Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/07/2013, 14:50 PM

Đổi thay trên đường về Am Ngọa Vân

Đến với Am Ngọa Vân - nơi đức Vua Trần Nhân Tông đã từng tu hành và nhập cõi Niết Bàn, thú vị nhất có lẽ là đi theo con đường từ đập Trại Lốc, qua cửa Phủ, dốc Đỗ Kiệu, khu di tích Thông Đàn, lên chùa Ngọa Vân cũ và đến Am Ngọa Vân

Tương truyền xưa kia Phật hoàng Trần Nhân Tông đã "khai mở" cung đường này.

Hiện nay, con đường chính lên Am Ngoạ Vân đã được nâng cấp, đi từ đập Trại Lốc ô tô có thể vào đến cửa Phủ và từ cửa Phủ lên Am Ngọa Vân đường lên núi cũng đã được tạo bậc, lát đá để du khách hành hương thuận lợi hơn.

Được biết, trong các năm trước mỗi năm có hàng triệu lượt khách hành hương đến Yên Tử - chùa Đồng, song mỗi năm cũng chỉ có khoảng vài ngàn lượt người hành hương về Am Ngọa Vân ở phía tây dãy Yên Tử do di tích này có đường sá đi lại rất khó khăn. Nhưng nay, sau khi có sự quan tâm đầu tư mở đường của huyện Đông Triều - Quảng Ninh, dãy di tích phía tây Yên Tử chắc chắn sẽ được nhiều người biết đến như một trong những khu di tích quan trọng nhất gắn với cuộc đời tu hành của đức Vua Trần Nhân Tông.

Trang phatgiao.org.vn giới thiệu những thay đổi này, qua những bức ảnh bên trái (chụp tháng 03/2012) và bên phải (chụp tháng 07/2013)

                                            Đường đi Am Ngọa Vân từ đập Trại Lốc, phía bên phải con đường là Hồ Trại Lốc
 Một trang trại nuôi bò, giữa rừng. Đây là cảnh "động" duy nhất chúng tôi thấy dọc đường đi cách đây một năm. 
Nhưng nay đã được san phẳng, nhằm tạo cho con đường đọ thông thoáng, tránh "ùn tắc" khi du khách hành hương
                                         Phiến đá ghi chỉ dẫn lên cửa Phủ cách đây một năm (ảnh trái),
 thì nay đã dành cho "đường thông, hè thoáng" (ảnh phải)
Cửa Phủ là nơi để những ai đi vào Rừng thành tâm cầu mưa thuận, gió hòa, không bị lạc đường. Đến nay, cảnh vật đã thay đổi nhiều, do có con đường mới mở nhưng cửa Phủ vẫn giữ được "nguyên bản" 
Cách đây trên một năm, qua cửa Phủ khoảng 50m là nơi tập kết vật liệu của Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng An Viên ở Hà Nội để khôi phục lại Tháp Nhị vị Tổ thiền phái Trúc Lâm tại Thông Đàn - điểm di tích quan trọng trong dãy Yên Tử (ảnh trái). Nay đã dành để làm điểm đỗ xe (ảnh phải)
              Cách đây một năm, khi lên Am Ngọa Vân, chúng tôi phải hứng nước bằng lá cây (ảnh trái. 
Nay đã được  bê tông hóa (ảnh phải)
Dốc Đỗ Kiệu, xưa kia Vua Trần Nhân Tông từng đi qua đây, và đây là con dốc đứng, dốc không dài chỉ khoảng 200m, nhưng dốc thẳng, đứng, nên Ngựa, Kiệu rước không thể đi được lên con dốc này. Vì thế có tên gọi là Đỗ Kiệu. Muốn qua con dốc này, không có gì khác là phải đi bộ từng bước chân (ảnh trái)...Một năm sau đã được tạo bậc, lát đá khang trang phục vụ khách hành hương (ảnh phải)
                                                        Con đường "bêtông hóa" uốn lượn, chạy dọc theo con suối
                        
 Khu mộ Tháp được tôn tạo lại tại Thông Đàn
 Sau một năm, khu mộ tháp tại Thông Đàn đã được phục dựng
 
 Kỳ lạ, có lẽ ở Việt Nam nơi đây duy nhất có loại Thông Đàn (một loại cây mang từ Ấn Độ sang, được trồng từ cách đây 700 năm)
Sau khi khôi phục khu mộ Tháp, đã có  9 cây thông non của loại thông này mọc lên
 Khu di tích chùa Ngọa Vân cũ
 Lối mòn dưới chân Am Ngọa Vân
Gian thờ Tam Bảo vẫn còn nhỏ và tạm bỡ; nơi đây đang chờ những tấm lòng tín tâm hướng về để tôn tạo xứng tầm vóc của khu di tích - nơi đức Vua Trần Nhân Tông nhập cõi Niết Bàn
 Khu mộ Tháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông trước Am Ngọa Vân
 Am Ngọa Vân trên đỉnh núi thiêng
 Đại đức Thích Thanh Tiến trụ trì chùa Ngọa Vân


An Bình

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm