Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đọc sách học Phật để thành Phật

Cuốn sách “Làm sao học Phật để thành Phật?” của Ts.Minh Tâm đã đơn giản giải mã để cách chúng ta tiếp cận và học về giáo lý của Phật Pháp ứng dụng đó là học Phật để làm gì? Làm sao học Phật? Học Phật có thành Phật? 

Đến với Ngày sách Việt Nam 21/04/2014 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, tôi đã được Thaihabooks tặng cuốn sách: Làm sao học Phật để thành Phật? Đây là cuốn sách của anh Thomas Võ, một Việt Kiều tại Mỹ, in 5000 bản để tặng bạn đọc tại Việt Nam.

Xin cảm ơn Thomas Võ đã chia sẻ và đồng hành, tạo đồng thuận cho bạn đọc một cái nhìn về Phật pháp và hơn thế nữa là một thói quen đọc sách.

Phật giáo là truyền thống tinh thần đã nuôi dưỡng tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Phật giáo là tôn giáo chiếm đa số, song song tồn tại với Nho giáo, Lão giáo và tục thờ cúng tổ tiên được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc trong các giai đoạn bị đô hộ. Thiên chúa giáo được các nhà truyền giáo người Pháp đưa vào từ thế kỷ 16, cũng có mặt, nhưng cũng chỉ chiếm thiểu số.

Trong tín ngưỡng tâm linh mỗi người về Phật giáo đó là đầu năm, ngày lễ đi chùa, các ngày lễ lớn của Phật giáo như ngày Phật Đản, hay ngày tết trong dịp trọng đại tới lễ Phật cầu xin sức khỏe, hành phúc và thịnh vượng cho năm mới ….
 
Cuốn sách “Làm sao học Phật để thành Phật?” của Ts.Minh Tâm đã đơn giản giải mã để cách chúng ta tiếp cận và học về giáo lý của Phật Pháp ứng dụng đó là Học Phật để làm gì? Làm Sao học Phật? Học Phật có thành Phật? ….và các Kinh sách tiếp cận để dần xóa về sự thiếu hiểu biết khi chúng ta có ý thức, nhìn nhận về Phật Pháp. Là Người Việt Nam lớn lên trong truyền thống Phật giáo, chúng ta không thể không tự hỏi Đức Phật đã xem xét khái niệm khi Ngài đạt Giác Ngộ, cách đây 2500 năm.

Về phương diện thực hành của Phật giáo nhằm giúp cho việc tự ý thức, rèn luyện nghị lực trở thành người tốt hơn. Và với Phật giáo chủ yếu là con đường nhập định để đạt Giác Ngộ, với cái nhìn hướng vào nội tâm.

Phật giáo là khoa học về sự Giác Ngộ - đạt tới tri thức tối cao, và việc Trái đất quay xung quanh Mặt trời hay ngược lại, hay nó đã tồn tại mãi mãi, thì cũng chẵng có gì thay đổi. Do khoa học và Phật giáo đều dại diện cho việc tìm kiếm chân lý với các tiêu chuẩn đích thực, chặt chẽ và logic.

Phật giáo  trước hết dựa trên kinh nghiệm trực tiếp. Nó không bị đông cứng trong các giáo điều, đồng thời, có thể gạt bỏ nếu nó không đe dọa phải xem xét lại tận gốc những nền tảng của nó. 

Ngài coi mình là người dẫn đường. Ngài chỉ cho chúng ta con đường và mỗi chúng ta phải tự đi trên con đường đó để đạt được Giác Ngộ. Ngài không làm hộ chúng ta. Lời dạy của Ngài giúp chúng ta học Phật để thành Phật là dụng ý mà tác giả muốn nhắc lại và gửi gắm tới độc giả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Hải đảo tự thân

Phật giáo thường thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Xem thêm