Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/05/2020, 08:35 AM

Giác Lương cổ tự, niềm tự hào trăm năm của người Hiền Lương

Giác Lương - ngôi cổ Tự với lịch sử hơn 300 năm xây dựng và gìn giữ của người dân làng Hiền Lương, xã Phong Hiền. Mặc dù chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân, ngôi chùa không tránh khỏi sự hư hại, điêu tàn.

Chùa Thiên Mụ - Cổ tự xứ Huế

Giác Lương - ngôi cổ Tự với lịch sử hơn 300 năm xây dựng và gìn giữ của người dân làng Hiền Lương, xã Phong Hiền. Mặc dù chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân, ngôi chùa không tránh khỏi sự hư hại, điêu tàn. Nhưng dưới sự đoàn kết, đồng lòng hướng thiện của người dân Hiền Lương, ngôi chùa vẫn được gìn giữ và lưu lại những nét văn hóa tâm linh đặc biệt của người dân nơi đây.

Đặc biệt, đây là ngôi chùa làng đầu tiên của Thừa Thiên Huế được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.

Làng Hiền Lương, thuộc xã Phong Hiền, huyện Phong Điền năm ở bờ bắc sông Bồ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 21km về phía Tây Bắc. Là một trong những ngôi làng cổ của xứ Huế vào khoảng năm 1445, các dòng họ sống hiện có 23 đời.

Làng Hiền Lương, thuộc xã Phong Hiền, huyện Phong Điền năm ở bờ bắc sông Bồ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 21km về phía Tây Bắc. Là một trong những ngôi làng cổ của xứ Huế vào khoảng năm 1445, các dòng họ sống hiện có 23 đời.

truyền thống rất nổi tiếng, chuyên sản xuất đồ gia dụng và nông cụ cho nhân dân khắp vùng. Những người con làng rèn xuất sắc đã trở thành những vị quản lý, đốc công ở các cơ sở rèn nhà nước thời phong kiến như ông Hoàng Văn Lịch, Hoàng Văn Gia, Trần Văn Đắc,... Chính người làng Hiền Lương là ông Hoàng Văn Lịch (1774-1849) được vua Minh Mạng chọn đóng chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên của Việt Nam.

truyền thống rất nổi tiếng, chuyên sản xuất đồ gia dụng và nông cụ cho nhân dân khắp vùng. Những người con làng rèn xuất sắc đã trở thành những vị quản lý, đốc công ở các cơ sở rèn nhà nước thời phong kiến như ông Hoàng Văn Lịch, Hoàng Văn Gia, Trần Văn Đắc,... Chính người làng Hiền Lương là ông Hoàng Văn Lịch (1774-1849) được vua Minh Mạng chọn đóng chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên của Việt Nam.

Cả làng là thợ rèn, thế nhưng cũng

Cả làng là thợ rèn, thế nhưng cũng "rèn" ra được những người con ưu tú, học hành hiển đạt, xuất thân khoa giáp, danh nho qua các triều đại không phải là ít, tiêu biểu như: Thượng thư Bộ Binh, Bộ Công, Phủ Trưởng Phủ Phụ Chính Trương Như Cương (1843 - 1918); Thượng thư bộ Hình, Cơ mật viện đại thần Trần Đình Bá (1867-1933),

Sau khi ổn định cuộc sống trên quê hương mới, các vị khai canh hợp nhau làm ngôi chùa tranh thờ Phật tại Cồn Bệ phục vụ cho tín ngưỡng tâm linh. Khoảng đầu thế kỷ 18, chùa được di dời về khu đất đầu làng cho hợp phong thủy, thuận tiện sinh hoạt, cúng tế. Nhờ công đức của hai ông Dương Phước Pháp, Dương Phước Dã và bà Hoàng Thị Phiếu (thọ giới Ưu bà di, pháp danh Như Giác, đạo hiệu Huyền Chân) phát tâm tiến cúng tượng Phật, tự khí xin vào ở chùa tu niệm trọn đời.

Sau khi ổn định cuộc sống trên quê hương mới, các vị khai canh hợp nhau làm ngôi chùa tranh thờ Phật tại Cồn Bệ phục vụ cho tín ngưỡng tâm linh. Khoảng đầu thế kỷ 18, chùa được di dời về khu đất đầu làng cho hợp phong thủy, thuận tiện sinh hoạt, cúng tế. Nhờ công đức của hai ông Dương Phước Pháp, Dương Phước Dã và bà Hoàng Thị Phiếu (thọ giới Ưu bà di, pháp danh Như Giác, đạo hiệu Huyền Chân) phát tâm tiến cúng tượng Phật, tự khí xin vào ở chùa tu niệm trọn đời.

Cuối thế kỷ 18, trong sinh lửa của cuộc nội chiến Trịnh, Nguyễn chùa làng Hoa Lang bị đổ nát như số phận của nhiều chùa chiền ở Phú Xuân, Thuận Hóa:

Cuối thế kỷ 18, trong sinh lửa của cuộc nội chiến Trịnh, Nguyễn chùa làng Hoa Lang bị đổ nát như số phận của nhiều chùa chiền ở Phú Xuân, Thuận Hóa: "Quân Trịnh đánh vào Phú Xuân năm 1774 - 1775, quân Tây Sơn kéo ra giải phóng Thuận Hóa năm 1786, rồi quân Nguyễn Ánh khôi phục đô thành, chùa Giác Lương không tránh khỏi điêu tàn, xuống cấp".

'Triều Thiệu Trị (1841 – 1847), do kiêng húy tên Hoàng thái hậu Hồ Thị Hoa (mẹ của vua Thiệu Trị), theo luật lệ làng Hoa Lang phải đổi tên. Đương thời dân làng có Chưởng phủ sự Nguyễn Lương Nhàn từng lập nhiều công lớn trong việc dẹp phiến loạn Lê Văn Khôi ở thành Gia Định cùng con trai là Phò mã Đô úy Nguyễn Lương Cung (chồng của Công chúa Lâm Thạnh Nguyễn Phước Hòa Trinh, con gái thứ 53 của vua Minh Mạng) tâu xin được vua Thiệu Trị ban đổi tên Hoa Lang thành Hiền Lương (tỏ ý khen ngợi làng này xuất sinh nhiều vị hiền thần, lương tướng phò vua giúp nước). Từ đây, hiệu chùa trở thành “Giác Lương Tự”.

'Triều Thiệu Trị (1841 – 1847), do kiêng húy tên Hoàng thái hậu Hồ Thị Hoa (mẹ của vua Thiệu Trị), theo luật lệ làng Hoa Lang phải đổi tên. Đương thời dân làng có Chưởng phủ sự Nguyễn Lương Nhàn từng lập nhiều công lớn trong việc dẹp phiến loạn Lê Văn Khôi ở thành Gia Định cùng con trai là Phò mã Đô úy Nguyễn Lương Cung (chồng của Công chúa Lâm Thạnh Nguyễn Phước Hòa Trinh, con gái thứ 53 của vua Minh Mạng) tâu xin được vua Thiệu Trị ban đổi tên Hoa Lang thành Hiền Lương (tỏ ý khen ngợi làng này xuất sinh nhiều vị hiền thần, lương tướng phò vua giúp nước). Từ đây, hiệu chùa trở thành “Giác Lương Tự”.

'Năm 1802, Chúa Nguyễn Phước Ánh, nhất thống sơn hà, khai sáng triều Nguyễn (1802 – 1945). Đất nước thống nhất, hòa bình, con dân làng Hoa Lang góp công, góp của tôn tạo chùa: “Nguyên trước chùa làng noi theo dấu cũ, trải bao phen nước ngập sóng dồi điện thờ hư hoại. Qua bao cuộc mưa sa, gió táp rường cột rã rời. Ví dầu, chẳng đem hết mưu người làm sao cho an thiên trụ. Do đó, chọn giờ đại lợi, ngày 18 tháng 3 năm Bính Dần (1806) dựng cột thượng lương, trùng tu chùa cũ,...

'Năm 1802, Chúa Nguyễn Phước Ánh, nhất thống sơn hà, khai sáng triều Nguyễn (1802 – 1945). Đất nước thống nhất, hòa bình, con dân làng Hoa Lang góp công, góp của tôn tạo chùa: “Nguyên trước chùa làng noi theo dấu cũ, trải bao phen nước ngập sóng dồi điện thờ hư hoại. Qua bao cuộc mưa sa, gió táp rường cột rã rời. Ví dầu, chẳng đem hết mưu người làm sao cho an thiên trụ. Do đó, chọn giờ đại lợi, ngày 18 tháng 3 năm Bính Dần (1806) dựng cột thượng lương, trùng tu chùa cũ,...". Ngày mồng 8 tháng 6 năm Bính Dần (1806), làng mở hội khánh thành và truy tiến cầu siêu cho Tổ tiên suốt 5 ngày đêm.

'Năm Quý Mão (1903), Hiền lương hầu Trương Như Cương tài trợ làng tổ chức “Vu Lan thắng hội” tại chùa suốt 7 ngày đêm để cầu nguyện quốc thái dân an, truy tiến các vị khai canh, khai khẩn, thủy tổ các họ tộc trong làng. Năm Giáp Tý (1924), Đông các đại học sĩ Trần Đình Bá ủng hộ làng trùng tu chùa.

'Năm Quý Mão (1903), Hiền lương hầu Trương Như Cương tài trợ làng tổ chức “Vu Lan thắng hội” tại chùa suốt 7 ngày đêm để cầu nguyện quốc thái dân an, truy tiến các vị khai canh, khai khẩn, thủy tổ các họ tộc trong làng. Năm Giáp Tý (1924), Đông các đại học sĩ Trần Đình Bá ủng hộ làng trùng tu chùa.

Trải qua qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp, Mỹ ( 1945 - 1975 ) làng Hiên Lương bị bom đạn tàn phá ác liệt, nhưng đáng mừng là ngôi chùa vẫn vượt qua được mưa bom bão đạn. Năm 1975, đất nước thống nhất dân làng Hiền Lương khắp nam bắc trở về thăm lại quê hương. Chứng kiến chùa xưa do ảnh hưởng của chiến tranh, lụt bão làm xuống cấp trầm trọng, ai cũng ngậm ngùi xót xa, lo lắng cho di sản quý báu của cha ông bị mai một. Ngày 30 tháng 11 năm 1987, hội đồng bô lão của làng chính thức phát động đại trùng tu chùa. Đến ngày 23 tháng Bảy năm Nhâm Thân ( 21 - 8 - 1992 ) làm lễ khánh thành, đón nhận bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia.

Trải qua qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp, Mỹ ( 1945 - 1975 ) làng Hiên Lương bị bom đạn tàn phá ác liệt, nhưng đáng mừng là ngôi chùa vẫn vượt qua được mưa bom bão đạn. Năm 1975, đất nước thống nhất dân làng Hiền Lương khắp nam bắc trở về thăm lại quê hương. Chứng kiến chùa xưa do ảnh hưởng của chiến tranh, lụt bão làm xuống cấp trầm trọng, ai cũng ngậm ngùi xót xa, lo lắng cho di sản quý báu của cha ông bị mai một. Ngày 30 tháng 11 năm 1987, hội đồng bô lão của làng chính thức phát động đại trùng tu chùa. Đến ngày 23 tháng Bảy năm Nhâm Thân ( 21 - 8 - 1992 ) làm lễ khánh thành, đón nhận bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia.

Đây là ngôi chùa làng đầu tiên của Thừa Thiên Huế được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia. Mặc dù chùa có quy mô tương đối nhỏ, không lớn như những ngôi Quốc Tự tại Huế, cũng không to lớn như những chùa mới hiện nay, nhưng chùa Giác Lương vẫn giữ được nét độc đáo về kiến trúc truyền thống của dân tộc. Những bố cục, họa tiết kiến trúc dù nhỏ nhưng được trau chuốt, thực hiện cực kỳ tỉ mỉ. Bên cạnh đó là sự hài hòa giữa kiến trúc và cảnh vật tự nhiên xung quanh.

Đây là ngôi chùa làng đầu tiên của Thừa Thiên Huế được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia. Mặc dù chùa có quy mô tương đối nhỏ, không lớn như những ngôi Quốc Tự tại Huế, cũng không to lớn như những chùa mới hiện nay, nhưng chùa Giác Lương vẫn giữ được nét độc đáo về kiến trúc truyền thống của dân tộc. Những bố cục, họa tiết kiến trúc dù nhỏ nhưng được trau chuốt, thực hiện cực kỳ tỉ mỉ. Bên cạnh đó là sự hài hòa giữa kiến trúc và cảnh vật tự nhiên xung quanh.

Chùa quay về hướng nam, có khuôn viên hình chữ nhật, xung quanh là la thành bao bọc. Mặt trước mở bằng hai trụ biểu, mặt trước và mặt sau đều có đắp nề hai câu đối. Câu đối mặt trước như sau (đọc trụ biểu từ phải rồi qua trái, nhìn dưới lên trên) Phiên âm: Vô diệt vô sinh, tuy vạn kiếp nhất bất cổ,... Xem thêm

Chùa quay về hướng nam, có khuôn viên hình chữ nhật, xung quanh là la thành bao bọc. Mặt trước mở bằng hai trụ biểu, mặt trước và mặt sau đều có đắp nề hai câu đối. Câu đối mặt trước như sau (đọc trụ biểu từ phải rồi qua trái, nhìn dưới lên trên) Phiên âm: Vô diệt vô sinh, tuy vạn kiếp nhất bất cổ,... Xem thêm

Qua khỏi trụ biểu sẽ đến một khoảng sân rộng, rồi đến một cái cổng tam quan đồ sộ, trên xây lầu, dưới mở ba cửa ra vào, quy mô đồ sộ hơn các chùa đương thời ở Huế. Đây là điểm ấn tượng với du khách vãn cảnh chùa đầu tiên khi đến thăm. Cổng Tam Quan có ba cửa vòm lớn ở mặt tiền, tượng trưng cho “Tam Bảo” (ba cánh cửa giải thoát) của Phật giáo (tức là cửa Không – Không Môn, cửa Vô – Vô Tướng Môn, cửa Vô Tác – Vô Tác Môn).

Qua khỏi trụ biểu sẽ đến một khoảng sân rộng, rồi đến một cái cổng tam quan đồ sộ, trên xây lầu, dưới mở ba cửa ra vào, quy mô đồ sộ hơn các chùa đương thời ở Huế. Đây là điểm ấn tượng với du khách vãn cảnh chùa đầu tiên khi đến thăm. Cổng Tam Quan có ba cửa vòm lớn ở mặt tiền, tượng trưng cho “Tam Bảo” (ba cánh cửa giải thoát) của Phật giáo (tức là cửa Không – Không Môn, cửa Vô – Vô Tướng Môn, cửa Vô Tác – Vô Tác Môn).

'Mặt trước và sau có đắp hai câu đối bằng sứ. Câu mặt trước như sau : Phiên âm : Vô trần bất đáo tam thiên giới Hữu khách du lại bán nhật nhàn. ... Xem thêm

'Mặt trước và sau có đắp hai câu đối bằng sứ. Câu mặt trước như sau : Phiên âm : Vô trần bất đáo tam thiên giới Hữu khách du lại bán nhật nhàn. ... Xem thêm

Bước vào cổng, có hai vị Đại Lực Sĩ Kim Cương đứng đối diện nhau (hướng mặt vào nhau) ở hai bên tả hữu phía trong Cổng Tam Quan, họ là những vị thần Hộ Pháp của Phật giáo, còn gọi là “Chấp Kim Cương”.

Bước vào cổng, có hai vị Đại Lực Sĩ Kim Cương đứng đối diện nhau (hướng mặt vào nhau) ở hai bên tả hữu phía trong Cổng Tam Quan, họ là những vị thần Hộ Pháp của Phật giáo, còn gọi là “Chấp Kim Cương”.

Dân gian dựa trên miêu tả trong cuốn tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa”, gọi vui là “hai tướng Hanh Cáp” (tức là tướng Thiện tướng Ác của Việt Nam).

Dân gian dựa trên miêu tả trong cuốn tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa”, gọi vui là “hai tướng Hanh Cáp” (tức là tướng Thiện tướng Ác của Việt Nam).

Tầng trên tôn trí pho tượng hộ pháp Vi Đà tạc bằng gỗ sơn thếp rất xưa và đẹp. Hai bên để chuông trống. Nhìn lên câu đối phía sau: Phiên âm : Kim chung bình tịnh thủy... Xem thêm

Tầng trên tôn trí pho tượng hộ pháp Vi Đà tạc bằng gỗ sơn thếp rất xưa và đẹp. Hai bên để chuông trống. Nhìn lên câu đối phía sau: Phiên âm : Kim chung bình tịnh thủy... Xem thêm

Bước trên nền gạch đi qua sân rộng là vào điện chính của ngôi chùa. Ngôi chính điện hình chữ nhật, dài 14,60m, rộng 11,48m, chia ba gian, hai chái, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Nhà tăng năm sát bên trái. Trước gian điện chính là hai cây sứ cổ thụ, những nhà nghiên cứu của Huế cho răng 2 gốc sứ này đã có tuổi đời trên 200 năm, được xem là một trong những gốc sứ cổ nhất tại Huế. Tới đây vào những thời điểm khác nhau trong năm, 2 cây sứ đôi khi lại đâm chồi nảy lộc, đôi khi ra hoa sứ trắng thơm ngào ngạt và sẽ có lúc lá tàn rụng trơ cành như bạn thấy trong hình.

Bước trên nền gạch đi qua sân rộng là vào điện chính của ngôi chùa. Ngôi chính điện hình chữ nhật, dài 14,60m, rộng 11,48m, chia ba gian, hai chái, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Nhà tăng năm sát bên trái. Trước gian điện chính là hai cây sứ cổ thụ, những nhà nghiên cứu của Huế cho răng 2 gốc sứ này đã có tuổi đời trên 200 năm, được xem là một trong những gốc sứ cổ nhất tại Huế. Tới đây vào những thời điểm khác nhau trong năm, 2 cây sứ đôi khi lại đâm chồi nảy lộc, đôi khi ra hoa sứ trắng thơm ngào ngạt và sẽ có lúc lá tàn rụng trơ cành như bạn thấy trong hình.

Trên đỉnh điện thờ chính, nhìn góc mái chính giữa đó là bức phù điêu đắp nổi có giá trị nghệ thuật rất cao là hình ảnh Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp Ấn Độ để truyền dạy chúng sinh và từ đó Phật giáo đã lan toả nhiều nước trên thế giới.

Trên đỉnh điện thờ chính, nhìn góc mái chính giữa đó là bức phù điêu đắp nổi có giá trị nghệ thuật rất cao là hình ảnh Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp Ấn Độ để truyền dạy chúng sinh và từ đó Phật giáo đã lan toả nhiều nước trên thế giới.

Điện thờ là kiến trúc chủ yếu nhất của ngôi chùa, nơi thờ cúng tượng phật chí tôn. Trong điện thờ 7 tượng Phật, thờ thánh Quan Công, Quang Bình, Châu Xương. Chùa có phối tự 12 vị thủy tổ các họ đã có công khai lập Làng. Trong đó chính yếu là ba pho tượng Phật chính, gọi là “Tam Phật Đồng Điện”, Phật giáo quan niệm rằng một thế giới thì chỉ có một vị Phật Đà làm chủ quản, không thể có hai vị Phật ... Xem thêm

Điện thờ là kiến trúc chủ yếu nhất của ngôi chùa, nơi thờ cúng tượng phật chí tôn. Trong điện thờ 7 tượng Phật, thờ thánh Quan Công, Quang Bình, Châu Xương. Chùa có phối tự 12 vị thủy tổ các họ đã có công khai lập Làng. Trong đó chính yếu là ba pho tượng Phật chính, gọi là “Tam Phật Đồng Điện”, Phật giáo quan niệm rằng một thế giới thì chỉ có một vị Phật Đà làm chủ quản, không thể có hai vị Phật ... Xem thêm

Ngoại thất, trên bờ nóc, bờ quyết trang trí hình tứ linh long, lân, quy, phụng. Mặc dù trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng kiến trúc ban đầu vẫn được giữ gìn và bảo tồn.

Ngoại thất, trên bờ nóc, bờ quyết trang trí hình tứ linh long, lân, quy, phụng. Mặc dù trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng kiến trúc ban đầu vẫn được giữ gìn và bảo tồn.

Hình tượng tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng.

Hình tượng tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng.

Hai chái trước đặt giá treo chuông (bên trái) và giá treo trống (bên phải), chuông đúc năm 1819. Chuông khắc bài minh ghi công đức của những người con dân trong làng tiến cúng cho chúng ta thấy sự chuyên nghệ của người Hiền Lương hướng về Phật pháp. Chuông và trống trong chùa Phật là những pháp khí được đánh lên mỗi ngày để cho các sư sãi dùng làm lệnh tập hợp học tập, tụng kinh. Phật giáo rất coi trọng tiếng chuông tiếng trống, trong chùa đánh chuông thì lấy con số 108 tiếng làm chuẩn, tượng trưng cho phá trừ 108 điều phiền não. Tiếng chuông rền vang kéo dài văng vẳng truyền từ xa tới, khiến cho người ta tỉnh ngộ sâu sắc, ngẫm nghỉ đến những điều cao xa.

Hai chái trước đặt giá treo chuông (bên trái) và giá treo trống (bên phải), chuông đúc năm 1819. Chuông khắc bài minh ghi công đức của những người con dân trong làng tiến cúng cho chúng ta thấy sự chuyên nghệ của người Hiền Lương hướng về Phật pháp. Chuông và trống trong chùa Phật là những pháp khí được đánh lên mỗi ngày để cho các sư sãi dùng làm lệnh tập hợp học tập, tụng kinh. Phật giáo rất coi trọng tiếng chuông tiếng trống, trong chùa đánh chuông thì lấy con số 108 tiếng làm chuẩn, tượng trưng cho phá trừ 108 điều phiền não. Tiếng chuông rền vang kéo dài văng vẳng truyền từ xa tới, khiến cho người ta tỉnh ngộ sâu sắc, ngẫm nghỉ đến những điều cao xa.

Nội thất, từ bộ mái, kèo, bẩy, hệ thống liên ba đến đến cửa bảng khoa đều chạm nổi hình bát bửu, tứ linh, tứ thời và các hoa văn đường nét tinh tế, mềm mại. Thể hiện bàn tay tài hoa, trau chuốt và tỉ mỉ của người thợ chạm khi tạo nên những tuyệt tác này. Tứ quý Mai – Lan – Cúc - Trúc được chạm khắc kỳ công trên bộ cửa chính. Tứ quý tượng trưng đậm nét cho 4 mùa trong 1 năm. Theo quan niệm phương Đông, hình tượng 4 loại cây này này mang ý nghĩa cầu mong về sự đủ đầy, vững chắc và hạnh phúc lâu dài. Ngoài ra, nó giúp cho gia chủ thêm nhiều may mắn, phúc lộc dồi dào hơn, bốn mùa trôi qua đều bình yên, mưa thuận gió hòa

Nội thất, từ bộ mái, kèo, bẩy, hệ thống liên ba đến đến cửa bảng khoa đều chạm nổi hình bát bửu, tứ linh, tứ thời và các hoa văn đường nét tinh tế, mềm mại. Thể hiện bàn tay tài hoa, trau chuốt và tỉ mỉ của người thợ chạm khi tạo nên những tuyệt tác này. Tứ quý Mai – Lan – Cúc - Trúc được chạm khắc kỳ công trên bộ cửa chính. Tứ quý tượng trưng đậm nét cho 4 mùa trong 1 năm. Theo quan niệm phương Đông, hình tượng 4 loại cây này này mang ý nghĩa cầu mong về sự đủ đầy, vững chắc và hạnh phúc lâu dài. Ngoài ra, nó giúp cho gia chủ thêm nhiều may mắn, phúc lộc dồi dào hơn, bốn mùa trôi qua đều bình yên, mưa thuận gió hòa

Rất tiếc trong bài viết này, chúng tôi chưa thể tiếp cận được nội thất bên trong chánh điện để bạn đọc được chiêm ngưỡng. Thời gian vừa rồi chùa Giác Lương bị một số kẻ gian đột nhập lấy mấy một số đồ tự khí, thờ cúng có giá trị của chùa nên việc ra vào chùa để tham quan sẽ có nhiều khó khăn.

Rất tiếc trong bài viết này, chúng tôi chưa thể tiếp cận được nội thất bên trong chánh điện để bạn đọc được chiêm ngưỡng. Thời gian vừa rồi chùa Giác Lương bị một số kẻ gian đột nhập lấy mấy một số đồ tự khí, thờ cúng có giá trị của chùa nên việc ra vào chùa để tham quan sẽ có nhiều khó khăn.

Chú Trương Văn Duẩn - một người dân địa phương cho biết:

Chú Trương Văn Duẩn - một người dân địa phương cho biết: "Chùa Giác Lương là niềm tự hào bao đời nay của người dân Hiền Lương Không chỉ là một di tích lịch sử có giá trị mà còn là nơi để bà con tu dưỡng đạo đức, thành tâm khấn Phật. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân nơi đây vì vậy người dân Hiền Lương mỗi khi đi xa về ai cũng ghé thăm chùa để thắp một nén nhan cầu mong bình an, may mắn đến với mình. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng phải bảo vệ ngôi chùa này để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp cho con cháu mai sau."

Chùa Giác Lương là một thực thể sống động và phát triển, chứa đựng những dòng chảy văn hóa đặc sắc nối quá khứ với hiện tại, nối con người với văn hóa tâm linh… Ẩn chứa đằng sau những mái ngói thâm u, tường rêu cổ kính của ngôi chùa là kho tàng văn hóa, lịch sử, tôn giáo đặc sắc của vùng đất và con người Hiền Lương, Huế. Giữa cuộc sống nhiều bộn bề và lo toan, bản thân chúng ta đôi khi cần những phút giây thinh lặng, bình yên, đặc biệt khi về với miền quê Huế, về với Chùa Giác Lương - làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa Giác Lương là một thực thể sống động và phát triển, chứa đựng những dòng chảy văn hóa đặc sắc nối quá khứ với hiện tại, nối con người với văn hóa tâm linh… Ẩn chứa đằng sau những mái ngói thâm u, tường rêu cổ kính của ngôi chùa là kho tàng văn hóa, lịch sử, tôn giáo đặc sắc của vùng đất và con người Hiền Lương, Huế. Giữa cuộc sống nhiều bộn bề và lo toan, bản thân chúng ta đôi khi cần những phút giây thinh lặng, bình yên, đặc biệt khi về với miền quê Huế, về với Chùa Giác Lương - làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 > Xem thêm: Tam tự tánh trong Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ảnh 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Phượng vàng nở rộ khoe sắc dịp Tết tại Linh Ẩn tự, Lâm Đồng

Ảnh 16:00 27/01/2024

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km, chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn Tự) tọa lạc ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp đến với phố núi.

Xem thêm