Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/02/2020, 05:50 AM

Đường tu

Hồi còn nhỏ, tôi chỉ nhớ là mình rất có thiện cảm với người tu sĩ, mặc dù chưa được gặp họ lần nào, chưa được họ cho thứ gì hay dạy bảo điều gì. Lớn lên, tôi thỉnh thoảng đến chùa chơi và chấp tác một số công việc nhỏ nhặt, như quét lá hay phụ hồ khi chùa có xây dựng công trình.

 > Tu học như thế nào mới có lợi ích?

Tôi còn nhớ rất rõ, năm tôi học lớp 6, vào các buổi chiều tối, tôi hay đạp xe ra chùa để quét lá. Vì chùa làng tôi ngày đó chưa có sư, mà chỉ có một người trông nom nên họ hay đi vắng. Lúc đó, chỉ có mình tôi và ngôi chùa vắng. Tôi đến chùa tìm chổi, và quét từ trong sân ra đến ngoài cổng. Tuy chỉ có một mình, nhưng tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc lạ thường trong việc làm ấy. Tôi cũng không biết tại sao và giải thích như thế nào, chỉ biết rằng tôi thích làm công việc ấy và thật sự cảm thấy hạnh phúc. Và sau mỗi lần quét lá xong, tôi thường ra cái giếng của chùa, múc một gàu nước để rửa tay chân và bụm một bụm ắp lên mặt mình. Ngay lúc đó, một cảm giác mát mẻ và dễ chịu vô cùng lan tỏa khắp trong tôi, như tẩy sạch đi tất cả phiền muộn, chỉ còn lại cảm giác thanh tịnh lạ thường.

Chúng sinh vì vô minh che lấp nên không biết nhân quả.

Chúng sinh vì vô minh che lấp nên không biết nhân quả.

Đến những năm học cuối cấp 2, mặc dù lực học của tôi không phải là tệ, thậm chí còn là một trong những người thuộc tốp đứng đầu khối học. Tuy nhiên, một cảm giác đâu đó cứ thỉnh thoảng thôi thúc tôi đi xuất gia. Tôi đã nhiều lần trên con đường đi học, từng nói với đứa bạn thân học cùng rằng: “Nếu bây giờ cha mẹ cho tao bỏ học đi xuất gia, thì tao sẽ bỏ ngay”. Rồi mong muốn cũng chỉ dừng lại ở đấy. Dòng thời gian cứ tiếp tục trôi đi và tôi vẫn tiếp tục học hết phổ thông cho đến chương trình đại học, rồi đi làm, nếm trải mùi vị cuộc sống. Trong thời gian đó, mặc dù ý niệm đi tu không còn mạnh như thời điểm của những năm học cấp 2, nhưng tôi cảm giác nó vẫn luôn âm thầm chừa chỗ cho mình, để dành cho mình một con đường để lui về.

Rồi một ngày nọ, khi được biết cha tôi lâm bệnh hiểm nghèo, mẹ và anh em chúng tôi đã cuống quýt lo chạy chữa cho cha nhưng cũng đành bất lực. Chỉ sau mấy tháng, căn bệnh ung thư đã biến cha tôi thành một người hoàn toàn khác hẳn, về hình hài cũng như nỗi đau đớn trên thân xác của ông. Những ngày tháng cuối đời của cha, mẹ và anh em chúng tôi chỉ biết bất lực mà đứng nhìn. Có những lúc, tôi cảm thấy cả một bầu không gian tối tăm và u buồn đang ập đến và bao trùm gia đình tôi. Chúng tôi thật sự không biết thoát khỏi bằng cách nào, chỉ biết sống trong sự đau buồn, ảm đạm. Cho đến một ngày, mẹ tôi nhờ một cô trong xóm từ miền Nam về cùng với nhóm hộ niệm của cô ấy, làm lễ phóng sinh, và treo một số bức ảnh đức Phật Di-đà quanh chỗ giường bệnh của cha tôi. Khi thấy điều đó, trong lòng tôi như chợt được đánh thức sau một giấc mộng dài. Tôi thật sự cảm thấy ấm lòng, và một cảm giác an tâm, yên bình tràn về như được sự che chở gia hộ của chư Phật.

Về tâm thì chánh niệm và rõ biết về tham, sân, si. Sự thường xuyên rèn luyện chánh niệm ấy sẽ giúp chúng ta sớm nhận diện được hành tướng của nghiệp, từ đó dừng các việc ác để tránh quả báo xấu trong tương lai; làm các việc lành để gieo nhân giải thoát.

Về tâm thì chánh niệm và rõ biết về tham, sân, si. Sự thường xuyên rèn luyện chánh niệm ấy sẽ giúp chúng ta sớm nhận diện được hành tướng của nghiệp, từ đó dừng các việc ác để tránh quả báo xấu trong tương lai; làm các việc lành để gieo nhân giải thoát.

Sau khi cha tôi mất, lúc bấy giờ tôi mới hiểu như thế nào là đầy đủ nhân duyên để xuất gia. Trải qua quãng thời gian năm, sáu năm xuất gia tu học, tuy chưa đọc được nhiều kinh điển, nhưng với nền tảng giáo lý được học tại trường Phật học, và sự giáo hóa thường xuyên của Sư phụ, chúng tôi đã hình thành được cho mình những tư tưởng căn bản của một đời sống xuất gia, của một hành giả bước đi trên lộ trình giải thoát. Lộ trình ấy chính là niềm tin sâu sắc vào giáo lý nhân quả, và sự giải thoát khỏi những ràng buộc.

Chúng sinh vì vô minh che lấp nên không biết nhân quả. Các hành nghiệp theo bản năng sinh tồn, do đó mà tham sân nổi lên, tạo tác ác nghiệp dẫn đến phải luân chuyển trong lục đạo, không khi nào ra khỏi. Trong kinh Thập Thiện, đức Phật dạy: “Tất cả chúng sinh do tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, vì vậy mà có sự luân chuyển trong các cõi”.

Sự hiện hữu của chúng ta trên cõi đời này là do y báo và chánh báo của nghiệp quá khứ. Trong kinh A-hàm, đức Phật dạy: “Chúng sinh người hạ liệt kẻ giàu sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người vui sướng kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ”. Nghiệp ấy quyết định rất lớn đến đời sống hiện tại của chúng ta. Những tập khí cũ, những thói quen cũ sẵn sàng phát khởi khi hội đủ nhân duyên. Cho nên, nhiệm vụ của người tu là nhận rõ thực trạng ấy mà chánh niệm tỉnh giác, không để cho những ác nghiệp tiếp tục phát khởi.

Chỉ cần cả đời làm được nhiêu đó thôi, chánh niệm về thân, chánh niệm về tâm trên nền tảng của giáo lý nhân quả, là người tu đã rất thành tựu rồi.

Chỉ cần cả đời làm được nhiêu đó thôi, chánh niệm về thân, chánh niệm về tâm trên nền tảng của giáo lý nhân quả, là người tu đã rất thành tựu rồi.

Thực hành chánh niệm tỉnh giác là phương pháp thù thắng, giúp chúng ta cải thiện được nghiệp quá khứ và quả tương lai. Về thân thì chánh niệm và rõ biết trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Về tâm thì chánh niệm và rõ biết về tham, sân, si. Sự thường xuyên rèn luyện chánh niệm ấy sẽ giúp chúng ta sớm nhận diện được hành tướng của nghiệp, từ đó dừng các việc ác để tránh quả báo xấu trong tương lai; làm các việc lành để gieo nhân giải thoát. Chỉ cần cả đời làm được nhiêu đó thôi, chánh niệm về thân, chánh niệm về tâm trên nền tảng của giáo lý nhân quả, là người tu đã rất thành tựu rồi. Chính vì vậy, trong kinh Pháp Cú, phẩm Phật Đà, bài kệ 183, đức Phật có dạy:

“Chớ làm các điều ác

Hãy làm các điều lành

Giữ tâm ý sạch trong

Là lời chư Phật dạy”.

Đấy chính là đường tu của tất cả chúng ta, những người con Phật muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi, đạt đến sự giác ngộ giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm