Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đôi điều góp ý về trang phục biểu diễn trong Phật giáo

Nếu chúng ta vô ý hay cố tình khiến người trì giới khởi tâm động niệm phiền não, là chúng ta đang mắc tội phá giới thanh tịnh của người tu hành. Lỗi này cực lớn, mong mọi người thường tỉnh giác, hiểu rõ để tự bảo vệ và răn đe mình. Đôi khi chỉ vì một chút vô ý của chúng ta, sai lầm, thiếu hiểu biết nhất thời mà chiêu hận thiên thu. 


Ai trong chúng ta chắc hẳn cũng đều nhận thấy rằng, đan xen trong các chương trình kỷ niệm hoặc các sự kiện lớn ở các chùa thường có những tiết mục văn nghệ, như ca hát hay đàn múa. Là người có cơ hội được đi vài nơi xem biểu diễn, có một vấn đề luôn khiến tôi trăn trở. Đó chính là văn hóa trang phục khi biểu diễn văn nghệ nơi chùa chiền hay trong các sự kiện liên quan đến tôn giáo.

Với vốn kiến thức ít ỏi được tích lũy sau khi trực tiếp tham dự một số chương trình kỷ niệm sự kiện ở các chùa và gián tiếp đọc các thông tin trên báo mạng thì tôi nhận ra một điều rằng: Phải chăng trang phục biểu diễn của những người nghệ sĩ ấy có phần chưa phù hợp với khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh nơi thờ tự?

Áo trong suốt, váy hai dây, áo dây… là những trang phục mà chúng ta tự hiểu không nên mặc khi đi lễ chùa bởi chúng có phần không kín đáo và bất kính. Vậy mà trong một số tiết mục văn nghệ nơi chùa chiền, người biểu diễn vẫn mặc những trang phục như áo dây, áo yếm để biểu diễn trước mặt các vị sư tăng, ni. Điều này thiết nghĩ là không nên!
 
Dẫu biết việc đem các tiết mục văn nghệ vào các sự kiện Phật giáo nhằm mục đích giúp cho đạo Phật gần gũi hơn với quần chúng, thu hút sự chú ý của người dân để từ đó gieo duyên cho mọi người đến với cửa chùa tu tập. Hay từ những bài hát, điệu múa ngợi ca công đức của đức Phật mà qua đó chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc và những cống hiến, sự hi sinh của Người với đạo pháp và dân tộc. Tất cả những điều ấy đều rất tốt và đáng trân trọng. 

Nhưng địa điểm, bối cảnh và những người tham dự ở đây là những vị cao tăng, trưởng bối, các vị ni trưởng, là những người tu hành đáng kính. Bởi vậy từng hành vi, ăn mặc, cử chỉ cần toát ra sự cao quý, đứng đắn, đoan trang chứ tuyệt nhiên không nên làm những hành động buông lơi, cẩu thả và phóng túng.

Ngoài đời, chúng ta có thể tự do thể hiện những điệu múa hay ánh mắt, cử chỉ quyến rũ làm mê đắm người xem. Nhưng các tiết mục biểu diễn ở nơi thờ tự hay liên quan đến tôn giáo cần nên thận trọng và tinh tế hơn. 

Trong Phật môn vẫn luôn nhắc nhở:
 Thà khuấy động nước ngàn sông
Chớ nên làm động tâm người tu hành.

Nếu chúng ta vô ý hay cố tình khiến người trì giới khởi tâm động niệm phiền não, là chúng ta đang mắc tội phá giới thanh tịnh của người tu hành. Lỗi này cực lớn, mong mọi người thường tỉnh giác, hiểu rõ để tự bảo vệ và răn đe mình. Đôi khi chỉ vì một chút vô ý của chúng ta, sai lầm, thiếu hiểu biết nhất thời mà chiêu hận thiên thu. 

Tôi rất ấn tượng với hình ảnh những người nam, nữ ca sĩ tham gia chương trình đại lễ kính mừng Phật đản PL.2560 tại chùa Ba Vàng vừa qua. Họ chọn cho mình những bộ áo dài kín đáo, đi đứng khoan thai và đưa mọi người chìm vào tiếng nhạc du dương và những lời ca đẹp đẽ ca ngợi công đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát. Tiếng hát chạm vào trái tim của con người bằng giai điệu, lời ca chứ đâu cần đến những bộ quần áo hở hang hay phô diễn quá nhiều da thịt.
                                                         Ảnh minh họa 
Thiết mong những người tổ chức chương trình sẽ lắng nghe những lời góp ý còn nhiều thiếu sót này để những tiết mục văn nghệ về sau sẽ có những bộ trang phục và cách thức biểu diễn phù hợp hơn với không gian thanh tịnh, trang nghiêm nơi chốn thiền môn. 

Ranh giới giữa cái đẹp và sự thô tục vốn rất mong manh, nhất là trong những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Bởi vậy, tôi hi vọng mỗi chúng ta sẽ có trong mình sự tỉnh thức để giữ được những giá trị thuần phong mỹ tục trong mỗi hành động. Nét đẹp văn minh sẽ luôn trường tồn trong cuộc sống còn cái đẹp trần tục sẽ dễ dàng bị đào thải theo thời gian. 

Giống như hoa sen dù sống nơi bùn lầy nhưng vẫn luôn toả hương thơm ngát:

Xinh tươi một đoá sen hồng
Gần bùn chẳng vướng bụi trần sân si
Hương lành theo mỗi bước đi
Thân trong tâm thiện chẳng chi vướng bùn

Kim Tâm 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lắng nghe những lời thị phi

Phật pháp và cuộc sống 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Phật pháp và cuộc sống 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Phật pháp và cuộc sống 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Phật pháp và cuộc sống 14:51 15/04/2024

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng. Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Xem thêm