Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/02/2016, 09:01 AM

Đức Phật dưới góc nhìn của các nhà khoa học

Dường như người thanh niên hiền lành, ngồi khoanh chân trên tòa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như vừa khuyên nhủ vừa như nói: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy rèn luyện trí tuệ và lòng từ bi".

"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các lý thuyết của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo cũng không cần từ bỏ quan điểm của mình để theo quan điểm của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học…".
[Albert Einstein (1879-1955)-nhà bác học người Đức]
 
1. Nhân cách vĩ đại của đức Phật

Ðức Phật là hiện thân của mọi đức hạnh mà Ngài đã thuyết giảng. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Ngài đã biến những lời nói của mình thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả theo cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là hoàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.
[Giáo sư Max Miller (1823-1900)-Học giả người Ðức]
 
Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. 
[Tiến Sĩ S.Radhakrishnan(1888-1975)-Triếtgia, Tổng thống Ấn Độ từ 1962-1967]

Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất một đầu óc khoa học trầm tĩnh với lòng thiện cảm sâu xa của từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại.
[Moni Bagghee, trong cuốn "Ðức Phật của chúng ta"]

Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài. Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống. 
[Giám mục Henry Hart Milman (1791-1868), người Anh]

2. Trí tuệ siêu việt của đức Phật

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sinh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sinh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện, Ngài đã có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ.
 [Nữ Giáo Sư Rhys Davids (1857-1942)-Học gỉa người Anh]

Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát mình, như chính Ngài đã tự giải thoát Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải vì giáo lý này đến từ nơi Ngài, mà vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. 
[Tiến Sĩ Hermann Oldenburg (1854-1920-Học giả người Ðức]

Dường như người thanh niên hiền lành, ngồi khoanh chân trên tòa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như vừa khuyên nhủ vừa như nói: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy rèn luyện trí tuệ và lòng từ bi".
[Anatole France (1844-1924)-Nhà văn Pháp được giải Nobel văn học năm 1921]
 
3. Cống hiến của đức Phật cho nhân loại

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý có giá trị trường tồn để thúc đẩy nền đạo đức, sự tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn Độ, mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại, kỳ tài chưa từng thấy có trên trái đất này. 
[Albert Schweizer (1875-1965)-Nhà triết học, thần học người Đức]

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả chúng sinh là giáo huấn của đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi, mà chỉ nói đến vô minh (sự không hiểu biết) và điên cuồng là những chứng bệnh có thể chữa khỏi được bởi sự giác ngộ và lòng từ bi. 
[Tiến Sĩ  S.Radhakrisnan (1888-1975-Triết gia và chính trị gia Ấn Độ]

Ðức Phật không phải là của riêng người phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo ra đời sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều tư tưởng hay của Ngài. 
[Một học giả Hồi giáo]

4. Giáo lý của đức Phật

Phật giáo chưa bao giờ ép ai phải theo dù dưới bất kỳ hình thức nào - hoặc ép buộc tư tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, nhằm đạt được thắng lợi để để coi đó là quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo đạo Phật không bao giờ ganh đua nhau để lôi kéo người đi theo Ðạo của mình. 
[Tiến sĩ G. P. Malasekara (1899-1973)-Học giả người Sri Lanka]

Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo khuyến khích mỗi cá nhân tự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng chính mình, chứ không nhờ cậy vào sức mạnh hay tiền bạc nào khác. Ðức Phật chỉ rõ con đường giải thoát duy nhất để con người tự quyết định nếu họ muốn theo tôn giáo này.
[Giáo sư Lakshmi Nasaru, sinh ngày 23-5-1968, Học giả người Ấn Độ]

Là phật tử hay không phải là phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra là, không một tôn giáo nào có thể vượt qua được sự quán triệt  Bát chính đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện hướng cuộc đời tôi đi theo con đường đó.
[Giáo sư T.W. Rhys Davids (1843-1922)-Giáo sư người Anh dạy tiếng Pali-thánh ngữ của Phật giáo và tiếng Phạn (Sanskrit)]

Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. 
[Một Văn hào phương Tây]

Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, dựa trên cơ sở của ý thức đạo lý, xuất phát từ kinh nghiệm tổng hợp mọi lĩnh vực kể trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng được các điều kiện đó".
[Albert Einstein (1879-1955)-Nhà bác học người Đức)]

Vũ Tất Tiến (Sưu tầm và tóm lược theo Phật Pháp Ứng Dụng)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/2015
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm