Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 29/06/2017, 13:20 PM

Gia đình ngu si

Chấp tâm làm ngã cũng là bệnh thông thường của tất cả mọi người. Từ đó sinh ra bảo thủ, chấp trước ý kiến của mình là đúng nên tranh chấp, đấu tranh, biến yêu thương thành thù hận, gây đau thương, tang tóc cho nhiều người.

Chấp tâm làm ngã là căn bệnh thâm căn cố đế của mọi người nên ai cũng thừa nhận cái hay suy tư, nghĩ tưởng, phân biệt, nhận thức, cảm thọ làm tâm mình. Có người nói “tôi suy nghĩ nên tôi hiện hữu”, vậy những lúc không suy nghĩ là ai, chẳng lẽ mất mình hay sao? Cái hay suy tư, nghĩ tưởng có cả trăm ngàn thứ, buồn - thương - giận - ghét, phải - quấy - tốt - xấu, hơn - thua - đúng - sai, thiện - ác - lành - dữ; có lúc hiền như Phật, có khi dữ như cọp, tâm niệm luôn dời đổi liên tục không lúc nào dừng nghỉ. 

Khi nghĩ thiện là tôi, vậy khi nghĩ ác là ai, không lẽ cái tôi có nhiều thứ như vậy? Mới vừa buồn giận được người xin lỗi lại hóa ra vui, vừa ghét người đó rồi được năn nỉ lại hóa ra thương. Tâm niệm luôn thay đổi triền miên không lúc nào dừng nghỉ, nhưng chung quy cũng nằm trong hai tâm niệm thiện và ác.

Từ đó suy ra, tâm niệm luôn thường xuyên thay đổi theo thói quen huân tập hằng ngày. Sở dĩ con người tranh đấu, giết hại lẫn nhau là do ngu si, chấp ngã mà ra. Ai cũng muốn mình hơn thiên hạ và tham lam bắt mọi người phải phục vụ cho mình, con người phục vụ cho con người vì có giai cấp chủ và tớ. Theo quan niệm của đấng sáng tạo, mọi thứ đều cố định không thể nào thay đổi, loài vật dùng để cúng tế thần linh và đáp ứng cái ăn cho con người. Ai theo truyền thống này sẽ cám ơn thượng đế đã ban tặng cho họ sự sống. Mọi cái, mọi thứ đều do đấng tối cao sắp đặt. 

Phụ nữ thì có nhiệm vụ sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường, lo mọi việc trong nhà, không được làm việc hay quan hệ bên ngoài. Giai cấp quý tộc thì được quyền ăn trên ngồi trước, bóc lột kẻ cùng đinh, hạ tiện để phục vụ cho mình cũng từ sự phân biệt, tính toán khôn ngoan của ý thức con người.            
                                           Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Có một câu chuyện ngụ ngôn nói về sự si mê không thể tưởng tượng nổi. Một gia đình gồm ba người, ông nội, con và cháu. Ông nội ở nhà trông chừng cháu, đứa con làm ruộng nuôi gia đình, cuộc sống của họ cũng tạm đủ sống qua ngày qua tháng. Hôm đó, ông nội bận việc nên nhờ đứa cháu đi mua đồ dùm, ông đưa cho cháu hai đồng và hai cái tô rồi bảo, “cháu mua dùm ông một đồng tương, một đồng chao, cháu nhớ chưa?”. “Dạ nhớ!”. 

Đứa cháu cầm tiền và tô đi một lúc rồi quay về hỏi, “dạ thưa ông, đồng nào mua tương, đồng nào mua chao ạ?”. “Đồng nào mua cũng được, sao cháu kém thông minh thế”. Lần này nó đi nhanh hơn, nhưng đi được một đỗi lại quay về hỏi, “dạ thưa ông, có hai cái tô, cái nào đựng chao, cái nào đựng tương ạ?”. Ông nội tức quá lớn tiếng nói, “sao cháu ngu quá vậy?”. Đứa cháu nghe ông chửi mình ngu si nên bực bội chửi lầm thầm trong miệng. 

Ông nội thấy vậy giận quá mới tát cho nó mấy tát tay đau điếng làm nó đau, khóc hù hụ. Đúng lúc đó cha nó đi làm về, thấy con mình bị ông già đánh khóc bù lu bù loa nên điên tiết nổi cáu, “ông giỏi đánh con tôi, tôi sẽ đánh con ông, cho ông biết thân ông”. Nói xong người con liền cầm roi quất lên mình túi bụi, vừa đánh vừa nói, “ông đánh con tôi, tôi đánh con ông, coi ai ngu thì biết”. Ông già thấy con trai ngu si, đần độn tự đánh mình nên bực tức nói, “mày đánh con của tao, tao treo cổ cha mày, cho mày biết tay tao”. Nói xong ông liền lấy vòng tự treo cổ mình. Đúng là gia đình ngu si chưa từng thấy trên thế gian này.

Đứa cháu vì còn quá nhỏ nên ngu đã đành, người cha lại càng ngu hơn và ngược lại ông nội lại còn ngu hơn nữa. Ngu nói cho dễ hiểu là ngu si, mê muội nên không nhận định được đúng - sai, phải - quấy, tốt - xấu, lành - dữ, hay còn gọi là vô minh, không sáng suốt, u mê, tối tăm. Vì không thấy lẽ thật nên chúng ta si mê chấp thân và tâm suy tư, nghĩ tưởng là vĩnh hằng nên mặc tình gây tạo tội lỗi làm tổn hại cho nhau. Đúng là gia đình đại ngu si, đây không phải là chuyện thật mà là câu chuyện ngụ ngôn nói về sự ngu si quá đỗi của một số chúng sinh. 

Chúng ta chắc có lẽ cũng ngu si, mê muội gần như vậy. Nếu không si mê, dại dột thì làm gì có những hành động quá khờ khạo đến thế. Si mê còn có từ khác gọi là vô minh, không hiểu biết đúng sự thật. Câu chuyện là một ẩn dụ cho sự vô minh, mê muội của tất cả chúng sinh, giúp chúng ta nhận ra chân lý thực tiễn của cuộc đời. Triết lý Phật giáo chứa đựng, dung thông và bao hàm cả một thế giới quan về mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Nhìn vào rừng kinh điển Phật giáo, chúng ta dễ lạc vào ngõ cụt vì không có sự quán chiếu và trải nghiệm nên dễ dẫn đến nhẹ dạ cả tin, không cần có sự tìm hiểu kỹ càng.

Có một bà già đã hơn 80 tuổi nhưng chỉ có đứa cháu nội duy nhất, bà vì thương cháu nên dành phần chăm sóc đứa bé, không cho con dâu nuôi dưỡng. Bà hằng ngày mớm cơm cho cháu ăn nên chỉ một thời gian đứa bé bị bệnh và chết đột ngột. Bà lão tức tối và gào thét đổ thừa con dâu không biết chăm sóc con chu đáo nên mới xảy ra cơ sự như thế. Các bác sĩ đã làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và cuối cùng phát hiện nó chết vì bị lây nhiễm bệnh lao phổi từ bà nội. 

Bà lão sau khi biết được lý do, buồn khổ quá mà thắt cổ tự vẫn. Cô con dâu vì quá bi thương nên bị quẫn trí điên cuồng. Vô minh là mờ tối, là mê lầm chấp thân này là thật ngã và lầm chấp tâm suy tư, nghĩ tưởng là mình. Chấp thân này làm tôi là căn bệnh thâm căn cố đế của tất cả mọi người. Bởi chấp thân này là ta nên thấy nó thật, nó lâu dài, nó cao cả và quý báu rồi đam mê, đắm say, tham lam vì nó. Bởi do si mê chấp thân làm ngã nên sinh tham lam, dính mắc, chấp trước vào mọi thứ khi có ai đụng chạm đến thân này. 

Đã thấy thân này quý trọng nên quý luôn những vật thuộc về sở hữu như vợ ta, con ta, tài sản của ta. Đó là nguyên nhân dẫn đến con người tàn sát, giết hại lẫn nhau, tham được thì càng thêm tham, tham không được thì sinh ra thù hằn, do đó tạo nghiệp ân oán vay trả không có ngày cùng. Đã quý thân nên nỗi lo sợ lớn nhất của con người là ham sống sợ chết, không ai dám dùng tiếng chết vì coi đó như điều cấm kỵ tuyệt đối.

Tóm lại, si mê chấp thân làm ngã là căn bệnh muôn đời của tất cả chúng sinh, do đó tạo nhiều thói quen không tốt làm tổn hại cho nhau. Chấp tâm làm ngã cũng là bệnh thông thường của tất cả mọi người. Từ đó sinh ra bảo thủ, chấp trước ý kiến của mình là đúng nên tranh chấp, đấu tranh, biến yêu thương thành thù hận, gây đau thương, tang tóc cho nhiều người. Người con Phật mục đích tu là để xả bỏ tâm tham - sân - si. Sở dĩ chúng ta khổ là do tham lam quá đáng, hễ nhìn thấy người và vật mà vừa lòng thích ý thì muốn chiếm đoạt cho mình, muốn mà không được thì sinh tâm oán hờn, buồn khổ. Thường thì cuộc sống thế gian khó có ai muốn ít biết đủ nên tâm tham muốn không bao giờ thỏa mãn, do đó tham nhiều thì càng khổ nhiều. 

Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm