Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 31/08/2016, 14:59 PM

Dọn rác đạo đức, spa lương tâm

Ai cũng mong muốn mình trở thành một người tốt hơn, nhưng lại không biết chú ý  tự làm cho mình tốt hơn từ những việc nhỏ nhặt nhất mà mình có điều kiện và khả năng làm dễ nhất.

1. Ở các điểm dừng, các ngã tư thành phố… ta thường bắt gặp hình ảnh các tiếp thị viên phát tờ rơi quảng cáo về một sản phẩm hoặc dịch vụ gì đó cho khách đi đường. Khi nhận những tờ rơi, khách đi đường thường có những thái độ sau: Một số rất ít cầm lấy, liếc qua rồi nhét vào túi; còn lại đa phần là không quan tâm, thản nhiên chạy xe đi, mặc cho tờ giấy ấy rơi rớt dọc đường, thậm chí có người còn vội chụp lấy tờ giấy và quăng ngay xuống đường cho khỏi vướng. Thái độ “xả rác” của số đông này, ngoài việc xấu là xả rác nơi công cộng theo nghĩa đen, còn là một hành xử thiếu lịch sự nếu không nói là kém đạo đức. Những nhân viên tiếp thị  - đa phần là sinh viên học sinh, những người thu nhập thấp, cần việc làm thời vụ để kiếm những đồng tiền ít ỏi -  ắt không khỏi có cảm giác bị coi thường, hất hủi… trước hành xử rất khiếm nhã của đồng bào mình. Hãy thử một phút đặt mình vào vị trí những nhân viên tiếp thị ấy để thông cảm, để thương yêu… mà không nên có những hành xử vô tình gây tổn thương – dù rất nhẹ - đến tâm lý người khác. Có tốn công gì nhiều đâu khi ta mang những tờ rơi ấy bỏ vào thùng rác nhà mình. Làm được như thế, không chỉ là tránh khỏi hai việc nhỏ là xả rác nơi công cộng và không làm tổn thương, gây khó chịu cho người khác mà còn mang đến một lợi ích lớn hơn nữa là nhắc nhở ý thức yêu thương, thông cảm, trân trọng người khác trong chính con người của ta, tự làm cho ta trở nên văn minh hơn, từ ái hơn.
 Ảnh minh họa
Ai cũng mong muốn mình trở thành một người tốt hơn, nhưng lại không biết chú ý  tự làm cho mình tốt hơn từ những việc nhỏ nhặt nhất mà mình có điều kiện và khả năng làm dễ nhất.
 
2. Đi xe buýt, có nhiều người đã ngồi vắt vẻo trên ghế rất thoải mái rồi, nhưng khi nhân viên bán vé đến thì bị họ đưa cho mấy mảnh tiền lẻ nhàu nhò với thái độ rất vênh váo và người bán vé phải vất vả kéo xếp lại mấy mảnh tiền kia trong tư thế ngả tới ngả lui vì xe chạy. Tại sao khi ta đã được ngồi yên, tay chân rất rảnh, ta làm cái việc kéo xếp mấy tờ tiền kia cho thẳng thớm sẽ dễ dàng hơn người bán vé (phải đứng chông chênh suốt ngày trên xe) mà ta hổng làm giúp họ? Vừa là một hành xử văn hóa khi đưa tiền cho người một cách tử tế, vừa là cách thể hiện lòng cảm thông, giúp người của ta. Chuyện hết sức nhỏ nhặt như thế, nhưng nếu biết chú tâm thì dù chuyện nhỏ, lâu ngày sẽ hình thành dần một tính cách lớn, đó là sự tôn trọng và lòng biết cảm thông, chia sẻ nỗi cực nhọc của người khác.

Làm được những việc nhỏ như thế, ngoài việc đem lại lợi ích cho người, trước tiên là đem lại lợi ích cho ta, ta tự nâng mình lên với những hành xử có tính nhân văn nhẹ nhàng tinh tế như thế.
 
3. Khi ăn uống ở một quán ăn, nhà hàng nào đó, nghĩ rằng ta có quyền ăn uống xả rác bày bừa trên bàn, quanh khu vực ta ngồi vì ta đã trả tiền cho phí phục vụ, và sẽ có hầu bàn dọn dẹp, nên nhiều người đã hết sức “hoang dã” xả rác, làm dơ bẩn hết ga: Nhai và nhổ thức ăn thừa, quăng bừa hoặc trưng ra trên bàn một cách hết sức thoải mái. Sao ta không nghĩ rằng cái mẩu thức ăn do chính ta thải ra mà nếu ta tự tay nhặt nó lên dọn đi thì ta cũng gớm rồi, huống là người khác. Hoặc khi ta đứng lên nhìn chén muỗng chỏng chơ tá lả trên bàn, chỉ cần một vài thao tác rất nhỏ, không mấy tốn công sức như: để cái muỗng lật ngang kia vào cái chén, đẩy hai chiếc đủa nằm góc 40 độ kia xếp lại kề nhau trước khi ta đứng lên để “quang cảnh” bàn tiệc dòm bớt “hoang tàn đổ nát” một chút. Đó vừa là hành động chứng tỏ đẳng cấp văn hóa, vừa là tấm lòng nghĩ đến người phải dọn dẹp cho ta. Thế nhưng có người lại nghĩ rằng bắt người khác phục vụ mình càng nhiều thì càng chứng tỏ mình sang trọng. Dù là mình đã trả tiền để được phục vụ, nhưng chớ vì thế mà “đày đọa” người khác cho “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi có thể bớt được điều gì có thể bớt, để không phải làm người khác vất vả vì mình thì ta nên bỏ chút công sức thừa thải của mình để bớt việc cho người khác. Đó là cách ta làm đẹp cho lương tâm mình.

Ta luôn chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chuyện làm đẹp cho lương tâm mình. Một vài động tác tự “chăm sóc” nhỏ thôi như thế nhưng cũng sẽ giúp mình như đi spa cho lương tâm vậy.

Cư sĩ Thu Nguyệt
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm