Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/07/2014, 11:15 AM

Đồng Tháp: TT.Thích Chân Quang giảng pháp tại chùa Kim Huê

Sáng ngày 12/06/Giáp Ngọ (08/07/2014), tại chùa Kim Huê (Đồng Tháp) TT.Thích Chân Quang có buổi nói chuyện đạo lý với các phật tử chủ đề CÁN CÂN TÀI VÀ ĐỨC 

TT.Thích Chân Quang đã đến đảnh lễ, vấn an sức khỏe HT.Thích Thiện An - Viện chủ Tổ đình chùa Kim Huê (phường I,  thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) cùng Chư tôn đức của Tổ đình và có buổi nói chuyện đạo lý với các phật tử.

Chứng minh và tham dự buổi Pháp thoại có: HT.Thích Thiện An - Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Tháp; TT.Thích Thiện Hương – Trưởng BTS GHPGVN huyện Tam Nông; TT.Thích Thiện Lâm  – Phó BTS GHPGVN Tp.Sa Đéc cùng Chư tôn đức tăng ni thiền tôn Phật Quang và gần 2000 phật tử tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận đồng tham dự. 

TT.Thích Chân Quang đảnh lễ HT.Thích Thiện An
Đi vào nội dung của đề tài, Thượng toạ phân tích cho thấy cái tài thì dễ thấy nên ít ai biết quý trọng đạo đức của con người, mà chỉ chạy theo tài năng, bản lĩnh, sự nghiệp vì nó biểu hiện một cách rõ ràng. Lại nữa, ít ai biết rằng cái dễ thấy đó lại mong manh, chóng tàn và phù phiếm, còn đạo đức vô hình mới bền vững lâu dài. Đây mới nhân tố làm đòn bẩy cho sự  nâng bước ta đi lên trên con đường giác ngộ thật sự. 
Chư tôn đức chứng minh
Đạo Phật là đạo của đạo đức và đạo đức của đạo Phật là cái tuyệt đối tận cùng, không thể suy lường hết được. Chúng ta nghe chữ đạo đức là thoáng qua nhưng đâu biết rằng đạo đức trong đạo Phật là mênh mông vô lượng. Chúng ta học hết kiếp này sang đến kiếp sau cũng chưa bao giờ đủ, chỉ đến khi nào đạt được đến quả vị A La Hán (vô lậu), không còn một điều gì sơ suất, tuyệt đối vô ngã thì mới không còn sai lầm về đạo đức nữa. 
TT.Thích Chân Quang thuyết giảng
Chúng ta không dám mơ mộng đến cảnh giới A La Hán nhưng cũng nguyện lòng trong cuộc đời này, từng bước từng bước, chắt chiu xây dựng, tích lũy từng giọt đạo đức để làm được một con người xứng đáng. Khi đạo đức thêm được một chút nào thì hạnh phúc thêm được chút đó; đạo đức thêm được chút nào thì chúng ta sẽ tạo thêm được công đức chút đó; đạo đức thêm được một chút nào chúng ta càng cực khổ thêm chút đó, bởi vì giữ gìn trau dồi đạo đức chuẩn mực cực lắm. Tuy cực nhưng vô cùng quý giá. 

Và Thượng tọa lấy vài ví dụ để chứng minh rằng: Tài năng của một người mà ta thấy được, phải hiểu đằng sau đó phải có một cái đức tương xứng nào đó thì họ mới có được cái tài đó. Tức trước khi họ đạt được một tài năng, một bản lĩnh thì bắt buộc họ đã phải đạt một cái đức rồi. Cũng giống nhà càng cao thì móng càng phải vững chắc. Do đó, sự thành công của một người sự thực đều bắt nguồn từ cái đạo đức tiềm ẩn bên trong, cái mà ta không thấy được. Nên biết, sau lưng của một tài năng đều có đạo đức chống lưng. Nếu chúng ta nghe có một tài năng nổi lên, nhưng không có cái nền đạo đức thì biết rằng tài năng đó không bền. Vì vậy cứ phải xây móng đạo đức cho chắc, rồi trên đó ta dựng tài năng của mình lên.
 
 Đông đảo phật tử các nơi về tham dự buổi thuyết pháp
Để mở rộng vấn đề,, Thượng tọa đặt câu hỏi rất thực tế “Người có đức mà không có tài thì sao?”. Câu trả lời “Cũng giống như việc ta xây móng mà không xây nhà thì không sao, khi nào có tiền ta lại xây tiếp”. Người đạo đức mà không có tài nhưng họ lại vô hại giữa cuộc đời này, từ từ rồi cũng sẽ có tài và làm được nhiều việc cho đời.  Còn người có tài mà không có đức thì là đại họa cho cuộc đời, vì họ quá giỏi nên có thể nghĩ ra rất nhiều mưu mô, thủ đoạn độc ác quấy phá, hay khởi lên sự  đố kỵ, hơn thua và luôn luôn đi tìm sự độc tôn cho mình rồi đè bẹp kẻ khác. 

Cho nên, có móng có nhà cũng tức là có đức có tài vẫn là đẹp nhất, nhưng lỡ có đức mà không có tài thì cũng không sao cả, còn có tài mà không có đức hạnh thì sự tàn phá của nó còn lớn hơn nhiều. Người không trau dồi đạo đức mà chăm chăm đi tìm sự nghiệp thì sự nghiệp đó chỉ có được trong thời gian ngắn, rồi cũng tiêu tan, không bền. Ai nhờ chút phước đời trước nên hiện đời dễ thành công, nhưng nếu cứ mãi mê làm việc, đi tìm một sự giàu có vinh quang nổi tiếng mà không lo tu thì nguy cơ sụp đổ là trước mắt. Vậy tu là gì? Trau dồi đạo đức là gì?. Hai vấn đề này, Thượng tọa đã lý giải rất rõ ràng khúc chiết, hợp theo nguyên tắc luân lý, đạo lý, chứ không chủ quan, thiếu căn cứ. Điều này giúp các phật tử tu theo con đường của trí tuệ để tự điều chỉnh mình.
 
 
 Vẻ đẹp chùa Kim Huê
Thượng tọa nhắc nhở  mọi người cố gắng trau dồi đạo đức, trau dồi cái vô hình, cái mà không ai thấy.  Tuy nhiên cái trau dồi này mà quên một ngày là nó lui sụt liền, nhịn ăn một ngày được nhưng đừng bỏ tu ngày nào, bỏ ăn một ngày ta vẫn có thể không sao, nhưng nếu trong một giây phút nào đó ta quên đi cái vô ngã, quên đi lòng từ bi, quên tu tập kính Phật trọng Tăng là mình đã tụt dốc liền. 

Việc giáo dục đạo đức là cả một công trình lớn và lâu dài nhưng xã hội ta rất ít đầu tư. Cả thế giới này đều bị như vậy, ít đầu tư về giáo dục đạo đức. Người đầu tiên dạy đạo đức cho ta là cha mẹ, kế đến là thầy cô giáo, nhưng đòi hỏi cha mẹ, thầy cô phải là những người cũng có đạo đức thì khi đó người được dạy mới nên người. Mà đạo đức là cái phải nhắc đi nhắc lại từng ngày, và Thượng tọa khuyến khích thầy cô giáo phải lồng ghép đạo đức trong từng môn học của mình, ngành giáo dục phải bổ sung điều này, vì một ngày mà không trau dồi đạo đức thì tâm hồn các em xuống cấp liền.  

Lại nữa, song song với nhà trường để dạy đạo đức cho trẻ là sách vở, báo chí. Những thông tin hàng ngày trên Đài truyền hình, internet, nếu được nói nhiều về đạo đức thì tâm hồn trẻ được nâng lên, nhưng nếu tiếp thu những sách vở đồi trụy, tư tưởng bậy bạ thì tâm hồn trẻ trở nên đồi bại liền. Game là cái lấy hết thời gian của trẻ mà trong game thì không có truyền tải về đạo đức. Vì vậy, chúng ta yêu cầu những người làm game nên thiết kế game có yếu tố đạo đức trong đó. Nếu thế giới cần đạo đức thì ta cần đấu tranh với những điều phi đạo đức, những sách vở báo chí, game bậy bạ cần phải diệt hết. Mà đây là điều thế giới còn do dự, chưa làm được.

Người đã tới tuổi đi làm, có gia đình rồi đừng quên việc đi chùa, đừng quên chuyện tham gia vào đạo tràng tu tập; đó là cái việc đi song song với sự nghiệp làm ăn của mình. Ngoài cái gia đình nhỏ của ta thì ta có thêm một gia đình đạo đức tâm linh, đó là Phật pháp bên cạnh cuộc đời ta, trong tâm hồn của ta; còn nếu không ta hư lúc nào chẳng hay. Và Thượng tọa gợi mở những cách làm, những bước đi phù hợp, thiết thực cho mục tiêu rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là thế nào. Đồng thời nhắc nhở  “Khi chúng ta đã hoàn thiện mình thì bắt đầu đến lúc mình phải dạy lại đạo đức cho thế hệ sau”. Ngoài ra, đạo đức giúp ta thông minh hơn và ta dùng cái thông minh đó để tu dưỡng đạo đức (tức vất vả đấu tranh với lầm lỗi, và thanh lọc nội tâm mình). Còn người không biết, lại đem cái thông mình có được để gây những nghiệp bất thiện thì cái thông minh đó sẽ mất dần, mòn dần, vì hết phước là tài năng biến mất. Theo luật nhân quả, phước đức sinh ra tài năng. Phước hết, tài năng sẽ mất theo.

Hiểu được điều này, chúng ta phải tu tập, phải huân tập đạo đức, công đức thật kỹ lưỡng để đón chờ những thành công đến với cuộc đời mình. Biết đâu chúng ta cũng sẽ có những thành công đáng kể nào đó trong đời. Có thể bây giờ thì chưa có gì, nhưng ai biết được ngày mai điều kỳ diệu nào sẽ tới. Người khôn sẽ đem cái thông minh của mình vừa để xây dựng sự nghiệp giúp đời, vừa quay lại để soi xét bồi đắp tu dưỡng đạo đức. Và bắt đầu đạo đức là tôn kính Phật, thứ hai là lòng từ bi và thứ ba là khiêm hạ. Còn đỉnh cuối cùng của đạo đức là vô ngã, chứng được quả vị A La Hán. 

Đến đây, bài Pháp thoại kết thúc trong không khí hoan hỷ trên tinh thần cầu học giáo Pháp của toàn thể hội chúng. Chúng ta hãy chắp tay nguyện cầu cho tất cả chúng sinh đều biết tôn kính Phật chí thành để có công đức ban đầu cho việc thoát khổ về sau.
                                                                                                               
Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm