Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đừng gọi "nhầm" con là…sư thầy

Đang lúi húi bên bàn viết sớ, có một nhóm người đến lễ chùa chắp tay và "bạch" rằng: "A Di Đà Phật, con chào Thầy". Tôi mỉm cười và cảm ơn lời "bạch" đó của họ.

Đấy không phải là lần đầu tôi được người khác gọi là "sư thầy". Trong khi đó, tôi - "hình tướng vẫn thế tục", tóc vẫn còn xanh; tôi chỉ là một người Phật tử chấp tác ở chùa như bao người khác. Nhưng không hiểu sao nhiều người lại "vô tình" nhầm lẫn tôi với Sư thầy đến vậy? Có lẽ nào tại tôi tóc ngắn, mặc áo nâu, đi dép lê hoặc mùa đông vận thêm một chiếc khăn nâu, mũ nâu, giày nâu…nên họ "nhầm" tôi là nhà sư?

Dịp Tết Quý Tỵ, khách thập phương về chùa lễ Phật, cầu an nhiều. Tôi cùng sư phụ trực lễ, có những lúc sư phụ đi vắng, tôi phải tiếp khách hoặc nhận lễ thay cho sư phụ. Thi thoảng có khách đến phòng tiếp lễ và gọi tôi: "Sư thầy ơi!" hoặc "Con bạch Thầy… ". Lần đầu nghe vậy, tôi ngạc nhiên nhưng nghe nhiều lần nên cũng quen rồi.

Hay những lần có người gọi điện cho tôi để hỏi việc liên quan đến nhà chùa, họ cũng xưng hô "Thầy – con" với tôi. Nhưng trước khi vào cuộc hội thoại với họ, tôi "vội vàng" giải thích ngay.

Tôi đem chuyện này kể cho sư phụ. Sư phụ lắng nghe, cười nhẹ và hỏi tôi:

- Thế mỗi lần nghe gọi như vậy, chú nói sao?

Tôi chắp tay và thưa với sư phụ:

- Bạch Sư phụ, mỗi lần khách xưng hô với con như vậy, con mỉm cười và đáp lại : "A Di Đà Phật! Con chỉ là Phật tử mà thôi…"

Nghe tôi bạch xong, sư phụ cười và chỉ dạy:

- Chắc tại chú nhìn giống nhà sư nên họ gọi vậy thôi. Lần sau, chú nhớ phải giải thích ngay cho họ hiểu: người như nào là nhà sư, là Phật tử nhé.
 Con là Phật tử ...

Hôm qua, tôi cùng nhóm bạn đi vãng cảnh chùa Trầm (Hà Nội). Mỗi lần đi chùa, chúng tôi thường mặc đồ nâu, đi dép lê, đôi khi còn thêm túi nâu hoặc túi vàng giống như các sư thầy vẫn hay dùng.

Vừa xuống xe, có mấy người trông xe đến: "Thầy gửi xe chỗ con nhé", mấy anh em mỉm cười và gửi xe ở gần chùa. Bước tới sân chùa, có một vài người khách đến lễ chùa, trong đó, có một cô chắc khoảng gần 50 tuổi trò chuyện với tôi:

- Mặc đồ nâu như này nghĩa là sao hả cháu?

Tôi hoan hỷ đáp:

- Dạ, chúng con là Phật tử nên mặc bộ đồ nâu này đi lễ chùa thôi cô ạ.

Vẻ mặt của cô có vẻ ngạc nhiên rồi đặt tiếp một câu hỏi:

- Thế cháu vẫn đi học, đi làm bình thường hay cháu đi tu và sống ở chùa rồi?

- Dạ, con vẫn đi làm bình thường vì con không phải là nhà sư.

Trả lời cô xong, tôi cùng nhóm bạn lên chính điện để lễ Phật. Sau đó chúng tôi đi vãng cảnh chùa, trong lòng cảm thấy thanh tịnh.

Trước khi về, chúng tôi ghé vào quán nước gần chùa để nghỉ ngơi. Cô chủ quán nước tâm sự: "Nhìn các cô chú như nhà sư vậy… ". Chúng tôi quay sang nhìn nhau và cười.

Trên đường từ chùa Trầm về nhà, tôi băn khoăn: "Có lẽ nào bây giờ, nhiều người đến chùa chỉ vì xin xỏ, còn những cái rất đơn giản như phân biệt ai là sư, ai là Phật tử; cách xưng hô trong đạo; ăn uống trong chính niệm, lễ nghi Phật giáo…gần như không được họ quan tâm. Họ chỉ quan tâm xem họ cầu gì và được gì, để rồi đánh mất đi những cái cần thiết nhất mỗi khi bước vào chốn Thiền môn thanh tịnh"


Tâm Đức Hậu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm