vốn tròn đầy sáng suốt
Mây Vô - minh gió lướt qua mờ
Viên Minh Bản - giác từ xưa
Mãi cùng trời đất nắng mưa vẫn còn.
Văn hóa cổ các môn nghệ thuật
Tượng, đồ thờ trạm đục khá tinh
Quý hơn còn tạng ván kinh
Những lời Phật Tổ khắc hành lưu thông.
Đạo đức tốt nội dung chứa chất
Triết lý cao chân thật phát minh
Tổ Sư giảng giải thêm rành
Thảy cùng trí óc, tay - chân miệt mài
Công sáng tác biện tài học thuyết
Đức Từ - bi khôn xiết nghĩ bàn
Lập công - lập đức - lập ngôn
Cổ truyền bất hủ vẫn còn cả ba.
Kho văn hóa bao la vô tận
Khắp đất trời muôn vạn vẻ màu
Tùy thời tùy chốn khác nhau
Ghi đây một dấu chấm câu gọi là…

*********

Cảnh đẹp chùa Viên Minh hay còn gọi là chùa Ráng

Lời ký kế nghiệp của Sa-Môn Thích Phổ Tuệ

Ghi đây một dấu chấm câu gọi là…
Theo đà tiến nước nhà độc lập
Đinh - Lý - Trần đạo Phật cổ truyền
Dạy dân bất thoái tiến lên
Giới đàn Bồ - tát phát tâm có người.
Giới phẩm đã theo lời lĩnh thụ
Muốn phát tâm cảnh cũ nâng cao
Thế là như ý mong cầu
Tập đoàn Nhật Vũ cùng nhau nhiệt tình
Xuất tài lực chí thành kết hợp
Mua đất thêm ao trước vườn sau.
Đàn chim nhờ những cây cao
Cá tôm nhờ sống hai ao trước Chùa.
Lời Kinh Phật ngày giờ tụng niệm
Vượt ra ngoài phổ biến vang xa
Cầu cho mưa thuận gió hòa
Bội thu hoa lợi mọi nhà yên vui…

Phật lịch 2556, Giáp Thìn 2012

* Lược sử chùa được CTV đánh máy lại. Nếu có sơ suất, xin thành tâm sám hối. Mong Bạn đọc hoan hỷ đón nhận.

Thường Nguyên

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm