Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/12/2013, 15:29 PM

Đôi khi "Thân ta" đau và làm cho "Tâm đau"

Cứ lên báo là ta thấy những câu chuyện thương tâm. Nhiều năm nay. Ngày nào cũng vậy. Nghĩ mà thấy khổ tâm. Phải chăng thiện tâm, lương tâm, tâm lành của chúng ta đã mất dần. 

Phải chăng sự nhẫn tâm ngày càng lớn, càng có đất phát triển. Phải chăng chúng ta chưa hiểu về tâm, về luật nhân quả. Phải chăng người tu thời nay đang ít đi. Tôi cho ra mắt cuốn sách “Tâm từ tâm” không biết có giúp được gì ai hay không, nhưng ít nhất cũng thêm một hồi chuông cảnh tỉnh cho chính mình, ít nhất cũng giúp người nào có cơ duyên cầm lên đọc có chút niềm tin khởi lên trong lòng mình. Tín tâm cần lắm.

Cơ thể ta gồm 2 phần: Thân và tâm. Đôi khi thân ta đau và làm cho tâm đau. Có khi tâm đau làm thân bệnh theo. Nhưng tôi luôn tự nhắc mình “Thân bệnh do tâm bệnh sinh ra. Muốn trị thân bệnh phải trị tâm bệnh trước”. Mà đúng lắm.

Chúng ta luôn mong muốn hạnh phúc. Ai cũng muốn hạnh phúc. Mà hạnh phúc là khi vắng mặt các cảm giác khổ đau, khó chịu, tức giận, buồn bực, chán nản… Mà những cảm giác ấy là trong tâm mình. Ai tạo ra những cảm giác ấy. Ai, nếu không phải là chính ta. 

Tôi đã từng rơi vào cảnh bị đau răng, mệt thân. Thế là than vãn, là kêu la làm cho tâm bất an. Tự tôi biến mình từ đau thành khổ đau. Thật là ngu dốt hết chỗ nói.  
 
Tôi đã từng bì lừa gạt và mất nhiều tiền. Thế rồi dằn vặt, trách mình, trách người, trách số phận. Thể rồi suy nghĩ, đau khổ. Thật là dại không tưởng nổi. May mà biết dừng lại, chứ nếu không đã sinh bệnh ra rồi. Bệnh cả thân lẫn tâm.

Ngày xưa tôi hay đi xem phim. Khi phim hết thì tiếc. Màn hình hiện lên là 1 tấm vải màu trắng tinh. Sau này, tôi ngồi xem ti vi. Tắt ti vi đi là thấy chiếc màn hình bằng thủy tinh cũng màu trắng. Bây giờ, tôi không đi xem phim nữa, không xem các chương trình trên ti vi nữa nhưng tôi vào máy tính để viết, vào mạng internet để đọc. Khi tắt đi, màn hình tinh thể lỏng màu trắng vẫn còn. Ngồi giật mình: Hóa ra tâm mình cũng trắng như những màn hình này. Vậy mà ta đưa vào đây bao thông tin, bao dữ liệu. Nếu may thì ta biết chọn phim mà coi, biết chọn chương trình ti vi mà xem, biết tìm bài viết trên mạng mà đọc.  Nếu không ta lại tha bao nhiêu là rác vào tâm mình mất rồi.

Để có tâm thanh tịnh, dễ mà lại khó. Khó thì rất khó nhưng cũng là dễ. Bởi nếu ta biết phòng ngừa sáu căn, biết phòng hộ tâm thì tâm ta tinh khiết. Nếu chúng ta biết chọn bạn mà chơi, biết tránh những nơi ô nhiễm, tránh chó dữ, người xấu thì cảnh xấu không vào tâm ta được. Nếu chúng ta biết thân cận những bậc thiện tri thức, biết vào chùa, gặp thầy, biết tham gia các khóa tu (dù chỉ một ngày) thì tâm ta nạp thêm bao hoa thiện.

Chương trình Phật pháp ứng dụng số 17 gần đây lại được ban tổ chức chọn tiêu đề “Tâm từ tâm”. Đơn giản bởi chữ tâm đang trở nên báo động khi chuyện hôi của diễn ra càng ngày càng nhiều, khi việc tra tấn trẻ em quá phũ phàng mà không ai hay biết, khi bao chuyện đau lòng diễn ra đầy rẫy mà chưa kịp đưa lên mặt báo.

Trong chương trình này, vấn đề được bàn luận là “tâm là gì? Tại sao người này có tâm tốt, người khác có tâm xấu? Làm sao ta có thể  bớt tham, bớt sân, bớt si và thay vào đó thêm tình yêu thương, thêm tha thứ, thêm bao dung?” Đại đức Thích Hanh Tuệ cùng tôi và PGS TS Trần Hồng Liên đã cố gắng sẻ chia những suy nghĩ, hiểu biết và trải nghiệm còn khiêm tốn của chính mình để mong sao thỏa mãn một phần nhỏ mong mỏi của cả trăm doanh nhân và các bậc tri thức bỏ ra cả buổi tối để đến dự. 

Tâm là chỗ chứa như đất. Đất chấp nhận mọi thứ, không từ chối gì cả. Đất dung nạp bất cứ gì ta cho vào. Tuy nhiên, đất cũng nuôi dưỡng cây. Nếu có nhiều chất tốt, cây sẽ xanh tốt, thành rừng cây xanh mát.

Tâm cũng như nước, luôn chảy, chảy mãi. Nếu ta cho màu xanh xuống, ta có nước xanh. Nếu ta rót màu cam vào, sẽ ra nước màu cam. Nếu muốn nước đỏ, ta chỉ việc đổ bột đỏ. Cho màu gì xuống nước là quyền của ta, không ai khác.

Tâm là hư không. Hư không thì bao la, rộng mãi. Hư không cũng không phân biệt đây là Sài Gòn kia là Hà Nội, đây là Việt Nam kia là Mỹ. Tâm ta chan hòa và trong lành như không khí. Tâm ta trong suốt như khí quyển. Có không khí ta mới thở và sống được. Thở vào mà không thở ra là hết 1 đời người. Ta cứ thở miến phí đi, thở bao nhiêu kiếp hư không vẫn đủ.

Tâm là hơi ấm. Nhiệt độ quanh ta lúc nóng lên đến cả 40 độ. Tôi ở Nga và đã từng đi trong mùa đông âm 25 độ. Tôi đã đến Ấn Độ, I Rắc, Jordan và qua những vùng sa mạc nhiệt độ lên đến 50 độ dương. Nóng lạnh đã trải. Nhiệt độ nào cơ thể cũng quen dần, đâu cần máy lạnh. Tâm ta cũng bao dung lắm.

Thời nay, rất cần những tâm từ. Lòng từ bi và khoan dung như những viên ngọc quý. Biết rằng tâm từ hiếm đi nhưng không phải là không có. Tâm từ của những con người thành tâm, nhất tâm, tâm huyết vẫn quanh ta. Vấn đề là ta có nhận ra không hay thôi.

Nhiều người hỏi tôi nghề gì. Người thì nghĩ tôi là giám đốc, kẻ thì cam kết tôi là thầy giáo. Lúc bạn thấy tôi lái xe chở mọi người, khi lại là phiên dịch.

Tôi thích viết (cả sách lẫn báo) và nếu có cơ may luôn thành hướng dẫn viên du lịch (dù ở bất cứ đâu, cho bất cứ quý khách đến từ quốc gia nào). Nhưng có lẽ, cái nghề của tôi là ươm gieo hạt giống.

Hạt giống mà tôi đang ươm gieo là hạt giống tâm. Tôi mong sao chính mình và những người quanh tôi, có tâm càng ngày càng mở rộng hơn ra, lớn thêm, lớn đến mức lớn nhất có thể, lớn đến khi nào tâm ta bao trùm cả vũ trụ. Khi đó ta có hạnh phúc thật sự mãn nguyện. Khi đó ta có ngay niết bàn ở trái đất này.
 
Tôi biết rằng bạn và tôi đang “giao tiếp bằng trái tim” chứ không chỉ thông qua những dòng tôi gõ, những gì bạn đang đọc. Rằng tâm từ của tôi và của bạn đang giao thoa với nhau. Rằng nếu có hàng ngàn hàng vạn người cùng đọc được những dòng chữ này thì “Vườn yêu thương” của chúng ta đang lớn lên thật rồi. Từ tâm đến tâm, từ tâm từ lan sang tâm từ, để ngay bây giờ mỗi chúng ta đang có hạnh phúc thật sự. Bạn đã cảm thận được rồi chứ!

Chúng ta đang trong những thời khắc giao thoa. Sắp sang một năm mới rồi. Cùng nguyện mong cho tâm từ của chúng ta đâm chồi nảy lộc như mùa xuân. Cùng mong cho tâm từ của tất cả chúng ta kết thành một khối để trái đất nở hoa thơm, bầu trời đầy gió mát, thế gian hòa lời ca. Tâm chúng ta rộng lớn bao la.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm