Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/02/2018, 05:21 AM

Giáo hội cần làm sống dậy lòng cảm mộ phật pháp của tăng ni, phật tử

Một sứ giả Như Lai không thể không “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” bằng tất cả tấm lòng bi nguyện của mình. Phật dạy: Đệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh giác, bất luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm chánh pháp (kinh Pháp Cú).

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Kính thưa Đại hội,

Phật giáo có mặt và đồng hành cùng dân tộc Việt Nam hơn 2.000 năm lịch sử. Giáo lý Phật đà dần dần thấm sâu vào đời sống văn hóa và trở thành nền tảng đạo đức của người dân Việt. Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nổi bật nhất là Phật giáo thời Lý Trần. Hình ảnh của các vị thiền sư, quốc sư, pháp sư…đứng ra giữ gìn đất nước đã trở nên rất gần gũi thân thiết với người dân. Hộ quốc an dân trở thành sứ mệnh chung của tăng ni, phật tử Việt Nam, tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam cũng chính là tinh thần Bồ tát đạo mà đức Phật đã chỉ dạy hơn 25 thế kỷ trước.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào năm 1981. Đây là mốc son lịch sử của Phật giáo, là ánh sáng hòa hợp của tăng già, là dòng mạng mạch truyền trì đạo pháp của lịch đại Tổ sư nước nhà. Việc ra đời của Giáo hội mở ra con đường phát triển cho Phật giáo Việt Nam, thống nhất tổ chức, thống nhất ý chí và hành động để hoằng pháp lợi sinh, đem ánh sáng trí tuệ và từ bi của đạo giác ngộ đi vào đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, xã hội, tạo dựng đời sống hòa bình và an lạc cho người dân Việt.

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, có thể nói GHPGVN đã thành tựu rất nhiều phật sự quan trọng có tính chất quyết định đối với sự vươn lên của Phật giáo Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Tổ chức Giáo hội ngày càng hoàn thiện, ổn định, thống nhất và vận hành có hiệu quả. Tăng ni, phật tử không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng và niềm tin trên con đường thực hành giáo lý Phật dạy. Những thành tựu ấy có được, trước tiên phải nói đến lòng cảm mộ Phật pháp của người dân Việt, sau đó là sự nỗ lực không ngừng của Giáo hội và tăng già trong nhiệm vụ giữ gìn và quảng bá Phật pháp.

Để tiếp nối truyền thống quý báu ấy, thiết nghĩ trong thời đại hôm nay, trước sự phát triển vượt bậc của đời sống văn minh, Giáo hội cần làm sống dậy mãnh liệt hơn nữa lòng cảm kích Phật pháp của người dân Việt. Mọi người có ưa thích, có quý mến Phật pháp thì mới phát tâm tu tập. Có tu tập mới có chuyển hóa, có chuyển hóa mới thăng hoa, có thăng hoa cuộc đời mới tươi sáng, an lành. Thật ra phật tử Việt Nam có truyền thống yêu nước mến đạo từ hàng nghìn năm trước.

Các vua thời Lý Trần xuất thân từ cửa Phật, lão thông kinh sử và đầy lòng bi mẫn với tất cả chúng sinh, yêu nước thương dân dạt dào như mẹ thương con. Cho nên hình ảnh tăng ni có đời sống phạm hạnh, giới đức kiêm ưu, hạnh giải tương ưng là nghi biểu cao đẹp nhất trong lòng người phật tử Việt Nam. Hình ảnh này, phẩm hạnh này thật vô cùng quan trọng, nếu không nói là mang tính quyết định cho sự tồn vong của đạo pháp. Tăng ni thực tu thực học, thực hành đạo giác ngộ giải thoát đúng như lời Phật dạy, thì dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể giữ gìn được giềng mối Phật pháp, thể hiện trọn vẹn phẩm hạnh tôn quý của bậc xuất trần. 

Một sứ giả Như Lai không thể không “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” bằng tất cả tấm lòng bi nguyện của mình. Phật dạy: Đệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh giác, bất luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm chánh pháp (kinh Pháp Cú).

Chính vì thế hệ thống giáo dục Phật giáo và công tác hoằng pháp cần được các nhà lãnh đạo Phật giáo quan tâm, nghiên cứu thấu đáo. Làm sao tự thân mỗi tăng ni phải chứng nghiệm chỗ tột của chân lý giải thoát, tự an tự vui với công phu tu tập của bản thân, chừng đó mới có thể phổ cập giáo lý Phật đà vào đời sống xã hội và văn hóa truyền thống, nêu cao giá trị đạo đức nhân văn của đạo Phật trong lòng đất nước và dân tộc. 

Điều này không phải nói suông hoặc thực hành trong vài năm vài tháng mà được, phải đem hết thân tâm tu hành từ đời này sang đời khác, chỉ vì một mục đích duy nhất là giác ngộ giải thoát cho mình và mọi người, dấn thân phụng sự như trần sát, không một niệm chán mỏi mới hy vọng thành tựu. Trên tinh thần ấy, Giáo hội luôn đặt tiêu chí thắp sáng trí tuệ, giữ gìn kỷ cương giới luật lên hàng đầu, mỗi hành giả cần phải thành tựu viên mãn sở học, tâm nguyện tu hành của mình. Trên bước đường hoằng pháp lợi sinh, phương tiện giáo hóa cần phải uyển chuyển tùy duyên nhi bất biến. Các nhà truyền giáo phải biết hội nhập theo xu hướng phát triển của thời đại, có những hoạt động thiết thực góp phần xây dựng nếp sống hài hòa, quân bình của dân tộc Việt về mặt tinh thần cũng như vật chất. Đó cũng là tinh thần nhập thế tốt đạo đẹp đời của đạo Phật giáo Việt, là truyền thống lịch sử của Phật giáo Việt Nam trong hơn 20 thế kỷ qua và mãi mãi về sau.

Phật giáo Đồng Nai hòa vào dòng chảy của GHPGVN, từng bước trưởng thành và luôn nguyện hướng tiến trong tất cả mọi lĩnh vực. Các hoạt động phật sự ngày càng khởi sắc, cụ thể như: tăng sự, giáo dục tăng ni, hoằng pháp, văn hóa, từ thiện xã hội… Chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN tỉnh Đồng Nai đã tìm được nhịp đập chung, anh em vui vẻ ngồi lại với nhau, thống nhất ý chí và hành động, thống nhất hệ phái, chung lo các phật sự do Trung ương giao phó ngày càng tốt đẹp hơn. Dấu hiệu này đáng mừng và đáng tin tưởng cho sự phát triển của Giáo hội hôm nay và mai sau. 
Ảnh Giacngo.vn
Đây cũng là niềm vui chung cho tăng ni, phật tử Đồng Nai, song không vì thế mà chúng tôi tự mãn về những thành quả còn khiêm tốn của mình, bởi vì bên cạnh những kết quả đáng khích lệ ấy, Phật giáo Đồng Nai cũng chưa thể tránh khỏi những hạn chế đáng tiếc của nó. Nhận định rõ con đường phát triển chung của đất nước, của Giáo hội trong giai đoạn mới, giai đoạn phát triển của khoa học kỹ thuật và nền văn minh hiện đại, GHPGVN tỉnh Đồng Nai ý thức rõ nhiệm vụ trọng đại của mình, bên cạnh việc nỗ lực phát huy sức mạnh nội tại tâm linh là chính yếu, cần phải bồi dưỡng kiến thức nội ngoại điển cho tăng ni, giúp thế hệ kế thừa đủ khả năng gánh vác các phật sự, đặc biệt là công tác hoằng pháp lợi sinh. 

Đồng thời trao đổi, tổng hợp những kinh nghiệm quý báu của các bậc lãnh đạo tiền nhiệm, lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của giới tăng ni trẻ, GHPGVN tỉnh Đồng Nai hy vọng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Giáo hội, nhiệm kỳ mới sẽ phát huy nhiều hơn nữa về mọi lĩnh vực, chấn chỉnh tăng già, trang nghiêm Giáo hội, đoàn kết hòa hợp tất cả các hệ phái trong đạo tình linh sơn cốt nhục, đồng nguyện đồng tu, đồng thành Phật đạo, ngõ hầu mang lại niềm an vui hạnh phúc cho người dân tỉnh nhà với phương châm “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.

Tăng ni, phật tử tỉnh Đồng Nai luôn ôm ấp một nguyện vọng thiết tha là dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Giáo hội, mọi người đều được an tâm tu học, hành đạo, giữ vững và nuôi dưỡng đạo tâm kiên cố, để Phật giáo tỉnh nhà luôn đồng hành cùng nhịp tiến của đất nước, của Giáo hội. Có thể nói sự thành tựu có được hôm nay là sức mạnh tổng hợp của tăng già hòa hợp, tuân theo lý duyên sinh trong đạo Phật, làm tiền đề cho đà tiến vững chắc của Giáo hội ở tương lai.

Nhân ngày Đại hội Phật giáo Toàn quốc này, cho phép chúng tôi thay mặt Chư tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai kính lời tri ân đến Chư tôn giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN, quý ngài đã quan tâm chiếu cố và giúp đỡ cho Phật giáo Đồng Nai trong suốt 7 nhiệm kỳ qua, giúp tăng ni, phật tử Đồng Nai từng bước vươn lên và có được những thành quả đáng khích lệ như ngày hôm nay. Mỗi lần Đại hội là mỗi lần đúc kết được tâm tư, nguyện vọng của tăng ni, phật tử Việt Nam, Giáo hội vững mạnh hơn, tăng già hòa hợp hơn, đạo Phật sáng tỏ hơn trong lòng dân tộc.

Phật giáo Đồng Nai luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của GHPGVN, một tổ chức được đúc kết bởi khối trí tuệ tăng già hòa hợp, hết lòng phụng sự đạo pháp và dân tộc. Kính chúc Chư tôn giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN trí tuệ viên mãn, đạo nghiệp viên thành, thuyền Bát nhã thẳng tiến, chúng quần mê độ tận. Nguyện GHPGVN cửu trụ nơi đời, lợi lạc quần sinh, đất nước và dân tộc Việt Nam mãi mãi ấm no, hạnh phúc và thanh bình.

Kính chúc Đại hội Đại biểu GHPGVN lần thứ VIII thành công tốt đẹp.

Tham luận của HT.Thích Nhật Quang, Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai
Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, Nhiệm kỳ (2017-2022)
HT.Thích Nhật Quang
UV Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Thầy Đồng Tâm ra mắt bộ 3 cuốn sách giúp bạn đọc lắng lại để nhìn sâu

Sách Phật giáo 23:26 10/04/2024

Đó là ba cuốn gồm Đủ duyên ta lại tương phùng, Sát-na này là thiên thu và Tịch tịnh do First News và NXB Dân Trí ấn hành. Trong đó, 2 cuốn đầu tái bản và làm mới, còn Tịch tịnh là tác phẩm in lần đầu.

Xem thêm