Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Êm đều câu Kinh, tiếng Kệ giữa miền giáo xứ

Sức mạnh nào, hướng họ về đúng bản tính, chân tâm của mình? Mong các quý Thầy, những người cầm cân nảy mực trong sự nghiệp hoằng pháp và hộ pháp sớm có câu trả lời, góp phần giải tỏa những tâm tư trong lòng người viết. 

Đầu tháng 8, chúng tôi đã có chuyến đi công tác phật sự tại Tây Nguyên hết sức ý nghĩa, và ý nghĩa hơn cả khi nghe được câu chuyện kể về quá trình tìm hiểu đạo Phật của một phật tử từng theo đạo Ca tô giáo La Mã.

Câu chuyện đó xảy ra vào dịp Rằm tháng Tư năm Quý Tỵ khi sư cô VT đang tu tại thất ở  thôn 9, Tân Hòa, Buôn Đôn, Daklak thì có phật tử đến phỏng vẩn về trách nhiệm của người theo đạo Phật?!

- Thưa cô, cô có phải là sư cô không?

Dạ, đúng thưa bác.

- Sư cô có biết hôm nay ngày gì không?

Dạ, con không biết thưa bác.

- Cô là sư cô mà không biết thật ư? 

Dạ, hôm nay là ngày gì thưa bác?

- Hôm nay ngày Rằm tháng Tư, đại lễ Phật đản đó. Bà con phật tử ai cũng đến chùa dự lễ sư cô ơi. Cô cũng nên đến chùa cúng Phật đi.

Cô khẽ mỉm cười: Dạ vâng! Con cảm ơn bác.

Ngồi ở nhà chị phật tử, nghe chị và sư cô trò chuyện, sư cô thuật lại câu chuyện và mọi người ai cũng hoan hỷ. 

Hỏi chuyện chị phật tử tên Liên, tôi mới biết: Sư cô thi thoảng có việc thì lại ghé vô thăm các chị, thăm bà con nơi đây. Ông bác mà hỏi chuyện Sư cô đó, trước kia từng là người bên Công giáo (Ca tô giáo La Mã), nhưng không biết từ nhân duyên nào giờ ông chỉ tin và theo đạo Phật; trở thành phật tử, am hiểu giáo lý nhà Phật.

Trong khi đó cũng có một số bà con giáo dân hết giờ lễ ở nhà thờ, biết sư cô còn tá túc ở nhà phật tử lại đến chơi, đến thăm sư cô và thích được nghe sư cô nói chuyện lắm…

Rồi chị Liên hỏi tôi: Sáng mai có nhà phật tử nhờ sư cô làm lễ cúng tượng Phật, chú Dũng có dự được không? Sư cô tụng Kinh hay lắm chú ơi.

Dù lịch công việc có phần gấp rút lắm, nhưng tôi cũng nhận lời ở lại xứ sở  café thêm nửa ngày. Bước sang ngày thứ ba tôi ở lại xã Tân Tiến, xã được coi là giàu nhất Buôn Đôn ở thành phố Buôn Ma Thuột.




Một chị phật tử hết 3-4 chuyến chở các bà, các bác vào dự lễ, qua quãng đường lầy trơn trượt  dài khoảng  km

Sáng hôm sau, từ sáng sớm chị phật tử đã gọi tôi dậy. Mà tôi vốn thính ngủ, ở nơi nương rẫy không khí trong lành thoáng đãng, nên người lúc nào cũng khỏe khoắn, tôi đã tỉnh giấc từ sớm. Chị gọi một tiếng tôi thưa ngay. Tôi nhìn đồng hồ điện thoại, khi đó mới 6 giờ kém…

Hai chị em nhanh chóng lên đường.

Tôi được đến sớm nhất, vì các chị thấy tôi nhanh nhẹn, nên đến sớm hỗ trợ bài trí và chụp ảnh lưu niệm. Tôi nhanh chóng trải chiếu hai bên trước gian thờ chính, sắp 3-5 bồ đoàn để chính giữa. Một số người hiểu ý ngay, sư cô sẽ làm chủ lễ, phật tử hỗ trợ phía sau. Hai bên, một bên chiếu dành cho phật tử nữ, một bên dành cho phật tử nam…


Háo hức và hoan hỷ trước giờ Lễ


8 giờ kém 15, tượng Phật được chở đến, chừng 10 phút sau, các phật tử đến đông đủ, nhanh chóng cho buổi lễ. Đúng 8 giờ, sư cô bắt đầu khóa lễ. Khóa lễ đơn sơ, giản dị, tôn tượng đức Phật Bổn Sư bằng nhựa cao chừng 40cm được đặt ngay ngắn trên chiếc bàn gỗ nhỏ. Sư cô ổn định đại chúng rồi đọc Kinh Cúng Dường Tam Bảo trong bộ Kinh Pali.






Ai cũng thành kính, trang nghiêm

Ngoài sân chợt rực nắng vàng, trong lúc câu Kinh, tiếng Kệ mãi vang xa...

Đúng như chị phật tử nói, sư cô có giọng đọc hay, êm đềm, sâu lắng dễ cảm thụ. Tôi chỉ lo chụp ảnh. 8 giờ 40 phút, có lúc đứng ngoài thềm cửa chọn góc chụp, tôi mới để ý mưa tạnh từ lúc nào; trời không chỉ hửng nắng, mà nắng chiếu rực rỡ ngay cửa chính, trước ban thờ nơi làm lễ. Tôi thầm reo lên: Thật kỳ diệu!

8 giờ 50 phút, buổi lễ hoàn mãn, mọi người tất bật ra về, chắc ai cũng bận bịu lắm. Tôi không vội gì, nhưng cũng phải về theo, chưa kịp chào sư cô nữa…

Trên đường về, suốt quãng đường khoảng 3 km, câu Kinh, tiếng Kệ du dương êm đềm vẫn văng vẳng bên tai. Nhớ lại câu chuyện giữa sư cô và chị phật tử, tôi chợt mông lung: Bà con dân tộc vốn hiền lành, chất phác và cả tin. Tín ngưỡng nào, họ gửi gắm niềm tin nơi đó. Nhưng khi trở về với lẽ sống thường ngày, dường như không còn khoảng cách của tôn giáo.

Vì sao số đông bà con là tín đồ Công giáo, rời nhà thờ, về nhà lại tìm đến sư cô để nghe chia sẻ giáo lý?

Sức mạnh nào, hướng họ về đúng bản tính, chân tâm của mình? Mong các quý Thầy, những người cầm cân nảy mực trong sự nghiệp hoằng pháp và hộ pháp sớm có câu trả lời, góp phần giải tỏa những tâm tư trong lòng người viết.

Con sẽ vô cùng cảm tạ và hoan hỷ lắm.

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm