Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/06/2018, 12:26 PM

Đồng Nai: Khóa tu mùa hè tại một miền quê hẻo lánh

Các em không những cần được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng mà còn về trí tuệ, tâm hồn, đạo đức để có sức đề kháng trước những cái xấu, các ác, những điều không như ý trong cuộc sống. 

Để trẻ đến chùa ngay trong các thành phố lớn đã khó huống chi là trẻ đến chùa ở một vùng hẻo lánh lại càng khó hơn. Câu nói “Trẻ vui nhà, già vui chùa” đã tàn phá đạo Phật hàng ngàn năm qua. Câu nói ấy cũng là nỗi quặn đau, day dứt trong lòng vị tu sĩ được mệnh danh là “Người gieo mầm Phật pháp nơi hẻo lánh”. Làm thế nào để câu nói ấy trở thành: “Trẻ vui chùa, già cũng vui chùa”? Làm thế nào để trẻ đến chùa từ tuổi ấu thơ? 
 Đủ nắng hoa sẽ nở
Đủ gió mây sẽ bay
Và đủ yêu thương...
... Hạnh phúc sẽ đong đầy
Vì lẽ đó, khóa tu thiếu niên năm 2018 với chủ đề: “Dấu chân hạnh phúc” từ ngày 07/6- 10/6/2018 được diễn ra tại Hồng Trung Sơn, xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, Tp.Đồng Nai do Ni sư tiến sĩ Thích Nữ Hằng Liên, giảng viên Học viện PGVN tại Tp.HCM, trụ trì chùa Hồng Trung Sơn, trưởng Ban tổ chức khóa tu. Đây cũng là khóa tu mỗi năm được tổ chức một lần mỗi khi hè về.  

Khóa tu đã quy tụ 285 em ở độ tuổi 10- 15  tại các xã Nam Cát Tiên và các vùng lân cận cùng một số tỉnh thành khác như Tp.HCM, Nha Trang, Đà Lạt, Bình Dương, Quảng Nam, Tiền Giang…
 
Làm thế nào để trẻ thích đến chùa? Trẻ đến chùa học được gì, có được “vừa học vừa vui”? Ban tổ chức khóa tu đã đưa ra một chương trình tu học với các nội dung phong phú, nghiêm túc trong suốt thời gian diễn ra khóa tu: Tập Yoga buổi sáng; Tập nói lời hướng thiện; Học giáo lý và ngồi thiền; Học kỹ năng sống; Học Anh văn Phật pháp; Việt văn; Tụng kệ- thân-khẩu-ý và Kinh báo hiếu; Thiền hành và tất nhiên không thể thiếu chương trình thể dục, văn nghệ, các trò chơi mang tính giải trí nhưng không kém phần đòi hỏi trí tuệ, thả hoa đăng, ngồi thư giãn trước khi ngủ… sau cùng các em sẽ được nhận quà trước khi ra về. 

Mỗi thời khóa là một thông điệp gửi tới các em những giá trị sống tích cực, thiết thực đối với việc học cũng như những ứng xử cuộc sống thường ngày. Điều đặc biệt là các em bước đầu được làm quen với khái niệm về thiền, lợi ích về thiền Vipassana và thực hành ngồi thiền. Đây là một pháp môn thực tập sẽ mang lại những giá trị vô cùng to lớn trên bước đường học tập, lập nghiệp, mưu cầu hạnh phúc trong suốt cả một đời người. 
 
Một ví dụ đơn giản như giờ học Việt văn (kỹ năng tiếng Việt), có nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao các em phải học Việt văn? Học ở trường chưa chán sao mà đến đây Thầy còn cho học nữa. Bài giảng do Thầy Nguyễn Hữu Thanh, giảng viên ngành ngôn ngữ học giảng. Đây có lẽ là một bài học Việt văn hay nhất mà nhiều người lớn cũng chưa bao giờ được học bài Việt văn hay đến thế. Qua buổi học, các em thêm thấy tiếng Việt vô cùng phong phú, giầu hình tượng, giầu cảm xúc, sự truyền cảm, phù hợp với từng đối tượng, với phong cách cá nhân, lịch thiệp và văn hóa, mạch lạc. Bài học sẽ giúp cho các em giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trân trọng và yêu mến, tiếp thu lời hay ý đẹp, có ý thức…

Có những em ở nhà chưa bao giờ biết rửa cái bátcủa chính mình vừa ăn xong, ngủ dậy có khi còn không thèm gấp chăn màn, ăn có khi ba mẹ phải năn nỉ hay hò hét, ấy thế mà đến đây các em đã làm rất tốt những việc đó. 

Bốn ngày, các em đã rời xa chiếc điện thoại. Bốn ngày không ti-vi. Bốn ngày không lướt Facebook. Đặc biệt là bốn ngày biết ăn chay, bốn ngày sống chung với bạn bè chưa hề quen biết, thế mà mọi việc vẫn chan hòa trong tình thương yêu, thân ái, hòa hợp như đã là bạn bè, chị em, anh em thân thiết. Bốn ngày phải dậy từ bốn giờ sáng và phải đi ngủ từ chín giờ tối.

Ước gì gần 17.000 ngôi chùa trên đất nước Việt Nam cũng tổ chức các khóa tu mùa hè dành cho các em với nội dung phong phú và thiết thực như thế. Khi đó, lo gì trẻ không đến chùa. Dẫu biết rằng là rất khó nhưng không phải là không thể. Cho dù bước đầu chỉ là 5, 10, 15, 20, 30… 100, 200, 500… 1.000 em đến chùa thì lo gì Phật giáo không phát triển. Các em không những cần được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng mà còn về trí tuệ, tâm hồn, đạo đức để có sức đề kháng trước những cái xấu, các ác, những điều không như ý trong cuộc sống. 

Ươm mầm hạt giống Bồ đề, tin kính Tam Bảo hướng đến các giá trị cốt lõi mang tính giáo dục truyền thống là trách nhiệm của các bậc cha mẹ và tu sĩ. Đừng để đến lúc con em mình hư hỏng mới chạy đến cầu cứu các Thầy, các Sư cô thì đã quá muộn!

Giác Hạnh Hoa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm