Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/05/2020, 20:08 PM

Giá trị của nhận thức

Trong cuộc sống, làm bất cứ một điều gì, nếu ta có nhận thức đúng đắn thì sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, còn nhận thức sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

 > Tập sống với nhận thức đúng

Thời Phật tại thế, có rất nhiều trường phái. Điển hình như trường phái ngụy biện luận do thầy Sanyaja lãnh đạo. Luận thuyết của trường phái này được xây dựng qua sự tưởng tượng, suy nghĩ, nên chưa thấy rõ được bản chất của vấn đề. Nhưng họ dám khẳng định quan điểm của mình đúng, còn người khác sai, đúng như kệ ngôn số 11 thuộc phẩm Song Yếu, Phật dạy:

“Không chân tưởng chân thật

Chân thật thấy không chân

Chúng không đạt chân thật

Do tà tư tà hạnh”.

Tuy nhiên, cũng có những người có cái nhìn khách quan, nên sự thấy biết của họ đúng đắn rõ ràng, qua sự trải nghiệm, tôi rèn thực tế. Như hai vị học trò Upatissa và Kolita, thấy được Thầy mình đã đi sai đường, nên dứt khoát từ bỏ những điều học được từ Thầy mình, để tìm bậc minh sư. Trong kệ ngôn số 12 thuộc phẩm Song Yếu, đức Phật dạy:

“Chân thật thấy chân thật

Không chân, biết không chân

Chúng đạt được chân thật

Do chánh tư chánh hạnh”.

Trong cuộc sống, làm bất cứ một điều gì, nếu ta có nhận thức đúng đắn thì sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, còn nhận thức sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

Trong cuộc sống, làm bất cứ một điều gì, nếu ta có nhận thức đúng đắn thì sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, còn nhận thức sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

Nhận thức cảm thọ

Kệ ngôn Pháp Cú số 11-12 này, được đức Phật thuyết vào mùa kiết hạ an cư thứ Sáu, tại Veḷuvana (Trúc Lâm), đề cập đến đạo sĩ Sanjaya.

Thuở đó, có công tử Upatissa và Kolita sinh ra trong một gia đình giàu có, gia giáo. Lớn lên, nhận ra sau các cuộc vui chơi là sự hệ lụy, và ý thức cảnh đời vô thường, nên hai vị và nhóm tùy tùng rủ nhau đến chỗ thầy Sanjaya để học đạo.

Tu học trong thời gian rất ngắn, hai vị này đã lãnh hội hết giáo lý của Thầy, nhưng vẫn còn phiền não chi phối. Họ quyết định chia nhau mỗi người một ngả, đi tìm Thầy học đạo.  

Một hôm, du sĩ Upatissa đang trên đường tìm đạo, gặp Đại đức Assaji (Mã Thắng) ôm bình bát vào thành Vương Xá khất thực. Thấy Assaji với khuôn mặt rạng rỡ, dáng vẻ uy nghiêm, thanh thoát, du sĩ Upatissa mừng thầm, nay mình gặp được bậc Thầy chân chính rồi đây. Upatissa lại gần chào hỏi lễ phép, với thái độ tha thiết cầu đạo. Nhưng Đại đức Assaji rất dè dặt, nên nói:

- Này đạo hữu, bần tăng mới xuất gia, đạo lực còn non nớt; trong khi giáo pháp ta học lại thâm sâu vi diệu, không thể diễn giải một cách trọn vẹn được.

Nghe vậy, Upatissa liền nói:

- Thưa đạo huynh, cứ chỉ giáo, tôi sẽ lãnh hội bằng nhiều cách.

Đại đức Assaji thuyết lên bài kệ bốn câu. Chỉ nghe qua hai câu của bài kệ, Upatissa đã đắc ngay quả Tu-đà-hoàn. Với tâm cầu tiến, Upatissa hỏi Tôn sư của Thầy ở đâu, Assaji trả lời:

- Hiện giờ, Tôn sư của tôi cùng với chư Tăng đang an cư tại tịnh xá Trúc Lâm.

Upatissa cúi đầu lạy Assaji ba lạy, và nhiễu quanh ba vòng, rồi liền đi báo tin cho người bạn biết. Vừa thấy Kolita, Upatissa đọc ngay bài kệ. Bài kệ vừa dứt, du sĩ Kolita cũng đắc quả Tu-đà-hoàn.

Thời Phật tại thế, có rất nhiều trường phái. Điển hình như trường phái ngụy biện luận do thầy Sanyaja lãnh đạo.

Thời Phật tại thế, có rất nhiều trường phái. Điển hình như trường phái ngụy biện luận do thầy Sanyaja lãnh đạo.

Nhận thức về tầm quan trọng của giới luật

Cả hai đều vui mừng khôn xiết, tức tốc đi thưa với thầy Sanyaja rằng chúng con đã gặp được đạo bất tử. Nay thỉnh Thầy đi cùng chúng con đến yết kiến Thế Tôn, nhưng Thầy ấy không đi.

Hai người bạn và một số tùy tùng chia tay thầy Sanyaja, đến tịnh xá Trúc Lâm, đảnh lễ đức Phật xin học đạo, rồi kể lại mối quan hệ của mình và thầy Sanyaja. Và khi chúng con đến đây, có thỉnh thầy Sanyaja cùng đi, nhưng Thầy ấy không đi, mặc dù chúng con thuyết phục và nói lên lợi ích khi gặp được bậc đại trí.

Thầy Sanjaya lại nói ta không thể hạ mình làm học trò người khác, và còn nói trong đời này người trí nhiều hay kẻ ngu nhiều. Vậy ai là người trí thì đi tìm Gotama, còn ai là kẻ ngu hãy ở đây với ta.

Nghe hai đệ tử trình bày xong, đức Phật dạy rằng: “Nầy các tỳ kheo! Thầy Sanjaya tự mình mang nặng tà kiến, nhận thức sai lầm, vui thú trong danh lợi, nên bị chúng cột trói. Còn các tỳ kheo tự nghĩ mình là bậc hiền trí, cần phải từ bỏ danh lợi. Do vậy mà có được sự thấy biết đúng đắn, nên được tự tại giải thoát”. Rồi đức Phật thuyết bài kệ:

“Không chân tưởng chân thật

Chân thật thấy không chân

Chúng không đạt chân thật

Do tà tư tà hạnh”.

“Chân thật thấy chân thật

Không chân, biết không chân

Chúng đạt được chân thật

Do chánh tư chánh hạnh”.

Sự nhận thức vô cùng quan trọng. Nó quyết định sự thành công hay thất bại. Nếu mình thấy biết đúng đắn sẽ đem lại chân hạnh phúc, còn mình nhận thức sai lầm sẽ chịu khổ đau, đúng như lời cổ đức dạy “sai một ly đi một dặm”.

Sự nhận thức vô cùng quan trọng. Nó quyết định sự thành công hay thất bại. Nếu mình thấy biết đúng đắn sẽ đem lại chân hạnh phúc, còn mình nhận thức sai lầm sẽ chịu khổ đau, đúng như lời cổ đức dạy “sai một ly đi một dặm”.

Muốn tịnh hoá nhân tâm cần phải nhận thức được bản thân mình

Qua tích truyện, đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy đạo sĩ Sanyaja là người thấy sai chấp lầm, nên bị những thứ danh vọng, lợi dưỡng cột trói. Tự ái không chịu hạ mình học hỏi đạo lý chân chánh với bậc minh sư, do đó ông đã nhận thức sai lầm. Những điều không chân thật mà ông cho là chân thật, và những điều chân thật ông lại cho là không chân thật. Vậy nên, ông vẫn bị phiền não chi phối.

Ngược lại, hai vị xuất chúng là Upatissa và Kolita có sự thấy biết đúng đắn: chân thật biết chân thật, không chân biết không chân. Thấy rằng thầy Sanyaja không giúp mình giải thoát khỏi khổ đau phiền não, hai vị đã mạnh dạn dứt bỏ ra đi tìm bậc minh sư. Nhờ duyên lành gieo trồng trong quá khứ, hai vị này được Phật tế độ, trở thành bậc thượng thủ Thanh văn là Sariputta và Moggallana.

Như vậy, chúng ta thấy được sự nhận thức vô cùng quan trọng. Nó quyết định sự thành công hay thất bại. Nếu mình thấy biết đúng đắn sẽ đem lại chân hạnh phúc, còn mình nhận thức sai lầm sẽ chịu khổ đau, đúng như lời cổ đức dạy “sai một ly đi một dặm”. Vậy nên, chúng ta hãy cẩn trọng khi nhìn nhận mọi vấn đề.

Xem thêm video: Chân lý của hạnh phúc:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm