Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 02/03/2015, 08:45 AM

Du Xuân ghé thăm chùa Bích Động

Đầu Xuân, dạo bước đến chốn linh thiêng, chúng tôi ai cũng hoan hỉ khôn cùng vì được vãn cảnh chùa Bích Động, nơi xứng danh “Nam Thiên Đệ Nhị Động”.

Du xuân về Ninh Bình, chúng tôi thuận duyên ghé thăm chùa Bích Động, một ngôi chùa cổ kính ẩn sau dãy núi đá vôi huyền ảo trong sương sớm.

Qua cây cầu đá bắc ngang dòng sông quê hiền hòa, tới cổng chùa, ta như có cảm giác bỏ lại sau lưng bao lo toan phiền muộn để nhất tâm hướng Phật. Chúng tôi đến khi cổng Tam quan còn im lìm cửa đóng, then cài. Quang cảnh tĩnh mịch khiến ngôi chùa thêm đậm nét cổ kính giữa bốn bề sơn thủy hữu tình.

Dạo quanh một vòng khuôn viên ngoài, về cổng chính đúng lúc Tam quan vừa mở, chúng tôi hoan hỉ cùng vào lễ Phật.

Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đây là di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc - Bích Động đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Trước đây, Chùa Bích Động nguyên có tên rất đặc biệt: "Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng" - Mang ý nghĩa một ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc.

Bia đá cổ (nguồn ảnh: Internet)

Theo sử ký, năm 1705, có hai vị hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể, quê huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định gặp nhau kết nghĩa anh em. Hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng chùa. Đến đây, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên các Ngài quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành.

Năm 1707, nhà chùa đã đúc một quả chuông lớn, hiện còn treo ở Động Tối. Bài Minh Bia ghi trên chuông được viết bằng chữ Hán, trong đó có đoạn:

Tư sơn lũy tích
Phúc ngộ thiên duyên
Khai sơn tạc thạch
Uẩn khí lưu truyền

Dịch nghĩa:

Từng lên núi ấy
Có phúc, có duyên
Mở núi, đục đá
Tịnh khí lưu truyền

Nguồn ảnh: Internet

Năm Giáp Ngọ 1774, chúa Trịnh Sâm đã đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, cây cối đều xanh tươi… nên đã đặt tên cho chùa là “Bạch Ngọc Thanh Sơn Động”.

Núi bốn chung quanh nước bốn mùa
Thuyền nan nhè nhẹ mái chèo đua
Xôn xao sóng vỗ xung quanh động
Mờ mịt mây tuôn khắp cảnh Chùa

Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" Hán tự, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng. Điều độc đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ sung cho nhau, ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, tạo nên bức tranh hài hòa cùng cảnh trí thiên nhiên.

Nguồn ảnh: Internet

Chùa Hạ có 5 gian xây trên một nền cao dưới chân núi. Kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh. Mái chùa là hai tầng gác mái uốn cong, gồm 8 mái. Các cột đá ở chùa Hạ đều bằng đá liền một khối, không chắp nối, cao hơn 4m.

Từ chùa Hạ bước lên 120 bậc theo đường hình chữ S tới lưng chừng dãy núi Ngũ Nhạc là chùa Trung. Ngay phía trước là hai chữ Bích Động tạc vào vách núi. Đây là một chùa rất độc đáo, ít nơi có được, một nửa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên, chùa có 3 gian thờ phật. Lễ Phật xong ở Thượng điện, bước lên 21 bậc đá là đến Động tối. Đây là động chính, thâm nghiêm, tĩnh mịch. Thiên nhiên đã miệt mài bao đời, chau chuốt tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Chùa đã trải qua ba thời kỳ có tên khác nhau: thời kỳ đầu (1428) có tên là chùa Động, đến 1740, đời vua Lê Hiển Tông, chùa này được mở mang, xây dựng thêm và được đặt tên là: Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng. Đến thế kỷ 19 dưới thời vua Tự Đức được đặt tên là chùa Bích Động.

Tiếp đó tới chùa Thượng, còn gọi là chùa Đông, chùa thờ Phật Bà Quan Âm. Đây là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động.

Bích động được xem như ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam, không nơi nào có thế đất, thế núi như vậy. Chùa Thượng có hai miếu hai bên: bên phải thờ Thổ Địa, bên trái thờ Đức Sơn Trần. Cạnh chùa có một bể nước gọi là "bể nước Cam Lồ" của Phật Bà Quan Âm.

Phía trước là cánh đồng Ngũ Môn. Đứng trên chùa Thượng có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của chùa Bích Động, không những đẹp về phong cảnh hữu tình, về nghệ thuật văn hóa kiến trúc, nơi đây còn mang ý nghĩa là một di tích lịch sử đặc biệt của tỉnh Ninh Bình.

Đầu Xuân, dạo bước đến chốn linh thiêng, chúng tôi ai cũng hoan hỉ khôn cùng vì được vãn cảnh chùa Bích Động, nơi xứng danh “Nam Thiên Đệ Nhị Động”.

Hải Thanh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm