Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/03/2017, 12:57 PM

Duy thức học với máy tính (Hết)

Phật Pháp lấy nhân quả làm nền tảng cốt yếu, chọn duyên sinh làm điều kiện thành lập hiện tượng, chỉ bày cho chúng sinh các thứ đạo lý giải thoát. Các pháp đều do nhân duyên mà sinh thành, các pháp bởi do nhân duyên mà hoại diệt. Hoà hợp thì sinh, ly tán thì diệt, không có bất cứ thế lực nào có thể cản ngăn được. Ngoại đạo bàn luận “Toàn Năng”, là do không biết được sự tác dụng của nhân duyên. Pháp của Phật trao truyền cũng có nhiều thứ, phương tiện cho nhiều căn cơ của con người.

CHƯƠNG V
TRÌNH BÀY SƠ LƯỢC CÁC TÔNG PHÁI VÀ PHÁP BẢO CỦA THỜI ĐẠI MẠT PHÁP ... NIỆM PHẬT

Trên đời phương pháp tu hành thì rất nhiều, đạo đức học thuật của xã hội nhơn gian nhân tính một thời đều bị giới hạn trong cái lồng, chỉ một phương diện đối với vấn đề cứu cánh của sinh tử thì hoàn toàn không có tác dụng chút nào. Các thứ tôn giáo thờ Thần đều chọn lấy phước trời làm mục tiêu tối hậu, nhưng Thiên đạo thì không cứu cánh, liên tục ở trong sáu cõi phàm không được giải thoát, kiếp số dài lâu về sau cũng vẫn bị luân hồi.

Còn Thiên Chủ của các cõi trời cũng đều bị quy định giới hạn của nhân quả, không những không thể tiến hành bảo hộ thích hợp cho những chúng sinh tôn sùng mình, còn liên hệ đến Thiên quốc và sinh mạng của bản thân khi đến kỳ hạn tận số cũng bảo đảm không còn tồn tại. Cho nên các pháp tu không luận của con người hoặc của trời nương tựa cũng đều không được tồn tại.

Phật Pháp lấy nhân quả làm nền tảng cốt yếu, chọn duyên sinh làm điều kiện thành lập hiện tượng, chỉ bày cho chúng sinh các thứ đạo lý giải thoát. Các pháp đều do nhân duyên mà sinh thành, các pháp bởi do nhân duyên mà hoại diệt. Hoà hợp thì sinh, ly tán thì diệt, không có bất cứ thế lực nào có thể cản ngăn được. Ngoại đạo bàn luận “Toàn Năng”, là do không biết được sự tác dụng của nhân duyên. Pháp của Phật trao truyền cũng có nhiều thứ, phương tiện cho nhiều căn cơ của con người.

Người tu hành có thể ngồi thiền, hoặc trì chú, hoặc trì giới luật, hoặc nghiên cứu lý không, hoặc đoạn trừ kiến hoặc, hoặc niệm Phật cầu sinh tây phương. Bất cứ pháp môn nào cũng có thể khiến con người giải thoát khổ não sinh tử. Chỉ vì hiện tại là thời đại mạt pháp, căn cơ của chúng sinh khác nhau là căn cứ nơi phương sở nào? Nên chọn lựa một pháp môn đó thì mới bảo đảm không sai lầm! Đây là một vấn đề rất trọng yếu.

Đầu tiên đề cập đến tu pháp môn Thiền Tông. Tông phái này có hai thứ tiệm ngộ và đốn ngộ. Người tu tập ngoại trừ ngồi thiền, lại còn hành trì các thứ giới luật, nên phải xuất gia tu hành, nếu tại gia cư sĩ thì khó bề tu tập. Tiệm ngộ là cốt yếu phải trải qua thời gian dài tu trì, nghiên cứu đọc tụng kinh văn trọn suốt một ngày, hốt nhiên đại ngộ, xem thấu thiền cơ. Đốn ngộ thì hoàn toàn dựa vào căn cơ, không lập văn tự, không còn nghi thức, một khi gặp được cơ duyên liền đột nhiên tỉnh ngộ, vượt qua cõi phàm nhập vào cõi thánh ngay trong thời gian thiền chỉ.

Nhưng thiền tập không luận tu tiệm hay tu đốn đều cũng tốt cả, chỉ cần có lợi căn thì mới có thể thành tựu được. Thời đại chính pháp là khi Phật còn tại thế và các đệ tử của Phật đa phần đầy đủ lợi căn, bao gồm cả phước và huệ, cho nên rất nhiều vị đều nhơn một câu nói chuyện của Phật mà được chứng quả vị. Phật nhập Niết Bàn trở về sau khoản một ngàn năm là thời đại tượng pháp, ngay ở nước ta người có lợi căn cũng chẳng ít, nên việc tham thiền thành đạo cũng có kẻ tiệm ngộ hay đốn ngộ đều được ghi chép tra cứu. Đốn ngộ thành đạo chẳng ai bằng đại sư Huệ Năng tổ thứ sáu của Thiền Tông, chỉ nghe xong một câu:

“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cang liền bổng nhiên đại ngộ. Hiện tại là thời đại mạt pháp, chúng sinh bị nghiệp trói buộc, nên phước đức không sánh bằng tiền nhân, tu thiền lại phần nhiều chỉ thực tập theo pháp thế gian thành tĩnh toạ vận khí, trong ngàn vạn người, ngộ đạo chỉ đạt được một hai người. Huống hồ tham thiền mà không hiểu rõ Phật pháp, lại còn gặp phải tà định, ly khai chính huệ, ngày càng hoàn toàn xa xôi. Cho nên Thiền Tông ở trong thời đại hiện tại thì thất khó hành đạo.

Thứ đến bàn về Thiên Thai Tông. Tu tập tông phái này bản thân đối với học vấn cần phải có hứng thú nghiên cứu, đấy là một thứ học tập. Nguyên vì tông này lấy kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm nơi y chỉ, lấy luận Đại Trí Độ làm kim chỉ nam, lấy kinh Đại Niết Bàn làm nơi trợ giúp cho việc chú thích, lấy kinh Đại Phẩm Bát Nhã làm căn bản cho việc quán tâm, dẫn các kinh để lấy thất tướng các pháp làm trung tâm. Có chỗ gọi các pháp là như thị tướng, như thị tính, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như có thật tướng các pháp của cứu cánh bổn mạt..v..v.... thì chỉ học vấn một môn cũng rất huyền diệu.

Thêm nữa tông này lấy năm thời tám giáo để phê phán và giải thích thời đại Thánh Giáo. Năm Thời tức là thời Hoa Nghiêm, thời Lộc Dã, thời Phương Đẳng, thời Bát Nhã, thời Pháp Hoa, thời Niết Bàn. Tám Giáo tức là Đốn Giáo, Tiệm Giáo, Mật Giáo, Bất Định Giáo, Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo, Viên Giáo. Hiện đại con người phần Nihau bận rộn nhàm chán, rất ít có người hứng thú học vấn, cho nên cần phải chuyên chú tông này xem như của quý hiếm có vậy.

Thêm nữa nói đến Hoa Nghiêm Tông, lại có tên nữa là Pháp Giới Tông, Tông này nương nơi kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm bàn về pháp giới duyên khởi, sự sự vô ngại làm yếu chỉ, chuyên luận về pháp Tứ Pháp Giới, Thập Huyền Môn, Lục Tướng Huyền Dung..v..v....

Giáo nghĩa của Tông này cùng với Thiên Thai Tông chung nhau xưng là tinh hoa của Phật Giáo Trung Quốc, do vì có thể thấy được chỗ thâm áo của nó. Sự tu tập của Tông này không khác nhau với Thiên Thai Tông, nhất định phải là học giả kiêm cả Triết Học Gia thì mới có thể thành đạt được. Cho nên con người của thời đại ngày nay phần nhiều chú trọng về khoa học kỷ thuật và thương gia mà xem đến thì e ngại rằng chỉ có thể làm sáng tỏ bề ngoài giáo nghĩa của Kinh này mà thôi.

Ngoài đây lại có Pháp Tướng Tông, hoặc gọi là Duy Thức Tông, Tông này cứ nơi đạo lý của Duy Thức giải thích rõ về vạn pháp duy thức, cũng tức là yếu chỉ của quyển sách này. Người học tông phái này nhất định phải là nhà triết học nghiên cứu kiêm cả khoa học tri thức thì mới có thể lý giải và chú thích kinh luận đây. Nhiều người hiện nay đã đem Duy Thức tu bổ lại để giải rõ thể tính và tướng trạng của các pháp. Trong khoá trình triết học của Đại Học Lý, thỉnh thoảng mở khoa thi Duy Thức này, nhưng vì người học khoá này không phải hiểu rõ Phật Pháp tất cả chỗ, chỉ là tham luận phiến diện, đều không thể hiểu thật sự đạo lý và sự tác dụng của “Thức”.

Còn một vấn đề trọng yếu nữa là Mật Tông, tức là Mật Giáo Du Dà, tông này nương nơi Chú Ngữ để hành trì, tức là tu Chơn Ngôn, chọn lấy kỳ hạn Tức Thân Thành Đạo, cho nên cũng gọi là Chơn Ngôn Tông. Người tu môn này phải cần có cơ duyên mới có thể ngộ được Kim Cang Thượng Sư và được họ trao truyền Mật Chú. Đây là cùng với duyên phận đời trước có quan hệ, không thể cưởng cầu được, nếu như không phải thế mà cho dù học được chú ngữ thì cũng niệm không hiện ra công hiệu lại phí công thêm mất thời gian.

Sau cùng pháp môn cần nói đến chính là Tịnh Độ Tông. Rất nhiều người hiểu lầm một pháp môn phương tiện này cho là trong nó không có học vấn, chỉ dành cho người già cả, phụ nữ và trẻ em tu tập mà thôi. Họ không biết rằng đức Phật Thích Ca sử dụng tâm từ bi của ngài không cần ai hỏi mà chính ngài tự giảng giải, phương tiện cho người tu hành trong thời đại mạt pháp, để được giải thoát sinh tử khổ hải, chính là pháp trong dễ hành đạo không thể so sánh.

Chủ yếu của pháp môn này là chấp hành trì tụng danh hiệu Phật A Di Đà, khi lâm chung mặc dù chỉ hành trì được mười niệm, cũng được Phật đến nghinh đón, vãng sinh về nước Tây Phương Cực Lạc. Pháp môn giản tiện này, kẻ lợi căn và người độn căn đều được thu nhận đầy đủ, không luận kẻ trong sạch hay người ô nhiễm, không phân biệt kẻ nam giới hay nữ giới đều có thể thành công. Trong thời đại mạt pháp, kẻ tu pháp môn Tịnh Độ, vạn ức người tu chỉ một hai người không thành đạt, có thể thấy sự công hiệu to lớn của nó.

Tây phương Tịnh Độ là nơi của các thượng thiện nhơn câu hội, cho nên người niệm Phật bao gồm không phải là niệm trong miệng mới có thể vãng sinh. Có chỗ gọi “Đới nghiệp vãng sinh” mà không phải là “Đới tội vãng sinh”. Nghiệp là chỗ tạo tác của đời trước, chúng sinh bị nghiệp trói buộc mà không được giải thoát, vì thế mới có khổ của sinh lão bệnh tử.

Ngày nay theo kinh sách Di Đà Đại Nguyện, người tu không cần phải giải trừ nghiệp trói buộc để được sinh Tây Phương, pháp tu này nếu so với các pháp môn khác thì không giống nhau, nguyên vì các pháp môn khác nhất định trước phải giải trừ nghiệp trói buộc rồi sau đó mới có thể sinh Tịnh Độ. Tội thì không giống nhau, vì nó khiến con người bất an, hổ thẹn và thống khổ, quyết định phải chịu quả báo, hơn nữa phải hiểu rõ lý không thì mới được thành tựu, đây là thuộc về vấn đề của tâm lý.

Người niệm Phật trước hết cần phải hiểu rõ đạo lý của vạn pháp duy Thức, trong Thức hoá hiện Tịnh Độ thì mới có thể vãng sinh. Cho nên pháp tu Tịnh Độ tất nhiên trước phải khiến Thức không còn ô nhiễm, chính là một bộ phận công phu rất thích ứng với huyền diệu. Nếu như chọn ngày điên đảo vọng tính, vì lợi làm bậy, hoặc ham mê các pháp đẹp của thế gian, các thứ hý luận, niệm Phật nhất định không thành. Thế nên niệm Phật phải sử dụng Lục Ba La Mật Đa làm đường thẳng, Ngũ Giới và Thập Thiện làm đường ngang, cần phải cầu thanh tịnh trong Thức, Tịnh Độ tự hiện, tùy duyên vãng sinh.

Vả lại niệm Phật không chỉ riêng trông cậy vào miệng niệm, cũng phải tưởng nhớ công đức trang nghiêm của Phật, như con nhớ mẹ, phàm sự việc nào cũng phải lấy Thánh pháp làm chuẩn. Lâu ngày tự nhiên đặng chính định, đây gọi là Niệm Phật Tam Muội. Thông thường ra tay công phu, bao gồm cả đọc tụng Kinh văn, quán tưởng xem xét, lễ bái cung kính, xưng Hồng Danh của Phật và tán thán cúng dường.

Trong đó cho xưng danh chính là định nghiệp ngoài nó ra là trợ nghiệp. Nguyên vì trong sự sinh hoạt bận rộn của thời đại hiện tại này, pháp môn tu niệm Phật là rất chắc chắn. Một người tu pháp môn Tịnh Độ, ngoài niệm Phật ra có thể không nên tu pháp môn khác. Như tham khảo kinh văn khác thì chỉ là một thứ tăng gia tri thức để phương tiện cho việc hoằng pháp mà thôi.

KẾT LUẬN: PHƯƠNG PHÁP ĐỐI PHÓ THỨC THỨ BẢY

Các chủng tử nghiệp lực vô lượng điên đảo vọng tưởng của con người đã được thâu chứa và canh giữ trong Thức thứ tám, mà Thức thứ bảy cho những nghiệp lực giả tưởng đó là ngã, thân căn cố đế gây hoạ không nhẹ. Nguyên vì sáu Thức trước của Thức thứ bảy gồm có Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức vọng tính phát khởi, khiến Tâm nhận lấy những cảnh chuyển biến liền sinh cảm thọ, phiền não từ đó nối nhau.

Cho nên người tu hành học Phật, đầu tiên cần phải biết rõ sự hư vọng của Thức thứ bảy, đem nó đánh đổ thì sáu Thức trước tự nhiên cải biến phương thức phản ứng của nó. Nhưng sự ngoan cố của Thức thứ bảy khiến con người không biết như thế nào mới có thể nắm được hướng đi của nó. Rất nhiều người nhân đây mà lãng phi mấy mươi năm, thậm chí có thể suốt cả một đời, chẳng thể nói không khiến tâm người kinh sợ, nhân vì một đời khi kết liễu mà không tìm ra manh mối thì khiến bị luân hồi.

Cần yếu đích thân đối với vấn đề này, nếu cùng nó mong cầu bắt tay cân nhắc sự huyền hư của Thức thứ bảy, không bằng ở nơi nó bày tỏ công năng mà lại thật tại có thể biết có thể thấy nơi bắt tay của sáu Thức trước. Tức là quán sát công năng của nó mà nhận định được xu hướng và chỗ ở của nó. Nghĩa là Nhãn Thức ưa chỗ nào, ghét chỗ nào tức là Thức thứ bảy phản ảnh ờ nơi phương diện đó. Đối phó sự phán đoán ở nơi phương diện này của Nhãn Thức tức là đối phó sự giả lập của Thức thứ bảy.

Do đây suy rộng ra, như có thể nắm giữ được sự riêng biệt của các thứ Thứ như Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, cộng thên rèn luyện, khiến công năng giả ngã của Thức thứ bảy không thể thuận tiện tồn tại trong Thức thứ tám, điên đảo tự nhiên dần dần bị sửa chữa, lúc đó tức là Thức thứ bảy hoàn toàn bị đánh đổ, đây là biện pháp giải quyết tận gốc, hy vọng con người phát nguyện tu hành chẳng còn trở ngại phương pháp thí nghiệm này, công hiệu của nó là ý tưởng không còn tái diễn nữa.

(HẾT)
-
Tác phẩm này dịch từ quyển sánh:
DUY THỨC VỚI MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Phật Pháp Ưng Dụng Tòng Thư 3
Tác giả: Trương Thông Văn
Việt dịch: Thích Thắng Hoan
Nhà xuất bản: Hoa Tạng Phật Giáo Hội
Nhà Phát Hành: HUA TS’ANG BUDDHIST SOCIETY
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm