Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đôi điều tâm huyết về giáo dục Phật giáo thời nay

Phật giáo là một tôn giáo được người Việt coi trọng từ xưa đến nay vì những điều mà lời đức Phật dạy đều mong muốn cho mọi người đều thấy rõ chân lý, luôn làm những việc tốt, thân tâm an lạc và vui vẻ trong cuộc sống.

Chính vì vậy mà từ xa xưa, các vị Tổ Sư đều thuyết pháp những điều Phật dạy trong kinh điển cho tất cả mọi người để họ nắm rõ, thấu hiểu và thực hành đúng những gì Phật dạy. Chúng ta có thể thấy việc thuyết pháp vào thời xưa chính là giáo dục nhưng tại sao các vị sư Tổ thời xưa đều thành công trong việc giáo dục con người mà các vị sư  thời nay đều không làm được nếu được thì cũng chỉ là một số ít.

Nếu chỉ vì lí do là Phật giáo Việt Nam trải qua nhiều biến cố lịch sử mà không thể thực hiện được công việc thuyết pháp, giáo hóa người dân tin hiểu về Phật pháp thì đó đúng là một quan niệm sai lầm. Vì cái chính ở đây chính là do các vị sư thầy không chú trọng đến nhiều việc thuyết pháp và giáo hóa mà chỉ quan tâm đến việc cúng bái nên đã khiến cho người dân tin rằng đạo Phật chỉ dùng cho việc cúng bái, ma chay chứ không phải đạo hướng dẫn con người hướng thiện.
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Mặc dù thời nay, đã có nhiều thay đổi nhưng việc giáo dục cho mọi người hiểu rõ về đạo Phật thì cũng không có khả quan gì nhiều. Trong khi đó, việc giáo dục ngày nay đã thay đổi rất nhiều, Phật giáo đã quan tâm đến giáo dục đại chúng? chúng ta đã có thành tựu gì trong thời nay, câu trả lời là không có gì cả.

Tại sao lại không có thành tựu nào cả? Tại vì chính các vị sư thầy thời nay không còn chú trọng nhiều trong việc giáo dục các thế hệ tương lai của người dân trong nước mà chỉ quan tâm đến việc giáo dục các sư thầy còn trẻ để sao này thuyết pháp và giúp đỡ mọi người tu tập, việc đó tuy rất tốt nhưng cũng không giải quyết được vấn đề giáo dục cho mọi người dân. Nếu có thì cũng là rất ít và riêng lẻ. Vì không có một quy trình giáo dục chính thức.

Cho dù có lập trường mẫu giáo thì cũng chỉ dừng lại ở việc nuôi nấng hơn là dạy bảo. Ngay cả việc giáo dục tại các học viện cũng chỉ dành cho Quý Thầy, còn những người  muốn học, muốn hiểu rõ hơn về giáo lý đức Phật thì chỉ có thể tự học, tự nghiên cứu và nghe theo hướng dẫn của Quý Thầy. Còn việc được đào tạo một cách bài bản để không bị lầm đường lạc lối, không bị các đạo khác dụ dỗ bỏ đạo thì lại chưa có.

Tôi thiết nghĩ Giáo hội nên mở lại các trường mẫu giáo để giữ các bé vừa thể hiện tình yêu thương lòng từ bi của đức Phật, cũng như Quý Thầy đối với các bé với một chương trình giáo dục hợp lí dành cho các bé. Những người chăm sóc các bé cũng không nhất thiết phải là các vị sư cô mà có thể là các giáo viên mầm non hoặc những người có tấm lòng từ bi, yêu thương vào chăm sóc, dạy dỗ các bé và đương nhiên hiệu trưởng của trường cũng như một số chức vụ khác mang tính tổ chức chỉ đạo và định hướng.

Còn đối với các học viên , đại học Phật giáo thì tôi thiết nghĩ Giáo hội nên mở rộng phạm vi ngoài việc tuyển sinh là các Quý Thầy thì cũng nên tuyển sinh những người bình thường vào học như vậy việc giáo dục của Phật Giáo mới phát triển và việc giữ gìn đạo Phật sẽ  được tốt hơn.

Những điều tôi viết ở đây có thể chưa chắc gì Quý Thầy đã quan tâm nhưng đó chính là tấm lòng của tôi đối với đạo Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

Ghi chú: Ý kiến của bạn đọc Phan Trọng Hiền gửi cho phatgiao.org.vn!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người biết cất giữ hạt giống thiện lành để đổi lấy bình yên

Phật pháp và cuộc sống 11:45 09/04/2024

Ngày nay, khi những con số đại diện cho vật chất đang dần thay thế các giá trị tinh thần, thì thành công của một người thường được đánh giá dựa vào “số dư tài khoản” và tổng tài sản mà họ sở hữu.

Tứ cú lục bát "sám hối và cầu nguyện"

Phật pháp và cuộc sống 10:11 09/04/2024

Với đạo Phật, sự cầu nguyện sám hối còn là một pháp môn tu tập của người Phật tử, nhờ cầu nguyện mà nguyện lực của họ mạnh mẽ, niềm tin tăng trưởng, thiện nghiệp được phát huy, ác nghiệp tiêu trừ, thân tâm hoan hỷ trước lộ trình giải thoát.

Giúp người rồi lại giúp mình?

Phật pháp và cuộc sống 09:15 09/04/2024

Cuối năm, hai anh em Khánh và Nghị về chùa biếu mấy cân gạo ăn lấy thảo. Hai anh là huấn luận viên lớp võ tại chùa. Nhờ sự nhiệt tình, bền lòng đứng lớp của hai anh không quản ngại nắng mưa, gió rét mà lớp võ ngày một ổn định đi vào nề nếp.

Cần sớm có tượng Thiền sư Khương Tăng Hội tại Việt Nam

Phật pháp và cuộc sống 09:05 09/04/2024

Ngày nhỏ, tôi không hề biết đến những người thầy lớn người Việt Nam chúng ta trong đạo Phật. Ông bà tôi, rồi bố mẹ tôi hay nói, hay kể về tổ Bồ Đề Đạt Ma. Thật sự là vậy. Là một cậu bé, tôi cứ trăn trở, “ông tổ” đạo Phật người Việt Nam của chúng ta là ai.

Xem thêm