Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/07/2016, 15:29 PM

Gia Lai: Tịnh xá Ngọc Túc tổ chức khóa tu "Tâm tĩnh lặng"

Nhằm nâng cao tinh thần tu học cho chư ni và nam nữ phật tử. Được sự cho phép của chính quyền địa phương, Ni trưởng Cảnh Liên trụ trì tịnh xá Ngọc Túc đã tổ chức khóa tu "Tâm tĩnh lặng" lần thứ 9, trong thời gian 5 ngày từ 8 - 12/06/Bính Thân (11 - 15/07/2016).

 
Nhân trong mùa An cư Kiết hạ, Ni trưởng đã khuyến khích quý phật tử và thanh thiếu niên trong đó có thành viên CLB Tấm lòng vàng dành thời gian thực tập giáo pháp, nâng cao chất lượng sống, đồng thời góp phần cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân sinh an lạc.

Sáng ngày mùng 08/06/Bính Thân đã diễn ra lễ khai mạc khóa tu dưới sự chứng minh và giáo thọ của ĐĐ.Thích Giác Hoàng, Phó Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Giáo đoàn III - Hệ phái Khất sĩ. Ni trưởng Cảnh Liên, trụ trì tịnh xá Ngọc Túc (huyện Đăkpơ) và gần 80 thiền sinh về tham dự khóa tu.
 
Với mong muốn các thiền sinh gác lại mọi bận bịu gia duyên cùng quay về sống chung tĩnh lặng nên thời khóa khá khắt khe với các thời thiền tọa, thiền hành, học pháp, tụng Kinh, sám hối. Mỗi ngày thiền sinh còn tự nhận cơm và dùng trong chính niệm cùng đại chúng.
 
Ngoài ra nhằm thúc liễm sáu căn không duyên với sáu trần nên mọi thiền sinh tạm không dùng điện thoại, không trao đổi những điều thị phi ngoài giờ trình pháp.

Trong 2 ngày đầu khóa tu ĐĐ.Thích Giác Hoàng đã thuận duyên giảng những điều gần gũi, nhằm sách tấn thiền sinh với 5 điều mà người phật tử cần thực hành đó là: Tín, Thí, Giới, Huệ và Xả.
 
"Là một người con Phật cần có niềm tin vững chắc vào ba ngôi Tam Bảo, học hạnh Bố Thí trong mọi hành vi dù nhỏ nhất, cần dũng mãnh giữ gìn 5 giới, khi tinh cần giữ giới sẽ đưa đến phát sinh trí tuệ,và cuối cùng là xả."

Ngoài ra mọi thiền sinh cần có tâm hổ thẹn. Trong Phật giáo, tính hổ thẹn được đề cao. Hổ thẹn là chiếc áo trang sức đẹp nhất của người tu. Hổ thẹn là động cơ tiến thủ trên đường tu học.

Vì hổ là hổ với mình, thẹn là thẹn với người. Mỗi khi nghĩ đến việc quấy, ta xấu hổ tự trách rằng: Ta là con người có đủ nhân phẩm thế này, được trí khôn thế kia, mà đi làm điều quấy vậy sao? Lại vì e thẹn chúng bạn phê bình, chỉ trích, nên vừa nghĩ đến việc quấy, ta dừng ngay. Vì thế hổ thẹn là then chốt của cánh cửa tội lỗi. Duy Thức Học liệt hổ thẹn vào nhóm thiện tâm sở. Hổ thẹn là một động lực ngăn điều quấy, dứt những sự lỗi lầm. Nó rất thiết yếu, quan trọng đối với người dứt ác, tu thiện.

Rồi qua bài kinh Hữu Học trong Trung Bộ kinh Đại đức nhấn mạnh mỗi thiền sinh cần có Tín Pháp và Hành pháp, phải có niềm tin chắc chắn rằng các Pháp của Phật có hiệu năng làm tươi mát tâm hồn của những ai thực hành nó. Vì pháp ấy là pháp đối trị phiền não, mà phiền não là trạng thái làm cho thân tâm nóng bức, khó chịu và khổ đau. Một khi thân đã có những cảm giác khó chịu, thì nó sẽ tác động lên tâm và ngược lại tâm có những cảm giác khó chịu thì nó cũng tác động lên thân, cả thân lẫn tâm đều phát sinh ra những cảm giác khó chịu, và bệnh hoạn cũng có thể phát sinh ra từ những sự bực bội này.

Do đó, một hành giả thực hành pháp của Phật là để trừ bỏ bệnh hoạn của thân và tâm. Lại nữa, bệnh của thân phát sinh là do bốn đại chủng sinh hoạt mâu thuẫn nhau, tạo nên những cảm giác nóng lạnh bất thường, tạo nên những chuyển động của các cơ năng không đều đặn và từ đó chúng có thể phát sinh vô số bệnh lý. Nhưng tất cả những bệnh lý ấy đều bị tác động và ảnh hưởng bởi một tâm hồn bệnh hoạn như lo âu, sợ hãi, khiếp đảm, sầu muộn, sân hận, bất mãn, tham ái, ngu tối mà ra.
 
Bởi vậy, muốn loại trừ tất cả những bệnh hoạn của thân và tâm, thì hành giả phải thực hành pháp của Phật. Vì chính pháp của Phật là pháp đối trị bệnh hoạn của thân và tâm. Một khi thân và tâm của bất cứ ai không còn bệnh hoạn, thì người ấy có hạnh phúc, có an lạc, người ấy có đời sống của Niết bàn ngay đây và bây giờ.

Thật vậy, con người chỉ có hạnh phúc và an lạc khi nào con người thật sự có được một thân tâm không tật bệnh, không phiền não.

Nhưng, muốn có được một thân tâm như vậy, thì con người cần phải thực hành pháp của Phật. Vì pháp ấy có hiệu năng làm lắng đọng và tiêu tan tất cả những sự sầu muộn, lo âu, sợ hãi, bất mãn, tham ái, sân hận và u tối của tâm hồn.

Ngọc Chơn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm