Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/04/2016, 10:42 AM

Đồng Nai: Tọa đàm "Nét đặc trưng Văn hóa Phật giáo Nam tông Kinh"

08h25, ngày 23/03/Bính Thân (29/04/2016) tại giảng đường Thiền viện Phước Sơn (Tp.Biên Hòa) đã diễn ra buổi tọa đàm nét đặc trưng văn hóa Phật giáo Nam tông Kinh do Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN phối hợp cùng các học giả chuyên nghành đảm trách.

 
Chủ trì tọa đàm: TT.Thích Thọ Lạc, Uỷ viên TT HĐTS GHPGVN, Phó ban TT Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN; TT.Thích Bửu Chánh, Phó BTS GHPGVN tỉnh ĐồngNai, viện chủ thiền viện Phước Sơn. 
 
Nội dung tại buổi tọa đàm đưa ra bốn đề mục về Pháp phục, kiến trúc, ngôn ngữ và di sản.

Nhằm thống nhất trong đa dạng về pháp phục Bắc tông - Nam tông - Khất sĩ, tiêu chí về pháp phục cần đáp ứng được tính chất các hoạt động trong giới tu hành và giúp quần chúng dễ dàng nhận biết các giới phẩm thuộc hệ thống GHPGVN. Các pháp phục được đặt ra như: Lễ phục - giáo phục - thường phục dành cho Pháp chủ, đệ nhất phó pháp chủ, các phó pháp chủ, hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư, đại đức, sadi, hình đồng (nam-nữ), sư cô, ni cô, phật tử (nam-nữ). Phụ kiện bao gồm: y, mũ, giầy dép. 
 
Kiến trúc chùa của ba hệ phái đều có nét đặc trưng riêng, ngôi chùa hệ phái Khất sĩ có kiến trúc hình bát giác (bát chính đạo), bản tự hệ phái Bắc tông có nét hòa hợp với cuộc sống dân gian qua kiến trúc hình chữ Đinh, câu đố hán văn v.v, kiến trúc Phật giáo Nam tông Kinh chưa có sự thống nhất đồng bộ, vì mỗi ngôi chùa Phật giáo Nam tông Kinh đều do vị trụ trì phác thảo một số nét kiến trúc nổi bật của các nước quốc giáo.
 
Ngôn ngữ trong thời khóa tu học của Phật giáo Nam tông Kinh đặc biệt hơn các hệ phái khác, vì người Việt Nam xuất gia theo Phật giáo Nam tông người Kinh, do đó vị xuất gia phải học nhuần nhuyễn song ngữ Pali - Việt. Chi tiết hơn - Hệ phái Khất sĩ dùng ngôn ngữ Việt trong các thời khóa hành trì công phu, hệ phái Bắc Tông sử dụng âm bản Hán văn trong các thời khóa thường nhật.

Di sản Phật giáo Nam tông Kinh gồm có vật thể (xá lợi), phi vật thể (dâng y Kathina - tắm Phật), vật thể và phi vật thể (Y). 
 
Do thời gian có hạn, chủ trì tọa đàm thống nhất mỗi đề mục cần có buổi tọa đàm riêng để đánh giá chi tiết và đưa ra các ý kiến bổ sung được ghi chép vào văn bản trình lên BTT HĐTS, sau đó Ban Văn hóa T.Ư thực hiện kế hoạch tổng thể nhằm rút kinh nghiệm thiếu sót để chào mừng Đại hội Phật giáo 2017, nhiệm kỳ VIII. 
 
Nhân dịp này – Ban Văn hóa T.Ư giới thiệu khái quát dự án mô hình số hóa 3D về các ngôi chùa Việt Nam.

Hoa Sen Gió
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm