Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 10/02/2014, 16:20 PM

Đôi điều về Lễ hội mùa xuân

Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp vào đầu năm mới, tại các làng quê nhân dân nô nức tổ chức lễ hội mùa xuân. Đây là nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân ở mọi vùng quê. Là hình ảnh thu nhỏ bộ mặt làng xã người Việt nói chung và từng làng, từng xóm nói riêng.

Trong đời sống cộng đồng làng xã Việt Nam, có lẽ không một nơi nào là không có lễ hội. Lễ hội mùa xuân của từng làng quê hiện nay thường được mở trong 3 ngày. Ngày đầu là lễ nhập tịch (mở cửa đình), ngày thứ hai (chính hội) gồm các nghi lễ như: Rước ngai kiệu, tế lễ, dâng hương và các trò vui. Ngày thứ ba: Làm lễ tế dã (kết thúc hội).

Trong lễ hội của làng, được chia ra làm hai phần rõ rệt: Phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ là những đoàn rước, đoàn rước lớn có thể đông tới ba, bốn trăm người, được phân ra làm nhiều tiểu ban, mỗi tiểu ban đảm nhiệm một trọng trách như: Tiểu ban phù giá, tiểu ban hộ giá, các phần tế nam, tế nữ.

Trong phần hội là những trò chơi như: Đánh đu, đấu vật, cướp cờ, chọi gà, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, cờ tướng... thu hút nhiều người tham gia, cổ vũ. Ngoài ra còn có các tiết mục như: Hát ả đào, hát trống quân, hát đối quan họ ở các nơi trên đình, đền, chùa và dưới thuyền.
 Lễ hội mùa xuân làng Đồng Lạc, xã Hồng Đức, huyện Ninh Giang (Hải Dương) được tổ chức vào ngày 9-10 tháng Giêng hàng năm
Những năm gần đây, nhiều di tích lịch sử văn hóa ở các địa phương đã được trùng tu và tôn tạo lại khang trang sạch đẹp, đồng thời việc tổ chức lễ hội mùa xuân được trang trọng, rầm rộ, phong phú. Nhưng còn có một số hội làng còn mang tính chất đơn điệu, hình thức. Không có lễ nghi tưởng niệm tôn nghiêm để giáo dục ý thức truyền thống cho mọi người, mà chỉ có một số trò chơi mang tính sát phạt lẫn nhau, thậm chí còn có những nơi đánh bạc công khai và đã xảy ra cãi lộn, đánh nhau hỗn loạn trong đám hội dẫn đến những việc đau lòng đáng tiếc.

Trong tiếng trống hội xuân rộn rã vang thúc giục, khắp xóm ngõ làng quê bừng lên một niềm vui nhộn nhịp. Người người tấp nập đội lễ ra đình, đền, chùa thành tâm cung kính.

Với niềm tâm linh, hoài vọng tưởng nhớ người xưa, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ai cũng muốn bày tỏ tấm lòng chân thật tôn kính, gạt bỏ đi hết mọi điều ác mà hướng thiện. Làm tan biến những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng, những toan tính trong cuộc sống thường ngày để có được nỗi lòng thanh thản, vô tư, đồng thời cũng nhắc nhở cho bản thân và cũng răn dạy cho con cháu làng mình biết ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân đã có công với nước, với dân. Đó cũng là niềm tự hào của gia đình, dòng họ và quê hương làng xóm mình. 

Một mùa xuân mới lại đến - Mùa lễ hội lại về, thiết nghĩ các địa phương sớm dự kiến, đặt ra một chương trình hội làng thật cụ thể, khoa học, mang nội dung sinh hoạt văn hóa, tư tưởng lành mạnh, vui tươi.

Để ngày hội làng là dịp để cho mọi người được nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình. Từ đó khơi dậy được niềm tự hào của mọi người đối với quê hương, tăng thêm sự uy nghiêm trang trọng của ngày lễ hội, đồng thời cũng ý thức cho lớp con cháu hôm nay phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn xưa đã để lại.

Đức Tùy
Đông Xuyên - Ninh Giang - Hải Dương
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm