Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/04/2017, 16:03 PM

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.2)

Hãy ngu đi. Vì năng lực linh động của tâm Phật chiếu sáng kỳ diệu nên dù có dẹp bỏ cái trí phân biệt (nhị nguyên) ta cũng không phải là người ngu. Vì thế từ nay về sau hãy ngu đi. Vì dẫu có ngu đến đâu khi đói ta cũng biết xin ăn, khi khát ta cũng biết xin trà để uống, khi nóng ta biết mặc y phục mỏng, khi rét ta biết khoác thêm áo dầy, ta không quên mọi liên hệ với đời sống hằng ngày. Bankei gọi đó là tâm Phật, tâm Phật vốn là tâm bất sinh. Tâm đó chiếu sáng kỳ diệu hơn cả gương sáng, không một điều gì tâm ấy không nhận và không phân biệt được.

Tri ngã tri nhĩ

Chúng ta thường mong tìm kẻ tri kỷ (người hiểu mình), người đồng âm tương ứng nhưng phần nhiều gặp toàn là cung đàn lạc điệu, rặc những kẻ vô minh, tự cho là hiểu mình hơn là tự hiểu chính họ. Nhưng trên đời này dễ gì kiếm ra mấy kẻ tri kỷ vì vài người tri kỷ đó nếu có, có thể sẽ là kẻ thù của ta và người tri bỉ đó cũng có thể sẽ là kẻ oan gia mà ta lấy nhầm làm kẻ phối ngẫu?  

Cũng nên biết tuy danh ngôn ‘tri kỷ tri bỉ’ từ Tôn Tử binh pháp nhưng những tuyên bố hiển nhiên này cũng được trích dẫn qua những danh tướng như Napoleon... Cho nên không có ai là chân tác giả của cái chiến lược như thị này cả.

“Có thể trước nay các ngươi đã nhìn nhầm Tào Tháo ta bây giờ lại nhìn nhầm nhưng ta vẫn là ta. Trước đây ta vốn không sợ người khác nhìn lầm ta”. Tào Tháo

Tào Tháo đắc chí nhất là người nhìn đúng Tào Tháo.

Tôi kinh qua, cái hạnh phúc sung sướng nhất đời này là không ai hiểu nổi ta và ta cũng không thèm hiểu ai. Người với ta tuy hai mà một; ta cùng người tuy một mà hai. Ta không cần hiểu ta; ta không màng hiểu người. Mong tìm ‘nhĩ tri kỷ’ hay cố ý ‘ngã tri bỉ’ chỉ mất công như tìm lông rùa, sừng thỏ, hay mò trăng đáy nước.

Thú thật, tôi cũng không hiểu nổi thâm ý của Feynman nhưng tôi có thể suy bụng ta ra bụng người? Vì theo thói thường và như đề cập ở trên, đa số chúng ta lầm tưởng, chúng ta biết người (tri bỉ) hơn biết ta (tri kỷ). 

Hơn nữa, Tào Tháo, Tôn Tử, Napoleon, và Feynman đã tiêu diêu cực lạc vì họ không muốn lên thiên đường cho nên dù tôi có y ý các ngài giải nghĩa oan cho các ngài thì mong tiền nhân thông cảm tha thứ. Nếu như tôi lỡ dại lìa ý các ngài để nhất tự đồng ma thuyết thì ai cả tin yêu quái thuyết, bị tẩu hỏa nhập ma nên ráng mà chịu chứ tôi sẽ không chịu trách nhiệm.
 
Feynman nói: Liệu bạn sẽ hiểu những gì tôi sẽ nói với bạn không?... Không, bạn sẽ không thể hiểu nổi nó. Đó là tại vì tôi không hiểu nó. Không ai hiểu nổi.

“Will you understand what I'm going to tell you?… No, you're not going to be able to understand it… That is because I don't understand it. Nobody does”. Richard Feynman

Vì, “cái gì tôi không thể chế tạo, tôi không hiểu”.

“What I cannot create, I do not understand”.  

Feynman, Know how to solve every problem that has been solved.  On his blackboard at the time of death in February 1988; from a photo in the Caltech archives

Tôi rất đồng âm với ‘tân thiền án nguyên tử’ của Dr Feynman. Feyman có thể không cố tình giảng dạy về thiền trong vật lý nhưng ông ta đã vô tình thuyết pháp công án thiền trong lúc giảng dạy vật lý. Đơn giản, vì khoa học đang cố tình thuyết giảng vũ trụ quan nhưng không vượt qua được chân lý nên bắt đầu vô tình dùng trí tuệ Bát nhã để tái bỉ ngạn.

Cũng giống như Einstein và những bậc thiện tri thức nổi tiếng trên thế giới, nếu những điều Feynman trình bày không mấy ai hiểu nổi thì ông ta không thể lừng danh và đoạt nhiều giải thưởng cao cả như Nobel price về vật lý. Ngược lại, ai ai cũng biết một cách dễ dàng tất cả những điều ông ta trình bày và giảng thuyết thì đa số cũng dễ dàng đoạt được giải Nobel và được mời dạy bởi những đại học danh tiếng nhất thế giới thay vì họ tuyển chọn và thỉnh cầu ông ta.

Vật lý gia Richard Phillips Feynman đã từng tâm sự: “Nếu tôi đã có thể giải thích nó cho người tầm thường, tôi không xứng đáng đoạt giải Nobel”.

“If I could explain it to the average person, I wouldn't have been worth the Nobel prize.” 

Statement (c. 1965), quoted in "An irreverent best-seller by Nobel laureate Richard Feynman gives nerds a good name", People Magazine (22 July 1985).

Vì tôi là kẻ người tầm thường, cho nên:

Tôi không biết cái tôi không biết nhưng tôi biết là tôi không biết cái tôi không biết đó. 

Nếu tôi không biết tôi không biết
Tôi nghĩ tôi biết
Nếu tôi không biết tôi biết
Tôi nghĩ tôi không biết.

“If I don't know I don't know
I think I know
If I don't know I know
I think I don't know”

(Logic of Quantum Negation, Tru Huy Le, MSEE, August 10, 2014)

Tương tự, nhà vật lý gia, giải Nobel Vật Lý, Dr. Richard P. Feynman tuyên bố: Tôi tin rằng một nhà khoa học gia nhìn vào vấn đề không liên quan tới khoa học cũng ngớ ngẫn như cái tên kế bên mình.

“I believe that a scientist looking at nonscientific problems is just as dumb as the next guy.” Richard P. Feynman

Tôi xin phóng tác ngược ý của Feynman: Tôi tin rằng ‘vô học gia, giả học giả’ nhìn vào vấn đề khoa học dường như cũng (to be just as) thiếu hiểu biết (lack of knowledge) và ngu si (ignorance) như những ai khác. 

“I believe that a nonscientist looking at scientific problems is just as nescience as others”. Tru Le

Hãy ngu đi

Ngu si, đần độn là bản ngã tự nhiên của chúng sinh cho nên những người bình thường như chúng ta còn mắc cỡ chi nữa mà không đại ngu đại đi? Chưa ngu lần nào trên đời thì khi nào mới bớt ngu, khôn ra nổi?

Rứa thì răng lại có chữ  “Ðại Ngu” ở mô chui ra ri mờ quá ư ngụy tặc như rứa?

Đại Ngu đã từng là quốc hiệu của Việt Nam ngày nay:

Sau khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền, Quốc Hiệu Đại Việt của dân tộc Việt đã được đổi thành Đại Ngu từ tháng 3 năm 1400.  Quốc hiệu này bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn – một vị vua của Trung Hoa cổ đại nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng. 

Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn. Lịch sử đã ghi nhận những nỗ lực to lớn của nhà Hồ để hiện thực hóa mong muốn này.

Hình như, đại ngu trong Phật giáo là từ vô minh mà ra và theo hiểu biết thiển cận với căn cơ thấp kém của tôi thì đại ngu si là một phần của vô minh. Vì vô minh bao gồm  tham sân si đưa đến khổ đau.

Trong thời đại đầu Tokugawa, Thiền Sư Bankei Yõtaku (1622-1693,) sau khi thế phát quy y ở chùa Kõshõji làng Amaze lúc Ngài được mười tám tuổi có pháp danh là Ryõkan và người tự đặt cho mình cái tên “Ðại Ngu”.

Khi có người hỏi tại sao ngài tự đặt cho mình cái tên “Ðại Ngu”?

Ngài giảng dạy rằng: 

“Hãy ngu đi. Vì năng lực linh động của tâm Phật chiếu sáng kỳ diệu nên dù có dẹp bỏ cái trí phân biệt (nhị nguyên) ta cũng không phải là người ngu. Vì thế từ nay về sau hãy ngu đi. Vì dẫu có ngu đến đâu khi đói ta cũng biết xin ăn, khi khát ta cũng biết xin trà để uống, khi nóng ta biết mặc y phục mỏng, khi rét ta biết khoác thêm áo dầy, ta không quên mọi liên hệ với đời sống hằng ngày. Bankei gọi đó là tâm Phật, tâm Phật vốn là tâm bất sinh. Tâm đó chiếu sáng kỳ diệu hơn cả gương sáng, không một điều gì tâm ấy không nhận và không phân biệt được. 

Ðối với mặt gương thì bất cứ hình thể nào đi qua trước gương bóng hiện ra, tuy gương không có ý định nhận và bỏ bất cứ vật gì, cũng không phản chiếu hay định phản chiếu một bóng nào. Cái tâm Phật bất sinh, nhận và phân biệt rõ ràng mà ta không cần phải làm gì cả. Vì tâm Phật của mỗi người sinh ra đã vốn không do tạo tác thành nên không có mê lầm. Như nước và băng, mùa đông nước thành băng đến mùa nóng băng tan thành nước. Chỉ yếu theo Ðại thừa không chỉ tịnh sáng tâm Phật mà quay về với bản lai diện mục tức tâm bất sinh.

Khôn ngoan hay ngu si, tốt hay xấu, phái nam hay phái nữ, trẻ hay già chứng đắc hay không chứng đắc là sự phân chia riêng rẽ kỳ thị đối chọi của người đời theo thói phân biệt và bám víu cảm xúc bình thường. Trong khi lối nhìn đời bằng cái tâm như như không nhị nguyên của Ryõkan Ðại Ngu như sóng không ngoài nước và nước không ngoài sóng mà chỉ là một”. 

Thiền Sư Ryõkan viết:
“Ryõkan như ngu như đần!
Hãy buông bỏ thân và tâm.”

(Bốn mươi năm sau, Suzuki Tekiken người thừa kế Suzuki Bundai là bạn của Ryõkan ghi lại như trên. Trích trong “Thiền sư và Thi sĩ”, RYÕKAN DAIGU, ÐẠI NGU LƯƠNG KHOAN, (1758-1831), Thiên Hương Chu Kim Hải, Bút Tự Tuyết Nguyệt Hàn, biên soạn và phỏng dịch). 

Nên khôn ra

Luật nhân quả không cho phép vô minh; thực tại đã mô tả trong quá khứ bởi từ ngữ La Tinh: “Không biết đạo pháp không phải là cái cớ để ta không hành pháp. Vô minh không phải là cái cớ để không muốn giác ngộ”. Vì dốt còn dạy được chứ ngu muội thì phải cầu thuốc giác ngộ may ra mới chữa được.  Cho nên, tập tục ngu si, và tập quán tham sân không là cái cớ để cho ta buông thả, không chịu cố gắng học tập và tu hành để đạt được tiến bộ.

“On the Cause and Effect, there is no allowance for ignorance; a truth expressed previously by the Latin phrase: "ignorantia legis neminem excusat" –  Ignorance of the law does not excuse anyone from its operation”.  Ignorance of the law is no excuse.

Bài thơ dưới đây của một thiền sư Việt Nam đã phản ảnh con đường (đạo) chân lý của người trí không cần GPS chỉ đường mà vẫn lạc lối. Chỉ có kẻ ngu mới nhờ taxi đưa đường mới tới nơi. Nhưng cũng thua đứa lười nằm thẳng cẳng phè thân không thèm đi đâu cả.  Đã không màng đi thì cần gì phải biết con đường đó thật hay giả, để nên đi tới hay không nên đi? Đạo đó chân ngộ hay ngụy ngộ?

Kẻ khôn tìm nơi vắng vẻ nằm duỗi thẳng chân.  Người dại đi tìm chốn thị phi cho mỏi chân chùn gối.

Mà đi làm chi cho mệt vì tới đó cũng làm khách biếng nhát nằm duổi thẳng chân như ở đây có khác chi mô?

Be wise
 
Wise persons don’t realize the Way.
Those who realize the Way are all foolish.
Be a guest, lay straight, stretch your legs,
don’t mind what truth and untruth are.
*
Người trí không ngộ đạo,
Ngộ đạo tức kẻ ngu.
Khách nằm thẳng duỗi chân,
Nào biết ngụy và chơn.
*
Trí nhân vô ngộ đạo,
Ngộ đạo tức ngu nhân.
Thân cước cao ngọa khách,
Hề thức ngụy kiêm chân.
*
Thiền Sư Tịnh Không (? - 1170)  
(Bản dịch Hòa thượng Thanh Từ)


Tôi thích lười đi, 
Không đường đi, không nơi đến,
Không mong qua, không cầu lại.
Không đi nên không có tới,
Không tới còn nói chi đi.
Đi nhưng không bao giờ đến,
Đến nhưng chưa bao giờ đi.
(Lê Huy Trứ)

Tương tự, Trung Luận thuyết minh về cái “không đi” trong thuyết Bát Bất ở trên:

“Đi rồi, không có đi. Chưa đi, cũng không có cái đi. Ngoài cái đi rồi và chưa đi. Thì khi đi cũng không có cái đi!

Cực gian ngu như cực khôn ác, cực trí khôn như cực ngu hèn nhưng cũng không nên giả ngu hiền lâu quá vì nó sẽ quen tật trở thành cực ngu cực hèn thật thì nguy to.

William Shakespeare (1564-1616), đại văn hào của Anh quốc, nôm na nói: “Kẻ ngu dốt mới tự cao tự đại cho mình là đỉnh cao trí tuệ, còn người thông minh nhún nhường nhận mình là còn ngu dốt”.

Điều này tôi khẳng định là hoàn toàn đúng y chang vì chính tôi đã ‘kinh quá’:

Lúc chưa học Phật pháp, tôi không biết gì về Phật pháp.
Trong lúc học Phật pháp, tôi cứ tưởng biết hết Phật pháp.
Sau khi học Phật pháp, tôi không biết gì về Phật pháp.
Hậu quả, tôi méo mó Phật pháp thấy Phật pháp viên tròn.

Quán tự tại chiếu kiến lượng tử giai không

Tôi cũng mạo muội quán tự tại tương tự như Dr. Feynman:

Tôi là chúng sinh (sentient beings, nhân sinh)... Tôi là một cá nhân (self, ngã) trong chúng sinh... cấu tạo bởi nhân duyên từ không ra có. Từ vô sắc tướng (dark matter) thành sắc tướng (observable matter). Từ những tỷ tỷ Lân Hư Trần keo sơn gắn bó bởi hỗn nguyên chân khí (energy and dark energy) sở trụ (pulled together) bởi trọng lực (gravitational waves). Tôi là chân không với hằng hà sa số Lân Hư Trần nhỏ nhất của vật chất trong vũ trụ (infinitesimal matters in universe) mà khoa học chưa tìm ra. Tôi cũng là một hạt vi trần như tỷ tỷ vi trần không đáng kể trong vũ trụ.

Trong từng sát na, tôi quán tự tại 20 tỷ tế bào chung quanh tôi nhảy múa quay cuồng như những vệ tinh bao trùm bởi chân khí vũ trụ (energy and dark energy). Từng giây từng phút, trong vòng sinh trụ hoại diệt không lối giải thoát.  

Bỗng nhiên tất cả quay ngược vòng, trước hết chân khí bao bọc nhục thân rồi đến trọng trường (gravity) dùng để kéo (pull) những vi mô của nhục thể tôi bị hút vào chân không (black hole/worm hole) có thể tích nhỏ bằng Lân Hư Trần, rồi thì đến những phân tử trong tôi cũng bị thu nhỏ lại rồi bị hút vào điểm càn khôn đó. Chung quanh tôi, trái đất này, thái dương hệ, những hành tinh, những giải ngân hà, thiên hà lẫn vũ trụ đều bị nuốt chửng bởi hư không. Lỗ không này mãnh liệt tự hút nhanh lấy chính nó, thu nén cực nhỏ lại với tốc độ của ánh sáng cho đến khi nó trở thành cực vi. Cái chu kỳ này xảy ra bao lâu? 14.7 tỷ năm.

Từ đây, vũ trụ co lại trong hạt Lân Hư Trần đó nhanh chóng bùng dãn với vận tốc ánh sáng vì bị dồn nén bởi một năng lực vô cực, trở thành lực phản hồi tương đương bùng nở ra với hàng tỷ tỷ vi mô trong đó có những nguyên tử chúng sinh mà tôi tưởng rằng là của nhục thân tôi. Vũ trụ bỗng nhiên dãn ra cho tới gần tận cùng vô biên giới của vũ trụ rồi thì ngưng đọng (equilibrium), tất cả bất động, thời gian cũng ngừng trôi. Trong khoảng khắc tịnh tĩnh tỉnh sát na này, và trước khi chúng sinh sắc tướng do tâm tạo ra, thoạt bỗng nhiên kỳ tâm xuất hiện. Cái chu kỳ này xả̃y ra bao lâu? 14.7 tỷ năm.

Rồi thì, những lượng tử tạo ra những sóng rung động hấp dẫn (by the law of attraction & law of vibration) và đồng thời tùy theo nhân duyên (dependent originations) nghiệp quả (law of cause & effect) mà tụ hợp rồi lại tan rã, tiếp tục liên tục bất tận cho đến những kết quả (effects) cuối cùng sinh ra đầy tạm bợ vô thường (impermanence, Anicca or Anitya) từ hàng tỷ tỷ xác xuất (billion combinations of probabilities). Từ đó, sắc tướng tự tái sinh (rebirthed) từ chân không (universe) bắt đầu từ những vi mô hợp lại với nhau  tạo thành vĩ mô như ngân hà, thiên hà, tinh tú, thái dương hệ, trái đất, chúng sinh kể cả cấu tạo ra Tôi. Rồi như thế bỗng nhiên tôi lớn dần lên và cái ngã đầy tham sân si này trở thành độc tôn trên đời, lẫn dưới đất.
 
Tôi là vũ trụ của vô lượng nguyên tử, bất khả tư nghì, và là một nguyên tử trong vũ trụ. Tôi là từng vũ trụ trong những lỗ chân lông của mỗi tế bào trên cơ thể nầy. Tôi là đại ngã trong tiểu ngã và là tiểu ngã trong đại ngã. Tất cả là một, một là tất cả.  
 
Tất cả tế bào trong cơ thể Tôi sẽ bị hủy diệt và thay thế, Tôi tưởng sẽ vẫn là Tôi, và nguyên tử sẽ đơn giản thi hành nhiệm vụ khác, dù ở trong hay ngoài cơ thể Tôi. Những nguyên tử tạm thời ở trong Tôi, và có thể bị thay thế mà Tôi không thể nhận biết được bởi một tế bào cùng loại.

Tôi cảm thấy những phân tử (molecules) này quay cuồng tái hóa kiếp thân tôi trong điệu luân vũ đẹp tuyệt vời. Ôi những phân tử với sắc tướng lẫn vô sắc tướng tuyệt diệu quay chung quanh như những vệ tinh bởi sức hút (gravity) của vũ trụ – khi thì hữu sắc (hạt, particles) khi thì không sắc (sóng, gravitational wave) thật dị kỳ.  

Tôi vừa mới tái sinh, qua cái sắc tướng tinh khôi, xinh đẹp nhất thế gian lẫn vô sắc tướng (dark matter,) không bản lai diện mục, nhưng ôm “phiền muộn Như Lai” vì u mê bỏ quên mất bản lai vô nhất vật, vô sinh vô diệt của tấm lòng Bồ đề.  

Tôi là ai, ai là tôi đã trót lỡ u mê đi lạc trong cõi Ta bà này làm chúng sinh cùng nhau rong chơi, đồng điệu ca múa khúc vô thường, quay cuồng với cái ngã ích kỷ đầy tham sân si trong cõi Ta bà rồi bỗng nhiên tỉnh ngộ lý vô thường đứng giữa hư không ngóng mộng Niết bàn?
 
Mỗi nhân nguyên chủng tử (mổi chúng sinh) của 1028 atoms với linh tánh sở trụ trong nhục thân tôi có những quả lịch sử rất đặc thù của duyên nghiệp từ vô lượng trụ kiếp, trước cả khi con người hiện diện trên địa cầu. 

Từ những tổng hợp nhân duyên và nghiệp quả của đa chúng sinh đó tạo thành Tôi. Từng vũ trụ ở trong mỗi hạt nguyên tử trong cơ thể Tôi. Trong từng mỗi một tế bào và sau 14.7 tỷ năm, và trong những tỷ năm của nó do nhân duyên kết hợp thành Tôi. Dù là lúc đó con người chưa hiện hữu trên trái đất, trong cõi Ta bà, nhưng cái Ta, cái ngã đó đã có trước từ chừng hơn 10 tỷ năm được gọi là Tôi ở đây. Vũ trụ trong mỗi tế bào của Tôi và chắc chắn là Tôi ở trong vũ trụ trong luân hồi sinh trụ hoại diệt của vũ trụ trước khi cả con người lẫn chúng sinh nhẹ gót đào dạo trên trần thế. Hay nói cách khác những vật chất tạo ra Tôi với cả một trời ký ức (history memory, nhân quả) còn già vô lượng hơn cả thái dương hệ lẫn những thiên hà và tinh tú trong vũ trụ.  

Trong lúc vừa đi vừa vào định lẫn vừa hành động, tôi thâm nhập sâu vào đại định của tâm Xả.  Lúc đó, không gian cuộn thời gian, không còn quá khứ, hiện tại lẫn vị lai.  Đột nhiên, tôi quán thông và nhận thấy dòng thời gian ngừng trôi, vũ trụ dường như ngừng thở, những duyên nghiệp chung quanh tôi tức khắc ngưng đọng, và vạn nhân quả không còn cuộn tròn rối răm trong tâm thức an tịnh của tôi. 
 
Tất cả đều tuyệt đối ngưng động chỉ còn lại tĩnh tịnh tỉnh an lạc tuyệt đối của kỳ tâm. 

Dòng thời gian

Thiền sư Đạo Nguyên nói:“Phần lớn đều nói rằng thời gian trôi qua. Thực tế thì nó đứng một chỗ. Hình dung về một sự trôi chảy, người ta có thể gọi nó là thời gian, nhưng đó là một hình dung sai lầm, vì ta chỉ tưởng thấy thời gian trôi chảy, ta không thể nhận thấy rằng nó đang đứng tại chỗ”.  

Ngay tức khắc, sau khi không gian sinh trưởng rồi thì thể tích của nó bành trướng kéo theo sự hiện hữu của dòng thời gian? Tuy nhiên, đa số chúng ta không nhận thấy được dòng thời gian trôi chảy nhưng đều cảm biết thời gian lâu mau tùy tâm lý. Sớm muộn gì nó cũng trôi qua kéo theo những duyên nghiệp biến đổi chung quanh ta mà dư âm của những vòng nhân quả đó cũng chỉ là những ký ức bồng bềnh trong dòng tâm thức. 

Về nhà
 
Hơn bảy mươi năm ở cõi này,
Không không sắc sắc thảy dung thông
Hôm nay nguyện mãn về quê cũ
Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông.
*
Thất thập dư niên thế giới trung
Không không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông.
*
Thiền sư Liễu Quán (? - 1743)
(Bản dịch Hòa thượng Thích Thanh Từ)

Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:   
 
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.

Tôi xin phụ họa:

Giấc Hòe ‘Ant’ kiến bất đắc
Tỉnh cơn mơ dậy, thấy mình kiến không.
(Lê Huy Trứ)
*
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành
(Mãn Giác Thiền sư)

Nói cho cùng thì: 
"Rồi tôi cũng phải xa tôi
Đời tài hoa cũng xa xôi ven trời" 
(Bùi Giáng) 

Vậy thì những chu kỳ (life cycle) quán vũ trụ dãn nở từ không ra có từ có đến không, tạo thành bởi từ vi mô tới vĩ mô, ở trên xảy ra bao lâu? Một giấc mơ hay một đời người?

3 (14.7) năm = 44.1 tỷ năm. Quý vị không tin thì cứ thử xem và kiên nhẫn chờ tới 44.1 tỷ năm để xem những gì chúng ta thực hành và chiếu kiến hằng đêm đó có “đại công cáo thành” đúng như tâm tưởng hay không? 

Còn nữa...

Lê Huy Trứ

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm