Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/11/2012, 20:37 PM

Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong khối Đại đoàn kết dân tộc

Trước thềm Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hà Văn Núi đã khẳng định với Đại Đoàn Kết: Với sự tương đồng giữa giáo lý "Từ bi - Hỷ xả”, "Cứu khổ cứu nạn” của đức Như Lai với tư tưởng, tình cảm và truyền thống nhân văn của người Việt nên đạo Phật đã có sức lan toả rộng lớn và tập hợp được lực lượng đông đảo nhân dân, phật tử  cả nước và Phật giáo Việt Nam đã luôn gắn bó, đồng cam cộng khổ cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.



 
"Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; nhìn nhận tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; văn hóa, đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp công cuộc xây dựng xã hội mới; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ; đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”

Thưa Phó Chủ tịch, trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam đã có những thời kỳ phát triển rực rỡ như ở thời nhà Lý, nhà Trần. Ngày nay, Ông đánh giá thế nào về đóng góp của Phật giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong nhiệm kỳ qua ?
 
- Phó Chủ tịch Hà Văn Núi: Lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã ghi nhận những đóng góp to lớn của đạo Phật với dân tộc. Thời Lý, thời Trần, với sự gắn bó mật thiết giữa Phật giáo và Dân tộc nên từ vua quan đến nhân dân, ai ai cũng tôn trọng Tam bảo và lấy giáo lý đạo Phật làm phương cách hành xử trong cuộc sống. Vì thế, sau lũy tre làng luôn ẩn hiện những ngôi chùa vừa uy nghiêm vừa gần gũi, một hiện hữu không thể thiếu trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Trong một thời gian dài, ngôi chùa không chỉ là chỗ dựa tâm linh cho con người, nơi giáo dục về đạo đức và văn hoá mà còn là nơi đào tạo nhân tài phục vụ đất nước và đoàn kết lòng dân.
 
Trong nhiệm kỳ qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cùng toàn thể tăng ni, phật tử khắc phục nhiều khó khăn, thử thách, thực hiện tinh thần "Phục vụ chúng sinh là cúng dàng chư Phật” và kiên trì phương châm "Đạo pháp – Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”,  tiếp tục đóng góp tích cực và xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành tựu quan trọng và nổi bật nhất là công tác hoằng dương chính pháp, củng cố và trang nghiêm giáo hội làm ngôi nhà chung tiêu biểu cho tăng ni, phật tử Việt Nam cả ở trong nước và ở nước ngoài. Hoạt động từ thiện nhân đạo của Giáo hội trong nhiệm kỳ qua đã được quan tâm phát triển và được lan tỏa rộng khắp trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Giáo hội đã động viên tăng ni, phật tử trong cả nước và bà con phật tử ở nước ngoài hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước sống "Tốt đời, đẹp đạo”, đặc biệt là tham gia các cuộc vận động lớn "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, cuộc vận động "Ngày vì người nghèo”, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, đồng thời đẩy mạnh phong trào "Xây dựng chùa tinh tiến”, "Xây dựng chùa văn hóa” ở nhiều nơi, góp phần cùng Nhà nước, Mặt trận chăm lo cho người nghèo, chăm sóc, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật, người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS... với số tiền gần 3 nghìn tỷ đồng.
 
Những thành tựu Phật sự và Thế sự đó của Giáo hội Phật giáo Việt nam đã minh chứng sâu sắc cho ý nghĩa của sự hòa hợp, thống nhất Phật giáo trong cả nước, tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết hòa hợp, đóng góp thiết thực vào những thành tựu  chung của đất nước, thể hiện sự tiếp tục phát huy truyền thống nhập thế, gắn bó đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới và đóng góp tích cực cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh, làm sáng tỏ giáo lý của Đức Phật trong cuộc sống nhân gian.
 
Chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào trong việc tạo điều kiện cho các tôn giáo, trong đó có Phật giáo phát triển và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tôn giáo trên thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển?
 
Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; nhìn nhận tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; văn hóa, đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp công cuộc xây dựng xã hội mới; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ; đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính sách tôn giáo, chính sách đối ngoại và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước ta vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của các tôn giáo theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo phát huy được các yếu tố tiến bộ, tích cực của các tôn giáo trong đời sống xã hội, như vai trò của tôn giáo trong việc tham gia giải quyết các vấn đề chung của dân tộc và toàn cầu.
 
Trong vấn đề đoàn kết và khoan dung tôn giáo. Từ nền tảng văn hoá nhân văn, khoan dung của dân tộc Việt Nam, các tôn giáo Việt Nam luôn có xu hướng đoàn kết, khoan dung, hoà đồng, không có mâu thuẫn đối kháng, dù là tôn giáo nội sinh hay tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào. Để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó, vào các ngày lễ lớn của tôn giáo hay lễ tết của dân tộc Việt Nam, với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ trung ương xuống địa phương, lãnh đạo của các tôn giáo đều tổ chức nhiều hoạt động đi thăm hỏi, chúc mừng lẫn nhau... Trong ngôi nhà chung đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các nhà lãnh đạo của các tôn giáo cùng ngồi trao đổi, bàn bạc và phối hợp thống nhất hành động để xây dựng, phát triển đất nước, cùng phối hợp tham gia thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện... để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Chính sách tôn giáo cởi mở đã giúp cho tăng ni, phật tử không chỉ trong nước mà cả tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam ở nước ngoài đã được tập hợp dưới mái nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thưa Ông, sức mạnh của khối đại đoàn kết chỉ nhân lên sức mạnh nếu bất kỳ tôn giáo nào ở Việt Nam cũng đều hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh?
 
Đúng vậy, với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách đại đoàn kết dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tôn giáo ở Việt Nam, dù là tôn giáo ra đời ở trong nước hay từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam, đều nhất quán với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và coi đây là mẫu số chung, là điểm tương đồng để chức sắc, nhà tu hành và đồng bào các tôn giáo tập hợp trong ngôi nhà chung đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp tình cảm, trí tuệ, nhân lực và vật lực cho công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, trong đó có tăng ni, phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
 
Thưa Phó Chủ tịch,  trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, Ông gửi gắm điều gì tới chư tôn đức và tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam? Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mối quan tâm như thế nào tới Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm vụ tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc?
 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tập hợp, phát huy sức mạnh  khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rất quan tâm đến vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và rất quan tâm đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bởi lẽ Đại hội lần này sẽ  đánh giá những thành quả hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong 5 năm qua và đề ra phương hướng hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ tới. Trong điều kiện đất nước ta đang diễn ra quá trình đổi mới toàn diện và hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế với những thời cơ, thuận lợi và thách thức mới.
 
Trong đó điều đáng quan tâm nhất là việc tu chỉnh, bổ sung hoàn thiện bản Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì Hiến chương là văn bản gốc rất quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôi hy vọng rằng các chư tôn đức giáo phẩm, quý vị tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước sẽ phát huy mạnh mẽ tinh thần lục hòa cộng trụ, dân chủ thảo luận để tu chỉnh, bổ sung và xây dựng được bản Hiến chương của Giáo hội, trên tinh thần đổi mới và hội nhập quốc tế. Làm sao để Hiến chương của Giáo hội vừa Thể hiện được bản sắc của Phật giáo Việt Nam (thống nhất trong đa dạng của các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong nước và cộng đồng Phật giáo Việt Nam ở nước ngoài đã gia nhập Giáo hội) và tinh thần mở cửa, hội nhập, đại đoàn kết toàn dân tộc; vừa đổi mới hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ chế vận hành bộ máy của Giáo hội ở các cấp (cả cơ quan chứng minh và cơ quan trị sự), với các mối quan hệ chính về: vai trò lãnh đạo, giám sát tối cao về đạo pháp, giới luật của Hội đồng Chứng minh đối với Giáo hội và Hội đồng Trị sự; Vai trò thực thi, điều hành, quản lý hành chính đạo của Hội đồng Trị sự đối với các công tác Phật sự và thế sự; Mối quan hệ trong nội bộ Giáo hội; quan hệ giữa Giáo hội với cộng đồng và xã hội; quan hệ quốc tế của Giáo hội.
 
Để đáp ứng với những vấn đề mang tính thời đại của đất nước, các công tác Phật sự, từ công tác tăng sự, hoằng pháp, giáo dục tăng ni, hướng dẫn phật tử, hoạt động nghi lễ, văn hoá, kinh tế, từ thiện xã hội, đối ngoại nhân dân, nghiên cứu Phật học, truyền thông, kiến trúc, Việt kiều... đều đòi hỏi Giáo hội phải mở rộng các ban, ngành, viện chuyên môn; bổ sung thêm nhiều nhân sự mới có đủ đạo hạnh, năng lực, trí tuệ và sức khỏe, có khả năng kế thừa, đổi mới và phát triển.
 
Nhân sự tham gia Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự phải có khả năng tăng cường đoàn kết hoà hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ, các vùng miền, có khả năng xiển dương các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, bao gồm Phật giáo Bắc tông, Nam tông Khmer, Nam tông Kinh, Phật giáo Khất sĩ, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử…; có khả năng mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết thân ái giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam. Đồng thời đó còn là những người có năng lực hỗ trợ cho công tác Phật sự của Phật giáo các tỉnh miền núi, khu vực biên giới, hải đảo và của đồng bào phật tử Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài, góp phần cùng Nhà nước và Mặt trận phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào ta ở xa Tổ quốc luôn hướng về cội nguồn, góp sức cùng nhân dân trong nước thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá Phật giáo Việt Nam.

 
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Theo Daidoanket.vn
Dạ Yến
(thực hiện)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm