Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/08/2019, 08:59 AM

ENV ra mắt phim ngắn: Những chiến binh “nhí” bảo vệ tê giác!

Bộ phim ngắn truyền thông do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt kêu gọi cộng đồng không tiêu thụ, sử dụng sừng tê giác. Trong phim ngắn mang nhiều diễn biến bất ngờ, một cậu bé đã vứt bỏ chiếc sừng tê giác của bố trong khi bố và những người bạn đang mải mê xem bóng đá.

>>Phật giáo và Môi trường

Ngày 27/08/2019, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt phim ngắn kêu gọi cộng đồng không tiêu thụ, sử dụng sừng tê giác. Câu chuyện trong phim xoay quanh những chi tiết dường như không liên quan nhưng lại kết nối rất hợp lý với nhau: một trận đấu bóng đá, một chiếc sừng tê giác và ống thoát rác của tòa nhà.

Một trích cảnh trong phim.

Một trích cảnh trong phim.

Trong phim ngắn mang nhiều diễn biến bất ngờ này, cậu con trai đã vứt bỏ chiếc sừng tê giác của bố trong khi bố và những người bạn đang mải mê xem bóng đá. Nhìn thấy chiếc sừng tê giác được bố mua để gây ấn tượng với bạn bè, cậu bé nhớ ngay đến cuốn sách đã đọc về tê giác và nạn săn bắn tê giác. Không thể thu hút được sự chú ý của người lớn để bày tỏ quan điểm, chàng chiến binh nhỏ tuổi đã quyết định phải hành động ngay để bảo vệ tê giác.

Một trích cảnh trong phim.

Một trích cảnh trong phim.

Việt Nam được biết đến là quốc gia trung chuyển và tiêu thụ sừng tê giác lớn trên thế giới. Nguyên nhân là một nhóm nhỏ những người giàu có vẫn còn niềm tin sai lầm vào tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sừng tê giác đã trở thành biểu tượng mà một số người ưa chuộng để “nâng tầm” đẳng cấp hoặc làm quà tặng xa xỉ. Chính nhận thức lệch lạc này đã dẫn đến nhu cầu ngày càng gia tăng với sừng tê giác tại Việt Nam.

Bộ phim ngắn truyền thông do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt kêu gọi cộng đồng không tiêu thụ, sử dụng sừng tê giác.

Bộ phim ngắn truyền thông do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt kêu gọi cộng đồng không tiêu thụ, sử dụng sừng tê giác.

Sau khi cá thể tê giác Java trong tự nhiên cuối cùng ở Việt Nam bị giết hại để lấy sừng vào năm 2010, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tăng cao tại Việt Nam đã thúc đẩy nạn săn bắn tê giác ở Châu Phi. Tình trạng này cũng làm gia tăng hoạt động buôn bán trái phép sừng tê giác và mở đường cho hàng loạt mạng lưới tội phạm hoạt động, điển hình là đường dây của Nguyễn Mậu Chiến, “ông trùm” chuyên buôn lậu sừng tê giác và ngà voi từ châu Phi về Việt Nam.

Năm 2018, chỉ riêng ở Nam Phi, 769 cá thể tê giác bị giết hại – tương đương hơn 2 cá thể tê giác bị giết mỗi ngày. Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nếu như tình trạng săn bắt tiếp tục diễn ra với tốc độ hiện tại, tê giác sẽ tuyệt chủng vào năm 2026. Thực trạng nghiệt ngã này càng cho thấy tê giác đang trong tình trạng vô cùng nguy cấp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Xem thêm